Còn trẻ cũng có thể mắc bệnh tiểu đường và đây là cách để phòng tránh
Tiểu đường là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay và có thể mắc phải ở nhiều lứa tuổi.
Bệnh tiểu đường ở mỗi mức độ đều gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh. Tiểu đường còn có thể kéo theo những biến chứng nguy hại như mù lòa, tổn thương thần kinh, bệnh lý về tim mạch nếu không được chữa trị đúng cách.
Bệnh có thể mắc phải ở nhiều lứa tuổi, kể cả ở những người trẻ. Theo trang American Diabetes Association, tính đến năm 2015 có tới hơn 30,3 triệu người mắc bệnh. Đây cũng là loại bệnh có tỉ lệ tử vong cao đứng thứ 7 ở Hoa Kỳ. Do vậy, chúng ta cần chủ động phòng tránh từ sớm để làm giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh trên. Duy trì những thói quen sau ngay từ khi còn trẻ cũng giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, phần lớn những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 đều thừa cân hoặc béo phì. Khi cơ thể thừa cân, lượng chất béo nội tạng sẽ gia tăng. Chất béo nội tạng dư thừa sẽ thúc đẩy viêm, kháng insulin và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Do vậy, việc kiểm soát cân nặng sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và cả những vấn đề sức khỏe khác. Bạn hãy duy trì chế độ ăn lành mạnh để cơ thể giữ được cân nặng ổn định và tránh béo phì.
Cân bằng lượng đường nạp vào cơ thể
Khi nạp quá nhiều đường sẽ dẫn đến tình trạng tăng lượng đường trong máu, kích thích tuyến tụy sản xuất insulin. Loại hormone này khi sản xuất quá mức sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động lọc đường ra khỏi máu và dẫn tới bệnh tiểu đường loại 2.
Để phòng tránh bệnh, bạn hãy chú ý điều chỉnh lượng đường trong thực đơn hàng ngày. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, lượng đường tối đa nên nạp vào cơ thể là khoảng 37,5gr (150 calories) đối với nam giới và 25gr (100 calories) với nữ giới.
Video đang HOT
Không hút thuốc lá
Hút thuốc là thói quen gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe mà nhiều người vẫn mắc phải. Nghiên cứu trên một triệu người cho thấy, những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 44% – 61% và giảm 13% sau khi họ bỏ thuốc. Do đó, việc bỏ thuốc lá là điều cần thiết để làm giảm nguy cơ mắc căn bệnh trên.
Duy trì chế độ ăn giàu chất xơ
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ rất có lợi cho đường ruột và hoạt động kiểm soát cân nặng. Thực đơn giảu chất xơ cũng giúp điều chỉnh lượng đường và insulin trong máu. Thường xuyên ăn các thực phẩm này sẽ có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hiệu quả. Bạn hãy thêm các loại rau xanh, trái cây hay các loại đậu vào thực đơn để bổ sung chất xơ cho cơ thể.
Nạp đủ vitamin D cho cơ thể
Tối ưu hóa mức độ vitamin D cho cơ thể là điều rất quan trọng để kiểm soát lượng đường trong máu. Bởi khi cơ thể không nạp đủ vitamin D sẽ dẫn nến nồng độ máu quá thấp, làm gia tăng nguy cơ mắc các loại bệnh tiểu đường. Bởi vậy, hãy duy trì những thói quen như phơi nắng vào sáng sớm và bổ sung thực phẩm giàu vitamin D mỗi ngày.
Hạn chế ăn đồ chế biến sẵn
Các thực phẩm đã qua chế biến, đóng hộp hay nước hoa quả đóng chai đều chứa hàm lượng đường cao. Việc thường xuyên ăn các thực phẩm này sẽ khiến mức đường trong máu tăng quá mức và là nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường. Thay vì dùng đồ ăn đã qua chế biến, bạn hãy dùng các loại thực phẩm tươi sạch và nước ép nguyên chất sẽ tốt hơn.
Tập thể dục đều đặn
Vận động ít và hay thường xuyên ngồi một chỗ là thói quen làm gia tăng chất béo nội tạng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người ít vận động có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Để hạn chế nguy cơ này, bạn nên duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày. Đặc biệt, những người có đặc thù công việc ít vận động hãy duy trì các bài tập nhỏ và đi lại giữa giờ làm việc.
Source (Nguồn): Diabetes.org, Healthline
Điều gì xảy ra khi bệnh tiểu đường không được điều trị?
Bỏ qua bệnh tiểu đường có thể dẫn đến biến chứng mạn tính, nhiều biến chứng không xuất hiện ngay lập tức mà có thể âm thầm tích tụ trong thời gian dài.
Mức đường cao có thể làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng "yêu" - SHUTTERSTOCK
Dưới đây là bốn vấn đề về sức khỏe mà người bệnh có thể phải đối mặt, theo Medical Daily.
Nhiễm ketoacidosis tiểu đường
Khi nguồn cung cấp insulin của cơ thể quá thấp, người bệnh có thể đối mặt với một biến chứng rất nghiêm trọng được gọi là nhiễm ketoacidosis tiểu đường hoặc DKA. Nó làm cho máu có tính a xít, có khả năng đe dọa đến tính mạng.
Nhiễm trùng, chấn thương, bệnh gì đó, thiếu insulin, hoặc phẫu thuật có thể khiến người bệnh tiểu đường loại 1 nhiễm DKA, theo MedlinePlus.
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng có thể phát triển DKA nhưng ít phổ biến hơn và ít nghiêm trọng hơn. DKA thường được kích hoạt bởi đường huyết không kiểm soát kéo dài, không uống thuốc, hoặc bệnh nặng hoặc nhiễm trùng.
Bệnh tim
Nguy cơ tử vong do bệnh tim tăng gấp đôi ở người lớn bị tiểu đường, theo ghi nhận của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC). Nhưng nếu bệnh tiểu đường biết quản lý và tuân thủ lối sống lành mạnh thì bệnh tim có thể phòng ngừa.
Theo thời gian, lượng đường huyết cao có thể gây tổn hại cho thành động mạch. Các chất như chất béo và cholesterol có thể tích tụ dọc theo các thành động mạch. Khi chúng cứng lại và làm thu hẹp đường đi của các động mạch, chúng có thể làm giảm lưu lượng máu và gây ra một số bệnh tim mạch, theo Medical Daily.
Các vấn đề về chân
Bệnh tiểu đường không kiểm soát có thể làm tổn thương dây thần kinh. Nếu tổn thương dây thần kinh ở chân, người bệnh có thể bị loét, phồng rộp và da bàn chân cứng. Bệnh tiểu đường nếu không điều trị cũng dễ bị nhiễm trùng móng tay và chân.
Nếu tổn thương thần kinh không được điều trị, người mắc bệnh tiểu đường cũng có thể giảm hoặc mất cảm giác ở bàn chân khiến họ khó nhận ra cơn đau bất thường, chết mô, hoặc bất kỳ triệu chứng liên quan nào khác. Theo thời gian, trường hợp xấu nhất là cắt cụt.
Tiến sĩ Richard A. Frieden, tại Bệnh viện Mount Sinai, New York (Mỹ), khuyến khích ở độ tuổi 40 và 50 nên khám sàng lọc bệnh tiểu đường để điều trị càng sớm càng tốt.
Rối loạn chức năng "yêu"
Mức đường cao có thể làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng giường chiếu. Nam giới có thể phải đối phó với rối loạn chức năng cương dương, phụ nữ có thể bị khô âm đạo - biến chứng thường phát sinh do dây thần kinh bị tổn thương hoặc mạch máu, theo Medical Daily.
Theo Viện Tiểu đường Anh, cả hai giới mắc bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng nấm do hàm lượng đường trong nước tiểu tăng cao sẽ tạo ra môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn như nấm phát triển mạnh.
Theo thanhnien
Cắt khối u xơ tử cung to như thai nhi 6 tháng tuổi Sau một tuần điều trị tiểu đường, bệnh nhân Kh. được chỉ định mổ u xơ tử cung. Khối u khi được lấy ra nặng 2,5 kg. Vừa qua, bệnh nhân Nguyễn Thị Kh. (52 tuổi, Hải An, Hải Phòng) đến Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng thăm khám, được các bác sĩ chẩn đoán tiểu đường. Sau một tuần điều trị, chỉ...