Con trai mất mạng trong vụ tấn công ở New Zealand, vừa xong tang lễ người mẹ qua đời
Kamel Darwish, 38 tuổi, là một trong số 50 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố vào 2 nhà thờ Hồi giáo ở New Zealand ngày 15/3. Một ngày sau, mẹ anh cũng qua đời do đau tim vì quá đau buồn.
Kamel chuyển từ Jordan tới Christchurch vào sáu tháng trước, sau khi anh trai của anh cho rằng đây là một nơi an toàn để sinh sống.
Theo tờ New Zealand Herald, một người bạn của gia đình, Yaser Mohammad, đã cho biết mẹ Kamel – bà Saud Adwan đã đi từ Jordan tới để tham dự đám tang của con trai, diễn ra tại Nghĩa trang Tưởng niệm ở Linwood hôm 22/3.
Kamel và mẹ – bà Adwan.
Bà Adwan, 65 tuổi đã quá căng thẳng và đau buồn trước mất mát lớn như vậy. Chỉ một ngày sau đó, một quan chức của Đại sứ quán Jordan có trụ sở tại Sydney cho hay, bà đã qua đời do đau tim.
Video đang HOT
Hôm 22/3, tất cả người dân New Zealand đã dành 2 phút tưởng niệm tại Công viên Hagley, nằm đối diện nhà thờ Hồi giáo Al Noor, tới những người đã qua đời trong vụ tấn công ở New Zealand.
Vân Huyền
Theo GD&TĐ/ Unilad
Người dân New Zealand đổ xô đi mua súng trước khi luật được sửa đổi
Nhiều người dân New Zealand đã vội vã đổ xô đi mua súng vì lo ngại chính phủ sẽ siết Luật sở hữu súng, sau vụ xả súng kinh hoàng ở thành phố Christchurch.
Súng trong một bộ sưu tập tư nhân ở New Zealand. Ảnh: Reuters
Trên trang Facebook dành cho những người sử dụng súng Kiwi Gun Blog, cả người dùng súng lẫn chủ của những cửa hàng súng cho biết số lượng người mua súng tăng đột biến, cả mua trực tiếp ở cửa hàng và đặt hàng qua mạng.
Brenton Tarrant, 28 tuổi, công dân Australia, đã tấn công hai nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch hôm 15/3 khiến 50 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
Tarrant được cấp giấy phép sở hữu súng từ tháng 11/2017 và bắt đầu mua vũ khí một cách hợp pháp từ đó. Hắn sử dụng tới 5 khẩu súng trong vụ tấn công, gồm hai súng trường bán tự động, hai súng săn và một khẩu nạp đạn bằng đòn bẩy.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 16/3, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết: "Tôi có thể tuyên bố ngay bây giờ rằng, luật pháp quản lý súng đạn của đất nước sẽ phải thay đổi. Cấm súng bán tự động chắc chắn là một trong những vấn đề mà tôi đang theo đuổi".
Tuyên bố này của bà Ardern đã gián tiếp thừa nhận thực tế rằng vẫn còn nhiều lỗ hổng trong hệ thống pháp luật ở New Zealand như cho phép những người không đủ điều kiện sở hữu súng trường bán tự động, loại vũ khí có thể sát thương nhiều người như nghi phạm Tarrant sử dụng.
Các loại súng được bày bán trong một cửa hàng tại New Zealand. Ảnh: Getty
Cảnh sát New Zealand ước tính hiện có khoảng 1,2 triệu khẩu súng lưu hành có lẫn không phép ở nước này, nằm trong nhóm 20 nước có tỉ lệ súng trên đầu người nhiều nhất thế giới với trung bình một khẩu/ba người dân, một tỉ lệ cao nếu so với nước láng giềng Úc (có 3,15 triệu khẩu và tỷ lệ một khẩu/tám công dân).
Luật sở hữu súng New Zealand được ban hành vào năm 1984. Đến năm 1992, hai năm sau khi người đàn ông tâm thần David Gray bắn chết 13 người, luật có sửa đổi điều khoản liên quan đến loại súng cầm tay bán tự động kiểu quân đội. Dù có sửa đổi nhưng luật New Zealand vẫn được xem là thoải mái hơn phần lớn các nước phương Tây.
Tại New Zealand, các cá nhân trên 16 tuổi có quyền xin giấy phép sở hữu súng. Sau khi vượt qua các bước kiểm tra tiền sử phạm tội, bạo lực, sử dụng ma túy, cồn, có quan hệ với thành phần nguy hiểm không..., người xin cấp phép sẽ trải qua một khóa học sử dụng súng an toàn kéo dài vài tháng, sau đó được cấp phép.
Giấy phép sẽ được gia hạn sau mỗi 10 năm. Cảnh sát có quyền thu hồi giấy phép nếu cảm thấy mối đe dọa từ người đã được cấp phép.
NGUYỄN QUỲNH (T/h)
Theo doisongphapluat
Nghi phạm xả súng New Zealand cười trước tòa, bị buộc tội giết người Nghi phạm trong vụ xả súng tại nhà thờ Hồi giáo ở Christchurch, New Zealand đã lần đầu được đưa ra xét xử trước tòa án và bị buộc tội giết người. Theo Australian News, nghi phạm người Australia Brenton Tarrant đã được đưa ra xét xử tại tòa án New Zealand sáng ngày 16/3. Người này được áp giải từ nơi tạm...