Con vẹm là con gì mà nông dân tỉnh Kiên Giang không thả giống, cũng chả phải cho ăn, chỉ việc bắt lên bán?
Vài năm trở lại đây, nuôi vẹm xanh đang trở thành một trong những nghề ít tốn chi phí nhưng lại cho lợi nhuận khả quan ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.
Rất nhiều nông dân sinh sống ven biển, nhờ nghề nuôi con vẹm mà có kinh tế khấm khá.
Thời điểm cuối năm, khi đến mùa thu hoạch cũng là lúc những bầu nuôi vẹm xanh ở bãi bồi ven biển của huyện An Biên (tỉnh Kiên Giang) rộn ràng nhất.
Nông dân ở ấp 6 Biển, xã Nam Thái, huyện An Biên (tỉnh Kiên Giang) thu hoạch vẹm xanh.
Có dịp ra thăm bầu nuôi vẹm xanh của bà con nông dân ấp 6 Biển, xã Nam Thái, huyện An Biên đúng vào mùa thu hoạch.
Ẩn sâu dưới mặt nước biển mênh mông trắng xóa là cả gia tài bạc tỷ mà thiên nhiên ban tặng cho vùng bãi bồi nơi đây.
Những nông dân nuôi vẹm xanh cho biết, năm nay tuy giá vẹm xanh giảm mạnh, nhưng bù lại vẹm sinh sôi tự nhiên rất nhiều, gần như không phải tốn kém chi phí mua con giống.
Chỉ cần đầu tư cọc gỗ, làm giàn ngầm cho vẹm bám vào, rồi thi thoảng xuống thăm xem vẹm phát triển thế nào là có thể chờ đến vụ thu hoạch.
“ Mô hình nuôi vẹm xanh này có lợi nhuận rất cao, đầu vụ tôi đầu tư vô 30 triệu đồng thấy con vem xanh nó sinh sản tự nhiên rất nhiều, ước lượng mô hình tôi năm nay đạt khoảng 4 tấn, giá thị trường hiện nay là 15.000 đồng/ký”, anh Nguyễn Văn Trăng, ở Ấp 6 Biển, xã Nam Thái, huyện An Biên cho biết.
Đầu năm 2021, anh Võ Văn Sơn, ấp 6 Biển, xã Nam Thái vay 50 triệu đồng vốn tín chấp của Ngân hàng chính sách xã hội huyện An Biên để đầu tư nuôi vẹm xanh. Đến nay mới sau một vụ thu hoạch, anh đã bán khoảng 17 tấn, được trên 200 triệu đồng.
Video đang HOT
Với mức thu nhập này, không chỉ giúp anh Sơn dễ dàng trả nợ, mà còn có tích lũy thêm khoảng 100 triệu đồng cho kinh tế gia đình, nhất là khi năm mới đang đến gần.
“Mô hình này tôi chỉ đầu tư mua 3.000 cây và chi phí nhân công khoảng trên dưới 30 triệu đồng, tới nay tôi thu hoạch được mười mấy tấn rồi, bán cũng được 200 triệu đồng giờ cũng còn được mấy tấn nữa sắp thu hoạch”, ông Võ Văn Sơn, Ấp 6 Biển, xã Nam Thái nói.
Toàn xã Nam Thái có hơn 1.000 ha đất bãi bồi ven biển, từ lâu đã trở thành kế mưu sinh của hàng trăm hộ gia đình.
Những nông dân nghèo, kinh tế khó khăn ra bám biển, được vay vốn tín chấp của ngân hàng chính sách mở mô hình nuôi tôm, cua sò, và giờ đây là nuôi vẹm xanh, đang dần vươn lên khấm khá.
Chỉ riêng đối với mô hình nuôi vẹm xanh, bình quân mỗi bầu nuôi có diện tích khoảng 2 ha, được nông dân cắm từ 1.000 đến 5.000 cây cừ tràm, mỗi cừ tràm như vậy đến vụ thu hoạch sẽ cho từ 10 đến 30 kg vẹm xanh.
Giá bán vẹm xanh hiện tại dao động ở mức 15.000 đồng/kg, với mức giá này, sau khi trừ chi phí, vẫn có lợi nhuận 50%.
“Đến thời điểm này, đánh giá chung là bà con sử dụng vốn rất là hiệu quả, một đợt thu hoạch con vẹm như vậy bà con thu hoạch từ 1 đến 3 tháng. Qua một năm thu hoạch con vẹm xanh như vậy bà con thu được từ 200 đến 500 triệu đồng nên bà con trả lãi, trả nợ cho ngân hàng rất tốt”, bà Trần Thị Tuyết, Giám đốc phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện An Biên cho biết thêm.
Cách hiểu về nông nghiệp hữu cơ vẫn còn nhập nhằng, vậy hiểu thế nào cho đúng?
Sản xuất nông nghiệp đang tồn tại nhiều định danh, từ nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm hữu cơ, canh tác hữu cơ, một phần hữu cơ đến định hướng hữu cơ hoặc nông nghiệp an toàn.
Nhìn chung, cách hiểu về nông nghiệp hữu cơ vẫn còn rất nhập nhằng.
Cách hiểu về nông nghiệp hữu cơ vẫn nhập nhằng
Đây là nhận định chung được nêu ra tại Diễn đàn trực tuyến kết nối và thúc đẩy nông sản hữu cơ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) tổ chức ngày 22/12.
Ông Lê Quốc Việt, nông dân tỉnh Kiên Giang cho biết, mô hình trồng lúa mùa của ông thực hiện theo hướng canh tác sạch. Việc tiến lên chứng nhận hữu cơ chỉ là thao tác kỹ thuật, hoàn toàn có thể thực hiện được.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhìn chung hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do vốn đầu tư lớn, giá bán sản phẩm hữu cơ chưa hấp dẫn.
Chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ ở tầm vĩ mô thì đầy đủ nhưng chưa thực sự đi vào đời sống; chưa thu hút nhiều nông dân tham gia.
"Việc tuyên truyền nông nghiệp hữu cơ vẫn còn hạn chế, chưa đủ mạnh để xây dựng được lòng tin với người tiêu dùng", ông Việt nói.
Ông Lê Viết Bình - Phó Chánh văn phòng Bộ NNPTNT cho biết, nông nghiệp hữu cơ là xu thế tất yếu hiện nay. Tuy nhiên, những áp lực từ sản lượng cho đến thu nhập của người sản xuất khiến tiến độ phát triển NNHC còn chậm.
Trong nước hiện có 2 đối tượng làm nông nghiệp hữu cơ là doanh nghiệp và các hộ nông dân. Nếu các doanh nghiệp áp dụng theo các tiêu chí quốc tế thì sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở nông hộ còn mang tính tự nguyện, làm theo đơn hàng chưa nhiều.
Nhiều nông hộ cũng chưa hoặc không có đủ điều kiện được tổ chức quốc tế chứng nhận nên sản xuất NNHC ở nhóm đối tượng này còn mang tính nhỏ lẻ.
"Kéo theo đó là mức độ quan tâm và tin tưởng của người tiêu dùng chưa cao", ông Bình nói.
Năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định 109 về Nông nghiệp hữu cơ, trong đó có nêu những nguyên tắc sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Khoản 2 điều 11 quy định rõ về ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Trong đó lưu ý: Sản phẩm đã được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn hữu cơ mới được ghi nhãn hiệu liên quan cụm từ "hữu cơ".
Nghị định 109 cũng quy định phải phân biệt sản phẩm đang chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ với sản phẩm hữu cơ bằng cách ghi rõ "đang chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ" hoặc cụm từ tương đương.
Người dân tìm mua sản phẩm hữu cơ tại siêu thị Coop TP.HCM. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ông Lê Thanh Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) cho biết, cần phải thống nhất rõ ràng về quan điểm thế nào là nông nghiệp hữu cơ.
Theo ông Hòa, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là sản phẩm giá trị gia tăng. Nông nghiệp hữu cơ khác hoàn toàn với nông nghiệp an toàn.
"Trong sản xuất nông nghiệp an toàn, người ta còn có thể đề cập đến vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, còn nông nghiệp hữu cơ thì đơn giản là không được phép", ông Hòa nói.
Kể các hóa chất trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ cũng chỉ dùng mang tính điều chỉnh môi trường ở mức độ nhất định, không làm ảnh hưởng đến sản phẩm.
Ví dụ, cách làm phân bón hữu cơ từ thu gom nguyên liệu phế phụ khác nhau thì các nguồn này cũng phải có nguồn gốc là hữu cơ.
Trong nước hiện đã có Nghị định 109 về nông nghiệp hữu cơ nhưng lại chưa có hướng dẫn cụ thể. Vì thế, theo ông Hòa, từ cách hiểu cho đến việc phát triển nông nghiệp hữu cơ nói chung cần hệ thống nghiên cứu và đầu tư tập trung từ Bộ NNPTNT, đến Bộ Khoa học Công nghệ.
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong nước đã có những bước phát triển nhất định trong các lĩnh vực từ trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
Ông Tùng cũng đồng ý rằng: Cần phải thống nhất lại cách hiểu về nông nghiệp hữu cơ, để tránh những nhầm lẫn từ người sản xuất đến người tiêu dùng.
Cảnh sát biển trao ba 'Nhà đồng đội Nhà tình nghĩa' cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn Ngày 19/12, tại phường An Thới, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 đã khánh thành và bàn giao 3 "Nhà đồng đội", "Nhà tình nghĩa" năm 2021 cho các quân nhân có hoàn cảnh khó khăn. Đại diện BTL Vùng Cảnh sát biển 4 trao tặng Nhà đồng đội cho gia đình đồng...