Con trai Chủ tịch HĐQT Ngân hàng NCB vừa chi 60 tỷ đồng để mua lô cổ phiếu lớn
Ông Nguyễn Trần Trung Sơn, con trai ông Nguyễn Tiến Dũng – Chủ tịch HĐQT NCB đã hoàn thành mua vào hơn 7,1 triệu cổ phiếu NVB, ước chi khoảng gần 60 tỷ đồng.
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về kết quả giao dịch cổ phiếu của người liên quan đến ủy viên HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB – mã: NVB).
Theo đó, ông Nguyễn Trần Trung Sơn, con trai ông Nguyễn Tiến Dũng – Chủ tịch HĐQT NCB đã hoàn thành mua vào hơn 7,1 triệu cổ phiếu trong tổng 9 triệu cổ phiếu đăng ký mua. Giao dịch được thực hiện từ 27-30/11/2020. Sau giao dịch, ông Sơn sở hữu gần 16,3 triệu cổ phiếu NVB (tỷ lệ 4%)
Ảnh minh họa.
Trong thời gian thực hiện giao dịch, thị giá NVB dao động quanh mức 8.400 đồng/cp. Ước tính theo mức giá này, con trai Chủ tịch NCB đã chi ra khoảng gần 60 tỷ đồng để mua vào lượng cổ phiếu trên.
Video đang HOT
Trong khi đó, ông Nguyễn Tiến Dũng đang nắm giữ 6,5 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 1,6%); mẹ ông Sơn là bà Trần Hải Anh (Ủy viên HĐQT) cũng nắm giữ gần 20,2 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,96%). Như vậy, hiện gia đình Chủ tịch NCB đang nắm giữ gần 43 triệu cổ phiếu của ngân hàng, tương đương tỷ lệ sở hữu là hơn 10,5%.
Chốt phiên giao dịch ngày 7/12, giá cổ phiếu NVB đứng ở mức 8.400 đồng/cp. Ước tính theo mức giá này, số cổ phiếu mà gia đình chủ tịch NCB sở hữu có giá trị hơn 360 tỷ đồng.
SSI Research: "Dù đã tăng mạnh nhưng định giá TTCK Việt Nam vẫn hấp dẫn"
SSI Research đánh giá việc khối lượng giao dịch liên tục đi lên cho thấy dòng tiền vẫn tiếp tục đi vào thị trường, là động lực rất lớn giúp chỉ số hồi phục nhanh trở lại sau những nhịp điều chỉnh.
Trong báo cáo mới được công bố, SSI Research cho biết trong tháng 11, các quỹ đầu tư cổ phiếu vào thị trường Việt Nam tiếp tục rút ròng 7,7 triệu USD. Dù vậy, điểm tích cực là con số rút ròng của các quỹ chủ động tập trung vào tuần đầu tháng sau đó giảm dần và chuyển sang tiền vào trong nửa cuối tháng 11. Có thể các thông tin tích cực về vắc xin và việc ký kết RCEP vào giữa tháng đã hỗ trợ dòng tiền vào cổ phiếu Việt Nam. Nhìn lại kể từ tháng 3 đến nay, đây là lần đầu tiên dòng tiền quỹ chủ động vào Việt Nam dương 2 tuần liên tiếp.
Dòng vốn ETF cũng tích cực trở lại. Sau khi các quỹ ETF bị rút ròng nhẹ trong tháng 10, dòng tiền sang tháng 11 đã quay trở lại và càng về cuối tháng càng tích cực hơn. Tổng cộng các quỹ ETF đã hút ròng khoảng 19 triệu USD (tương đương khoảng 440 tỷ đồng), chủ yếu tập trung ở các quỹ VFM VN30 ETF ( 107 tỷ), VFM VNDiamond ETF ( 100 tỷ) và FTSE Vietnam ETF ( 67 tỷ). Tính từ đầu năm, các quỹ ETF đã hút ròng 1.910 tỷ đồng.
Diễn biến khối ngoại trên sàn cũng khá tương đồng. Khối ngoại vẫn bán ròng -3,2 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn trong tháng 11 nhưng tập trung bán ròng -3,95 nghìn tỷ đồng trong nửa đầu tháng và đã mua ròng 759 tỷ đồng trong 9 phiên cuối tháng.
Theo quan sát của SSI Research, đã xuất hiện sự đảo chiều của dòng vốn ở thị trường Việt Nam trong nửa cuối tháng 11 nhưng không xuất hiện ở các thị trường ASEAN khác, cho thấy thị trường Việt Nam có sức hấp dẫn hơn nhờ kiểm soát dịch bệnh hiệu quả và tăng trưởng kinh tế khả quan.
Định giá thị trường Việt Nam vẫn ở mức hấp dẫn
Trong tháng 12, SSI Research cho rằng tiến triển khả quan của Vắc-xin Covid-19 sẽ tác động tích cực tới thị trường. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện có đến 49 ứng viên vắc-xin phòng Covid-19 đang trong giai đoạn thử nghiệm. Cuộc đua điều chế vắc-xin đang tăng tốc khi 3 nhà phát triển Pfizer-BioNTec, Moderna, Oxford-AstraZeneca lần lượt công bố hiệu quả trên 90% trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng và hướng đến việc sản xuất vào năm 2021. Tiến trình từ cấp phép đến khi có thể sản xuất và phân phối đại trà có thể không diễn ra trong thời gian ngắn nhưng các thông tin về diễn biến tích cực của vắc-xin rất tốt cho thị trường chứng khoán khi giúp (i) Rủi ro biến động trên thị trường giảm đi và (ii) Tăng kỳ vọng vào quá trình hồi phục nhanh của các nền kinh tế.
Về diễn biến TTCK Việt Nam, SSI Research đánh giá việc khối lượng giao dịch liên tục đi lên cho thấy dòng tiền vẫn tiếp tục đi vào thị trường, là động lực rất lớn giúp chỉ số hồi phục nhanh trở lại sau những nhịp điều chỉnh. Động lực này hiện vẫn đang mạnh mẽ, nhiều khả năng VN-Index sẽ tiếp tục đi lên và tiệm cận vùng kháng cự 1.030-1.040 điểm trong thời gian tới.
SSI Research cho rằng định giá thị trường Việt Nam lên cao so với tháng trước nhưng vẫn ở mức hấp dẫn khi nhìn vào kỳ vọng. Tăng trưởng về điểm số trong tháng đã đưa hệ số P/E 2020 và 2021 của nhóm cổ phiếu trong phạm vi nghiên cứu của SSI Research lên 18,6 lần và 15,3 lần vào ngày 01/12, cao hơn so với mức 17,49 lần và 14,3 lần được cập nhập vào ngày 06/11.
Thanh khoản liên tục duy trì ở nền cao kỷ lục củng cố cho quan điểm thị trường đang phản ánh kỳ vọng vào sự hồi phục mạnh của lợi nhuận doanh nghiệp từ năm 2021. So với các nước trong khu vực, hệ số P/E hiện tại của Việt Nam cũng cho thấy một mức hấp dẫn khi nhìn vào triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm 2020 và năm 2021.
Về lựa chọn cổ phiếu trong tháng 12, SSI Research đánh giá cao nhóm ngân hàng do đây là ngành được hưởng lợi rất rõ từ môi trường lãi suất thấp và rủi ro nợ xấu đang ở mức thấp hơn so với kỳ vọng do khả năng kiểm soát dịch nhanh chóng của Việt Nam. Ba cổ phiếu ngân hàng yêu thích của SSI Research bao gồm CTG, MBB và TCB.
Bên cạnh đó, SSI Research dự đoán các cổ phiếu được hỗ trợ bởi các yếu tố tích cực ngay trong quý 4 như GMD, DXG, SZC, FPT và VHC sẽ có mức tăng tốt hơn so với thị trường chung. SSI Research tin rằng đây vẫn là thời điểm tốt để quan tâm đến các cổ phiếu thuộc các ngành bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh năm nay và có khả năng bật lại tích cực năm 2021 như MWG, PLX và SAB. Ngoài ra, ngành đường (QNS, SBT) dự kiến cũng sẽ có những chính sách hỗ trợ trong năm 2021 bên cạnh việc giá đường tăng là nhân tố hỗ trợ.
Chứng khoán miễn nhiễm với Covid Chỉ một phiên có chút hoảng loạn, nhưng rút kinh nghiệm từ những lần bùng phát dịch trước đây, lần này, thị trường nhanh chóng lấy lại sự ổn định cần thiết. Dù vậy, theo một số thành viên trên thị trường, vẫn cần thêm các yếu tố để "giữ lửa" mốc trên 1.000 điểm. Sợ bị lỡ con sóng chứng khoán đang...