Con trai nghịch ngợm không ngừng nghỉ, mẹ trẻ TP.HCM thay đổi chiến lược, nói câu “thần chú” khiến con ngoan ngoãn tức thì
Không phải nói nhiều hay sử dụng biện pháp mạnh, bà mẹ trẻ chỉ nói một câu với con mà kết quả vô cùng bất ngờ.
Trẻ con hiếu động, nghịch ngợm là điều hiển nhiên và dễ thông cảm, nhất là bé trai. Các em đang trong độ tuổi thể hiện bản thân, thích tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, con liên tục la hét, luôn tay, luôn chân không ngừng nghỉ đôi khi cũng khiến các phụ huynh đau đầu, mệt mỏi.
Chị Nam, một bà mẹ trẻ ở TP.HCM cũng rơi vào tình trạng tương tự. Chị Nam từng được mọi người ngưỡng mộ vì sau ly hôn vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp với chồng. Hiện tại, chị là mẹ đơn thân nuôi con trai được 5 tuổi.
Con trai chị tên là Bin. Mặc dù đọc truyện, vẽ là những trò cậu bé rất thích nhưng vốn dĩ hiếu động nên cu Bin nhiều lúc khiến chị Nam muốn… tăng xông vì nghịch không ngừng nghỉ. Vì vậy, muốn kìm hãm con không quậy phá tung nhà, chị Nam đã nghĩ ra một cách khiến con “ sống chậm” vô cùng hiệu quả.
Ngồi thiền là một trong những cách để cho con “sống chậm” hiệu quả.
Biết sở thích con ham đọc sách nên chị Nam đã đọc vài đoạn trong truyện rồi nói đúng 1 câu: “Con ngồi thiền 5 phút rồi mẹ đọc tiếp”. Vậy là cu cậu ngoan ngoãn ra ngồi thiền, đặt tay lên đùi hoặc chắp tay trước ngực, mắt nhắm chặt… đến lúc mẹ thông báo đủ thời gian thì thôi.
Cứ xen kẽ như vậy, đọc được vài đoạn chị Nam lại bảo con ra ngồi thiền rồi tiếp tục đọc truyện.
Tuy nhiên, chiêu ngồi thiền chỉ áp dụng được vài lần vì ngồi lâu con sẽ chán, chị Nam lại bảo con: “Chào cờ, hát Quốc ca 2 lần”. Cu bin đáng yêu lại vâng lời mẹ hát thật to bài Quốc ca và không quên giơ tay lên chào cờ.
Cậu bé Bin tinh nghịch nhưng lại rất ham đọc sách.
Ngoài màn ngồi thiền, hát Quốc ca 2 lần, chị Nam còn áp dụng thêm một số chiêu khác như chơi trong nhà tắm, thi cầm sách hoặc giả vờ thi xem ai ngồi lâu nhất.
“Vì con còn nhỏ sẽ nhanh chán nên mình không thể lặp lại yêu cầu nhiều lần. Mình thay đổi liên tục các yêu cầu với con và tạo không khí làm sao để con coi đó là trò chơi vui vẻ”, chị Nam chia sẻ.
Mẹ Nam luôn nghĩ ra các trò để cho con cùng tham gia.
Chơi cả trong nhà tắm.
Tuy là chàng trai hiếu động nhưng Bin cũng rất tình cảm với mẹ. Có lần Bin không nghe lời nên chị Nam giả vờ giận tuyên bố tối đi ngủ đừng ôm, đừng thơm mẹ. Thế là cậu bé sợ hãi lăn ra khóc: “Cái đó thì con không thể nào làm được. Suốt cuộc đời này con ôm, con hôn mẹ” khiến chị Nam quên luôn cả giận.
Mặc dù chưa tròn 5 tuổi nhưng Bin được mẹ cho trải nghiệm làm nhiều việc và đi nhiều nơi mỗi khi có cơ hội.
Trong nam, ngoài bắc cậu bé Bin đều được mẹ cho đi trải nghiệm.
Tào Nga
Biến những ngày nghỉ dịch thành thời gian dạy con đi xe đạp, Yoga, vẽ tranh, bố mẹ nhận thành quả bất ngờ hơn mong đợi
Nếu chỉ quanh quẩn bên những việc ăn, ngủ, hướng dẫn con học online... thì không ít bậc phụ huynh và cả các bé cũng sẽ cảm thấy những ngày nghỉ dịch thật nhàm chán.
Chuỗi ngày nghỉ cách ly xã hội đã khiến cuộc sống của rất nhiều gia đình bị xáo trộn, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ. Tuy nhiên thay vì cố vượt qua những ngày tháng ấy bằng một cách đầy mệt mỏi thì nhiều ông bố bà mẹ đã tận dụng khoảng thời gian này để có thể dạy cho con nhiều điều mới mẻ.
Dạy con tập đi xe đạp
Chị Thu Hà, hiện đang sống ở Thành phố Hoà Bình có con gái năm nay gần 3 tuổi. Chị dự định sau Tết Nguyên Đán Canh Tý vừa qua sẽ cho con đi học mầm non song thời điểm ấy lại bắt đầu bùng phát dịch bệnh nên chị tiếp tục cho bé ở nhà.
Thời gian ở nhà rảnh rỗi, bé Cún, con gái chị, vốn hiếu động nên khá nghịch ngợm, léo nhéo suốt ngày nên việc trông con khiến chị cũng vô cùng vất vả. Rồi trong cái khó ló cái khôn, chị Hà nghĩ rằng mình phải dạy cho con làm gì đó để bé tập trung vui chơi, như vậy chị cũng sẽ đỡ mệt khi trông con. Và chị nảy ra ý tưởng cho con tập đi xe đạp vì cũng đã đến thời điểm bé nên biết đi xe 4 bánh rồi.
Bé Cún được mẹ dạy đi xe đạp trong những ngày nghỉ dịch.
Chị Hà sắm ngay cho cô con gái một chiếc xe sau đó tận dụng khoảng sân rộng rãi trước nhà để cho con tập xe.
" Vốn bạo dạn nên con cũng hào hứng, trèo luôn lên xe tập đi nhưng mấy hôm đầu chưa biết đạp, bé chỉ đạp được nửa vòng bánh xe chứ không đạp được hết một vòng hoặc đạp ngược. Sau đó tập thêm thì con cũng biết đạp nhưng lại lái chưa đúng, cứ đâm lung tung. Được cái bạn này rất kiên trì và thích đi xe nên mình chỉ cho con thêm vài buổi, cứ con đạp trước mẹ đi đằng sau rồi cuối cùng bé cũng đi thạo. Sau gần 1 tuần là con đi giỏi lắm rồi, giờ còn đèo được cả bạn nữa" - chị Hà kể.
Nhờ Cún biết đi xe đạp mà chị Hà cũng nhàn hơn trong việc trông con.
Nhờ con biết đi xe mà chị Hà cũng nhàn hơn rất nhiều, bé ít nghịch ngợm hơn mà thay vào đó là mang xe ra sân đạp vòng quanh, mẹ tranh thủ làm được nhiều việc khác. Ngoài ra, chị cũng dạy thêm con cách lau xe để xe không bị bẩn, dây sang quần áo. Vì thích xe nên Cún rất hợp tác với mẹ, cứ mỗi lần tập xe xong là tự giác về giặt khăn lau sạch những chỗ bị bẩn.
Chị Hà chia sẻ nếu mấy hôm nữa bé Cún đi thành thạo xe 4 bánh thì chị sẽ tiếp tục dạy bé đi xe 2 bánh.
Dạy con tập Yoga
Chị Yến hiện đang sống ở Malaysia cũng là mẹ của một cô con gái gần 3 tuổi tên Avril Wong. Ở Maylaysia, dịch Covid-19 cũng đang có những diễn biến phức tạp, trường học đóng cửa nên con gái chị Yến nghỉ học ở nhà.
Nhận thấy con gái hơi mũm mĩm lại khá nóng tính nên chị Yến có tìm hiểu và biết rằng tập Yoga vừa tốt cho sức khoẻ, vóc dáng cân đối lại làm cho tinh thần sảng khoái và tính cách điềm đạm hơn. Chính vì vậy mà tranh thủ thời gian này, chị Yến quyết định cùng con tập Yoga.
Avril Wong rất thích thú với việc tập Yoga.
Hai mẹ con chị Yến thường mở các bài tập Yoga trên Youtube và cùng nhau tập ngay tại nhà khoảng 30 phút. Chị Yến cũng không phải dân tập Yoga chuyên nghiệp nên các bài tập cũng không được bài bản cho lắm song Avril Wong thì luôn rất hào hứng.
Trong khi tập, chị Yến sẽ chỉnh cho con đúng tư thế. Con gái của chị đam mê tới mức lúc nào mẹ bận, Avril Wong sẽ tự mở Youtube để tập một mình. Sau vài tuần tập luyện, Avril Wong đã tập được những bài ngồi thẳng hai chân bắt chéo, tư thế cây cầu, cái cây, rắn hổ mang, cánh cung, gập người hình chữ V... Và hiện tại thì cô bé đang tập tư thế trồng cây chuối.
Chị Yến khá bất ngờ khi con gái học nhanh lại thích thú với Yoga như vậy. Và đúng với những gì chị mong muốn, từ khi tập Yoga đến giờ, tính cách của con gái dịu dàng, thuỳ mị hẳn ra.
Từ khi tập Yoga, bé Avril Wong dịu dàng, thuỳ mị hơn rất nhiều.
Dạy con vẽ tranh
Chị Hồng Nhung (Long Biên, Hà Nội) thì tranh thủ những ngày nghỉ dịch để dạy cậu con trai 9 tuổi của mình vẽ tranh. Bé Minh Hiếu con trai chị Nhung đã học vẽ từ cách đây gần 1 năm, tuy nhiên từ trước Tết Nguyên Đán đến hiện tại, việc học vẽ của bé cũng đã tạm dừng do dịch bệnh bùng phát.
Minh Hiếu rất thích vẽ tranh. Hàng ngày cậu bé đều lôi giấy ra vẽ và được mẹ hướng dẫn trong việc phối màu, vẽ nét.
Không đến lớp học vẽ nữa nhưng khi ở nhà Minh Hiếu vẫn chăm chỉ hàng ngày lôi giấy ra ngồi vẽ cực chăm chú. Thấy con hăng say như vậy, chị Nhung cũng hào hứng theo. Dù chưa được học qua lớp dạy vẽ nào nhưng chị Nhung vốn có năng khiếu hội hoạ từ nhỏ. Vì vậy bà mẹ hai con cũng thay cô giáo hướng dẫn thêm cho con một số kỹ năng như: Phối màu, vẽ nét... Sau ít ngày được "cô giáo mẹ" ngồi cạnh hỗ trợ, khả năng phối màu và chỉnh nét vẽ của Minh Hiếu đã chỉn chu thấy rõ.
Những bức tranh do Minh Hiếu vẽ.
Mỗi ngày Minh Hiếu đều dành rất nhiều thời gian để vẽ tranh. Nếu mẹ cứ để cho vẽ thì Minh Hiếu vẽ cả ngày cũng không biết chán. Sở trường của cậu bé là tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật... Thời gian này ở nhà, cậu bé còn vẽ tranh các nhân vật hoạt hình mà mình yêu thích.
Chị Nhung cho biết vì Minh Hiếu cũng còn nhỏ nên gia đình chưa có định hướng gì. Thế nhưng trong tương lai nếu con yêu thích, đam mê và khả năng hội hoạ của bé phát triển hơn nữa thì chị có thể hướng cho con theo các ngành nghề về mỹ thuật.
V.V.
Uống đủ nước, cảm ơn cuộc đời và hàng loạt thói quen giúp dân công sở trở thành "phiên bản" tốt hơn trong mùa dịch Thời điểm nghỉ ở nhà mùa dịch là lúc thích hợp để mỗi dân công sở rèn luyện những thói quen tích cực. Dịch bệnh khiến cuộc sống của tất cả chúng ta thay đổi một cách hoàn toàn. Từ hình thức làm việc trực tiếp, đa phần dân công sở chuyển sang làm việc tại nhà, họp hành cũng được tiến hành...