Công an Hà Nội xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn
Đặc biệt là các trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm soát và chống người thi hành công vụ theo đúng quy định của pháp luật.
Công an TP Hà Nội ngày 16/1 cho biết, để bảo đảm cho người dân vui chơi, đi lại an toàn vào thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, Công an Thành phố sẽ tập trung triển khai các giải pháp góp phần đảm bảo tình hình TTATGT, trong đó tập trung thực hiện các giải pháp phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất TNGT xảy ra. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, đặc biệt là các trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm soát và chống người thi hành công vụ theo đúng quy định của pháp luật.
Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn (Ảnh minh họa)
Công an Thành phố cũng sẽ phối hợp với cơ quan truyền thông tăng cường đưa tin, tuyên truyền về Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia và Nghị định số 100/2019 của Chính phủ để nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thủ đô.
Từ khi Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia và Nghị định số 100/2019 của Chính phủ có hiệu lực, Công an TP Hà Nội đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cùng lực lượng, tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Theo thống kê, chỉ trong 2 tuần đầu năm 2020, lực lượng Cảnh sát giao thông của CATP đã kiểm tra, xử lý 302 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, phạt hơn 1,5 tỷ đồng, tạm giữ 302 phương tiện, tước 271 giấy phép lái xe.
Cùng với đó là tình hình tai nạn giao thông đã có những tín hiệu tích cực, giảm về số vụ, số người chết và số người bị thương. Toàn thành phố đã xảy ra 45 vụ tai nạn giao thông, làm 16 người chết, 29 người bị thương, so với cùng kỳ năm 2019, giảm 21 vụ (32%), 11 người chết (40%), 17 người bị thương (37%).
Công an Hà Nội nhận định, mặc dù đây mới chỉ là kết quả ban đầu khi thực hiện Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia và Nghị định số 100/2019, nhưng cũng đã mang lại sự thay đổi mà mọi người dân đều mong chờ. Đa số người dân đều rất đồng tình, ủng hộ với việc xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Việc cấm uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông là cần thiết, để tránh những vụ việc đáng tiếc đã xảy ra thời gian qua, đa phần đều liên quan đến việc sử dụng bia, rượu./.
Theo PV/VOV.VN
Số người chết vì tai nạn giảm sâu sau 2 tuần tăng phạt nồng độ cồn
Thống kê được lãnh đạo Cục CSGT đưa ra sau khi xử lý 6.279 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, thu về hơn 21 tỷ đồng tiền phạt.
Chiều 16/1, tại buổi họp báo công bố kết quả 2 tuần triển khai Nghị định 100/2019 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông, thiếu tướng Lê Xuân Đức (Phó cục trưởng Cục CSGT) cho biết số vụ tai nạn giao thông (TNGT) đã giảm sâu sau 15 ngày triển khai nghị định.
Cụ thể, cả nước xảy ra 322 vụ TNGT, làm chết 249 người, bị thương 158 người. So với 2 tuần liền kề trước đó, số vụ TNGT giảm 31 vụ (8,8%), giảm 38 người chết (13,2%) và 37 người bị thương (22,6%).
Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó Cục trưởng Cục CSGT. Ảnh: Ngọc Tân.
Đại diện Cục CSGT vui mừng thông báo trong 2 tuần qua không có tai nạn nghiêm trọng liên quan đến rượu bia. Các bệnh viện cũng ghi nhận số ca nhập viện do TNGT giảm rõ rệt.
Trong 2 tuần triển khai, CSGT toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 54.892 trường hợp vi phạm trật tự ATGT, phạt tiền 49,7 tỷ đồng. Tính riêng các vi phạm về nồng độ cồn là 6.279 trường hợp, phạt hơn 21 tỷ đồng.
"Người dân đã có sự cân nhắc rõ ràng về mức phạt trước khi dùng bia rượu. Trách nhiệm tuân thủ pháp luật được nâng lên, đặc biệt đối với công chức, lực lượng vũ trang", thiếu tướng Đức nhận định.
Ông cho biết được sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và lãnh đạo Bộ Công an, lực lượng CSGT sẽ thực hiện nghiêm túc, xử lý tận gốc để người dân nhận thức rõ tác hại của rượu bia.
Đồ họa: Phượng Nguyễn.
Cũng trong sáng 16/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành chỉ thị tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019. Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không can thiệp hoặc để xảy ra can thiệp làm sai lệch kết quả xử lý vi phạm, dẫn đến tiêu cực.
Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng tập trung tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự ATGT theo Nghị định 100/2019, đặc biệt trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán Canh Tý và các lễ hội xuân.
Tài xế bật khóc khi bị kiểm tra nồng độ cồn
Người đàn ông bật khóc khi CSGT dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn. Với kết quả 0,501 mg/l khí thở, tài xế bị phạt 7 triệu đồng, tước GPLX 23 tháng và tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Theo news.zing.vn
15 ngày, hơn 1.300 tài xế bị xử phạt nồng độ cồn ở mức cao nhất 60 tài xế ôtô và 1.270 người lái xe máy bị xử phạt ở mức cao nhất về vi phạm nồng độ cồn trong 15 ngày. Cảnh sát kiểm tra nồng độ cồn của lái xe. Ảnh: Bá Đô Ngày 16/1, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết trong nửa tháng qua, cảnh sát giao thông toàn quốc...