Con trai “sếp Google” khen phần mềm Zoom khiến cha bẽ bàng trước cuộc họp
Sự nổi tiếng của Zoom đã khiến các ông lớn tại Google rơi vào tình cảnh trớ trêu.
Đại dịch Covid-19 bùng phát khiến Zoom bất ngờ trở thành ứng dụng học tập, họp trực tuyến phổ biến nhất thế giới dù phải cạnh tranh với nhiều “ông lớn” đã có tên tuổi lâu năm.
Sự nổi tiếng của Zoom đã khiến các ông lớn như Skype, Google hay Microsoft phải đau đầu, và thậm chí không ít lần rơi vào tình cảnh trớ trêu.
Một sự việc như thế đã xảy ra trong một cuộc họp trực tuyến gồm các nhân viên Google vào tháng trước.
Theo chia sẻ của New York Times, buổi họp online của Google đang diễn ra suôn sẻ với các thành viên đều sử dụng Meet – phần mềm họp trực tuyến do Google phát triển.
Tuy nhiên trong lúc Philipp Schindler, giám đốc kinh doanh của tập đoàn đang trình bày phần phát biểu của mình, cậu con trai nhỏ của ông bước vào phòng, bất ngờ hỏi cha rằng có phải ông đang sử dụng phần mềm Zoom hay không.
Schindler vô cùng bất ngờ trước câu hỏi trên, đến nỗi ông không biết phải trả lời thế nào. Không chờ phản hồi từ cha, cậu bé hồn nhiên chia sẻ về việc mình và các bạn đã yêu thích phần mềm Zoom đến mức nào, cũng như chuyện sử dụng Zoom để tham gia lớp học online, trò chuyện theo nhóm ra sao.
Video đang HOT
Dù nguồn tin không đề cập tới sự việc diễn ra sau đó, nhưng ắt hẳn chúng ta có thể hình dung được khung cảnh bẽ bàng mà cậu bé đã tạo ra giữa cuộc họp gồm toàn các thành viên “cộm cán” của Google.
Theo công ty phân tích ứng dụng App Annie, Zoom nằm trên top đầu bảng xếp hạng các ứng dụng miễn phí phổ biến nhất của Apple tại hàng chục quốc gia. Từ tháng 12/2019 đến nay, tỷ lệ sử dụng Zoom trên toàn cầu đã tăng đến 1.900% trong bối cảnh các trường học, cơ quan chuyển sang làm việc trực tuyến để tránh sự lây lan của dịch bệnh.
Người ta thậm chí còn tổ chức đám cưới, lễ kỷ niệm, khóa học thiền trên Zoom. Giáo viên, nghệ sỹ, huấn luyện viên yoga và các trường đại học cũng dùng Zoom khi Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu.
Gần đây, Zoom đã vướng phải một số vụ lùm xùm liên quan tới bảo mật và chuyển hướng cuộc gọi. Google và Microsoft là những tổ chức mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích điều này. Google thậm chí tuyên bố cấm mọi nhân viên dùng Zoom để tránh gặp phải lỗ hổng bảo mật.
Nguyễn Nguyễn
Ứng dụng dạy-học trực tuyến 'Make in Vietnam' thiếu và yếu
Ứng dụng dạy-học online 'Make in Vietnam' quá thiếu và chưa đủ chất lượng, khiến người dùng Việt phải dùng phần mềm nhiều nguy cơ lộ lọt thông tin.
Trên địa bàn Hà Nội nói riêng và nhiều tỉnh, thành trên cả nước nói chung, ứng dụng họp trực tuyến Zoom được các trường lựa chọn để dạy và học online, giúp trẻ bù đắp kiến thức trong quá trình nghỉ học do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Ảnh chụp màn hình do phụ huynh gửi tới tổng đài 111.
Bên cạnh việc tiện dụng hỗ trợ giáo viên và học sinh cùng học, gần đây, Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em (111) cũng ghi nhận nhiều phản ánh của phụ huynh về việc trong quá trình học online, các con có nhận được tin nhắn từ người lạ dụ dỗ tham gia cuộc thi ảnh, với yêu cầu chụp ảnh mà không mặc quần áo trên người.
Việc này không chỉ cho thấy nguy cơ lớn đối với trẻ bị kẻ xấu nhắn tin, xâm hại trên môi trường mạng, mà còn nguy cơ lộ lọt thông tin cá nhân của trẻ khi tham gia các ứng dụng học trực tuyến miễn phí này...
Zoom bị cấm ở nhiều quốc gia
Hiện, phần mềm họp trực tuyến Zoom đã bị một số chính phủ, trường học, công ty công nghệ cấm sử dụng vì nguy cơ bảo mật.
Theo Techcrunch, ngày 5/4, chính quyền thành phố New York đã ra văn bản cấm các trường học trong khu vực dùng phần mềm này vì lo ngại bảo mật,.
Trước đó, Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường đầu tiên áp dụng lệnh cấm hoàn toàn với Zoom. Theo chính phủ nước này, các cơ quan, tổ chức nếu cần tổ chức hội nghị truyền hình từ xa, không nên sử dụng những sản phẩm không được bảo mật như Zoom, thay vào đó, có thể chọn giải pháp tương tự của Google, Microsoft...
Tiếp theo là Đức, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), SpaceX...
Do đó, nhiều quốc gia, tổ chức đã khuyến cáo nên chuyển sang sử dụng các ứng dụng của Microsoft, Google... để có mức độ bảo mật cao hơn.
Thiếu ứng dụng dạy-học trực tuyến "Make in Vietnam"
Chương trình họp trực tuyến Zoom được sự quan tâm lớn từ đầu 2020 khi Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, phần mềm này đang bị chỉ trích, thậm chí bị kiện vì hàng loạt vấn đề về quyền riêng tư, như gửi dữ liệu người dùng cho Facebook, quảng cáo sai về tính năng mã hóa đầu cuối, làm lộ thông tin đăng nhập Windows hay cho phép chủ phòng họp ảo theo dõi người tham dự.
Làm việc online, dạy và học online là những xu hướng tất yếu.
Zoom cũng thừa nhận và xin lỗi vì đã không đánh giá đầy đủ tính bảo mật và quyền riêng tư cho ứng dụng họp trực tuyến của mình, đồng thời hứa khắc phục để lấy lại niềm tin từ người dùng. Hiện công ty thông báo ngừng phát triển các tính năng mới trong 90 ngày để xử lý các lỗ hổng và sự cố đã được báo cáo.
Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp chuyên giải pháp công nghệ như FPT, VNPT... cũng đã có một số ứng dụng phục vụ việc dạy-học trực tuyến. Khách quan để nói, các ứng dụng này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dùng, nhất là khi thói quen sử dụng ứng dụng miễn phí vẫn rất lớn ở Việt Nam.
Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 cũng như xu thế phát triển của thời đại, làm việc online, dạy-học online... sẽ là xu hướng tất yếu. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp công nghệ Việt cần xây dựng những ứng dụng đủ đáp ứng nhu cầu người dùng và đặc biệt giúp gia tăng tốt hơn vấn đề bảo mật./.
Vân Anh
Những phần mềm, ứng dụng học trực tuyến được sử dụng nhiều nhất trong đợt dịch Covid-19 Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, việc học tại nhà qua các ứng dụng, phần mềm trực tuyến được áp dụng và triển khai ở rất nhiều trường học, lớp học. Cụ thể, Zoom là một trong những phần mềm tăng mạnh nhất về tỷ lệ người dùng giữa mùa dịch này Zoom được biết đến là phần mềm hữu ích...