Con trai chủ ngân hàng giàu nhất thế giới chấm dứt tranh chấp thừa kế
Gần 4 năm kể từ khi tỷ phú Joseph Safra qua đời, cuộc tranh chấp thừa kế liên quan đến tập đoàn Safra đi đến hồi kết.
Tỷ phú Joseph Safra (trái) và vợ Vicky Safra (phải) có 4 người con. Sau khi Joseph qua đời vào năm 2020, vợ ông trở thành giám hộ khối tài sản khổng lồ của gia tộc Safra. Ảnh: Shutterstock.
Những người thừa kế của Joseph Safra, một trong những nhà tài phiệt ngân hàng giàu nhất thế giới, đã đạt được thỏa thuận chấm dứt cuộc tranh chấp quốc tế kéo dài nhiều năm liên quan đến tài sản của tỷ phú này.
Gia đình đã tuyên bố “giải quyết toàn cầu, hòa bình tất cả tranh chấp” với Alberto Joseph Safra, một trong những con trai của Joseph Safra, trong một tuyên bố hôm 19/7, Fortune đưa tin.
Alberto Safra (44 tuổi) cho rằng cha mình, người mắc bệnh Parkinson, không còn đủ minh mẫn để thực hiện 3 bản di chúc mới với nội dung tước quyền thừa kế của anh.
Sau đó, Alberto kiện mẹ và các anh em trai của mình, cho rằng họ tước đoạt quyền thừa kế hợp pháp của mình. Anh muốn lấy lại phần tài sản tại Ngân hàng Quốc gia Safra New York, công ty con của tập đoàn Safra.
Video đang HOT
Ngân hàng Quốc gia Safra ở New York (Mỹ) là một trong số các công ty con của tập đoàn Safra. Ảnh: Monique Jaques/Financial Times.
Trước khi qua đời vào năm 2020 ở tuổi 82, tỷ phú Joseph Safra từng điều hành tập đoàn Safra, hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng, đầu tư, quản lý tài sản và bất động sản. Ông được biết đến là người giàu nhất Brazil, đồng thời là nhà tài phiệt ngân hàng giàu nhất thế giới vào thời điểm qua đời.
Vicky Safra là người vợ duy nhất của cố tỷ phú. Sau khi ông Joseph qua đời, bà trở thành người giám hộ khối tài sản khổng lồ của dòng họ Safra, vốn được xây đắp trong hơn 180 năm qua 3 thế hệ. Hai vợ chồng có 4 người con, trong đó Alberto là con trai thứ. Gia đình Safra rất kín tiếng và hiếm khi xuất hiện trước công chúng.
Theo Bloomberg Billionaire Index năm 2021, bà Safra và các con nắm trong tay khối tài sản ròng 16,2 tỷ USD. Đáng lý, cuộc chuyển giao tài sản sẽ được dàn xếp trật tự, nhưng cuối cùng lại diễn ra tại tòa án ở New York (Mỹ), phơi bày những rạn nứt trong gia đình nhà tài phiệt.
“Tôi vui mừng khi giải quyết được vấn đề này. Sau khi được giải thích rõ ràng, tôi hiểu rằng không có bất kỳ sự bất thường nào trong quá trình thừa kế, và tài sản của bố tôi, ông Joseph Safra, đã được phân chia hợp lý theo nguyện vọng của ông ấy”, Alberto Safra cho biết trong tuyên bố.
Theo các điều khoản của thỏa thuận, Alberto Safra sẽ từ bỏ quyền lợi của mình trong tập đoàn Safra và theo đuổi các lợi ích kinh doanh cá nhân thông qua công ty riêng của mình, ASA Investments. Các điều khoản tài chính và các điều kiện khác của thỏa thuận không được tiết lộ.
Bloomberg đưa tin vào năm 2022 rằng Alberto Safra đang tìm cách bán cổ phần của mình cho anh chị em ruột, một thỏa thuận cuối cùng có thể trị giá tới 5 tỷ USD.
Cuba được gì từ việc Mỹ nới lỏng các lệnh trừng phạt?
Cộng đồng chuyên gia cho rằng nỗ lực của Mỹ nhằm cải thiện quan hệ với Cuba có liên quan trực tiếp đến cuộc bầu cử tổng thống sắp tới ở Mỹ.
Mỹ bất ngờ cho phép các công ty tư nhân Cuba mở tài khoản ở Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Izvestia (Nga) ngày 30/5, các doanh nhân Cuba đã được cấp quyền mở tài khoản tại các ngân hàng Mỹ và sử dụng các dịch vụ tài chính trực tuyến của Mỹ.
Hãng tin AP cũng cho biết, các biện pháp này sẽ cho phép các cá nhân tự doanh được mở và truy cập trực tuyến vào tài khoản ngân hàng Mỹ để hỗ trợ doanh nghiệp của họ. Chúng cũng bao gồm các bước để mở thêm nhiều dịch vụ dựa trên nền tảng internet và mở rộng khả năng của các công ty tư nhân trong việc thực hiện một số giao dịch tài chính nhất định.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết trong một thông cáo báo chí: "Những sửa đổi quy định này cập nhật và làm rõ việc hỗ trợ các dịch vụ dựa trên nền tảng internet nhằm thúc đẩy tự do internet ở Cuba, hỗ trợ các doanh nhân khu vực tư nhân Cuba độc lập và mở rộng khả năng tiếp cận một số dịch vụ tài chính cho người dân Cuba".
Một trong những thay đổi quan trọng sẽ cho phép các chủ doanh nghiệp tư nhân Cuba mở tài khoản ngân hàng ở Mỹ và sau đó truy cập trực tuyến khi quay lại Cuba - điều mà trước đây họ không thể làm được.
Mặc dù vậy, chính phủ Cuba vẫn tỏ ra hết sức thận trọng trướ thông báo mới trên từ Mỹ. Bà Johana Tablada, Phó tổng vụ trưởng Vụ các vấn đề về Mỹ của Bộ Ngoại giao Cuba, cho biết các bước này còn "hạn chế" và sẽ không giúp ích gì nhiều trong việc giảm bớt lệnh cấm vận hoặc các biện pháp trừng phạt vốn gây tổn hại nhiều nhất cho người dân Cuba.
Nhà ngoại giao Cuba nói với hãng tin AP: "Nếu những biện pháp này nghiêm túc và thực sự nhằm mang lại lợi ích cho người dân, thậm chí chúng chỉ mang lại lợi ích cho một bộ phận người dân, chúng sẽ không bị Chính phủ Cuba cản trở".
Ở Cuba, một số người thận trọng hơn về ý nghĩa của những thay đổi này. Oniel Díaz, Giám đốc của AUGE, một công ty dịch vụ doanh nghiệp Cuba, nói: "Nói chung đây là một biện pháp tích cực, nhưng có nhiều câu hỏi cần được giải đáp trong những ngày tới".
Ông Díaz cho biết nó có thể mở ra cơ hội cho các doanh nhân Cuba nhập khẩu mọi thứ từ thực phẩm đến ô tô và giúp họ thanh toán cho các nhà cung cấp. Nhưng ông đặt câu hỏi liệu các ngân hàng có muốn hợp tác với các doanh nhân Cuba hay không do nhận thức được rủi ro.
"Chính danh sách này giảm bớt các hạn chế đối với những công ty muốn hợp tác với Cuba. Nhưng điều đó vẫn gặp khó khăn do mối đe dọa trừng phạt của Mỹ. Quyết định của Mỹ là một bước nhỏ nhằm loại Cuba khỏi danh sách các quốc gia 'tài trợ khủng bố', nhưng vẫn chưa đủ", Nikolay Kalashnikov tại Viện Mỹ Latinh thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga nói với tờ Izvestia.
Cộng đồng chuyên gia cho rằng nỗ lực của Mỹ nhằm cải thiện quan hệ với Cuba có liên quan trực tiếp đến cuộc bầu cử tổng thống sắp tới ở Mỹ.
Lev Sokolshchik, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Toàn diện châu Âu và Quốc tế có trụ sở tại Nga, nói: "Trên hết, hành động của Mỹ phải được nhìn qua lăng kính tìm cách lấy lòng cử tri Mỹ Latinh và Cuba. Cộng đồng người Cuba ở Mỹ khá lớn và đang gia tăng đều đặn".
Ngoài ra, Mỹ nói chung có thể lo ngại về những thay đổi dự kiến trong khu vực. Chuyên gia Sokolshchik nhận định: "Gần đây, những nước như Trung Quốc và Nga đã trở nên tích cực hơn ở khu vực Mỹ Latinh và đang dần vượt qua chương trình nghị sự khu vực của Mỹ".
Đằng sau cơn sốt vàng của các ngân hàng trung ương Các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đang tích cực tích lũy vàng để đa dạng hóa dự trữ và giảm sự phụ thuộc vào đồng USD. Theo Hội đồng Vàng thế giới (WGC), trong quý I/2024, các ngân hàng trung ương thế giới đã mua tổng cộng 290 tấn vàng, trong đó 3 ngân hàng trung ương mua nhiều nhất...