Con trai 5 tuổi mải chơi nuốt luôn vòng bạc vào bụng, bố mẹ tá hỏa đưa con đi bệnh viện và hành trình “ly kỳ” để lấy chiếc vòng ra
Việc bé Thiên nuốt hẳn chiếc vòng bạc vào bụng đã khiến cả gia đình lo lắng, mất ăn mất ngủ mấy ngày và việc chờ đợi để lấy chiếc vòng ra khỏi cơ thể bé cũng căng thẳng không kém.
Trẻ nuốt phải dị vật là tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ, trong đó không ít hậu quả thương tâm đã xảy ra. Vậy nên bố mẹ bé Thuận Thiên (5 tuổi, hiện đang sống ở Biên Hòa, Đồng Nai) đã được phen hú hồn, mấy ngày mất ăn mất ngủ khi con trai mình nuốt phải… một chiếc vòng bạc đeo tay. Rất may là bé không bị làm sao, chiếc vòng đã bị đào thải qua đường “output”, thế nhưng anh Thuận (bố bé) vẫn muốn kể lại sự việc để cảnh tỉnh các bố mẹ khác khi cho con đeo trang sức.
Hình ảnh chụp Xquang cho thấy dị vật trong bụng của bé.
Hai bố con anh Thuận và bé Thiên.
Anh Thuận cho biết: “Sáng ngày 27/3, hai vợ chồng mình chở 2 đứa con đi học bình thường như mọi ngày. Nhưng đến trưa thì bỗng nhiên nhận được cuộc điện thoại của cô giáo. ‘Anh ơi, cháu Thiên nuốt sợi dây bạc đeo ở tay vào trong người. Chúng em đang chở cháu đến bệnh viện Nhi Đồng Nai’. Ngay lập tức mình chạy lên luôn. Nhưng ở đây, bác sĩ khám và chụp phim thì không phát hiện gì bất thường. Mình chở con về nhà. Nhưng lúc này, vợ mình mới hỏi con trai cái vòng tay của con thường vẫn đeo đâu rồi. Thiên mếu máo khóc: ‘Con chơi trò “tay nào không, tay nào có” rồi quên mất bỏ luôn vào miệng, nó tuột luôn vào bụng’.
Video đang HOT
Chiếc vòng bạc sau khi được đào thải ra ngoài.
Nghe con trai nói thế, vợ chồng anh Thuận vội vàng đưa con đi đến một phòng khám khác. Đến phòng khám, bé được chụp phim lại một lần nữa thì phát hiện thấy hình ảnh chiếc vòng bạc trong bụng bé. Bố mẹ bé nhanh chóng quyết định đưa con lên thằng bệnh viện Nhi đồng 2 Sài Gòn. Vừa lên tới nơi, bé được nhập viện theo dõi luôn. Trong trường hợp vòng dính vào ruột sẽ phải mổ nội soi. Nhưng rất may cho gia đình bé Thiên, khi sau ba ngày theo dõi ở bệnh viện, cái vòng chạy xuống hậu môn. Bác sĩ bảo vấn đề này đợi đi vệ sinh nặng sẽ theo phân ra.
Tuy bé không gặp phải vấn đề gì, nhưng cả gia đình đã được phen hú hồn, chạy lên chạy xuống bệnh viện và vô cùng lo lắng.
Sau khi nuốt vòng vào bụng, bé Thiên vẫn biểu hiện bình thường, không sốt, mệt, nôn trớ hay đau bụng, bé chỉ hơi khó chịu ở cổ. Rồi khi xác định vòng đã chạy xuống, hậu môn, bé được bác sĩ cho về nhà. Mỗi lần bé đi ngoài, anh Thuận lại theo dõi xem chiếc vòng đã ra chưa. Rất may là chỉ sau 4 ngày, chiếc vòng đã ra ngoài. Hai vợ chồng Thuận mừng vui khôn xiết, như trút bỏ được nỗi lo sau nhiều ngày mất ăn mất ngủ. Đó cũng là bài học nhớ đời để bố mẹ để ý hơn đến con.
Qua câu chuyện của mình, anh Thuận nhắn gửi đến các bố mẹ khác: “Mình cứ nghĩ con lớn rồi thì những chuyện nuốt dị vật sẽ khó lòng xảy ra, nhưng đúng là có những tình huống mà người lớn cũng không bao giờ lường trước được. Vì vậy, mong các bậc phụ huynh khác hãy lưu tâm khi muốn cho con đeo vàng bạc gì đó, hãy cân nhắc lại. Nhiều trẻ nhỏ chưa đủ ý thức nên thường mải chơi quên mất, để rồi cuối cùng lại gây ra hậu quả nghiêm trọng”.
Theo Helino
Bác sĩ mổ bất ngờ phát hiện miếng nhựa xuyên đường thở bé trai
Gia đình không biết bé trai 11 tháng tuổi nuốt dị vật, phim X-quang trước mổ cũng không phát hiện bất thường.
Bé trai quê Phú Yên nhập Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) do sốt cao 7 ngày, hay đau vùng cổ ngực. X-quang phổi ghi nhận viêm phổi nhẹ, không thấy dị vật. CT Scan ngực có một khối tổn thương dạng túi. Bệnh nhi được điều trị viêm phổi một tháng nhưng không cải thiện, khò khè nhiều, không ăn uống được.
Nghi ngờ bé có vấn đề ở đường thở, các bác sĩ tiến hành nội soi phế quản phát hiện một lỗ rò thực quản - khí quản, không rõ nguyên nhân. Bé được hội chẩn toàn viện, quyết định phẫu thuật nhằm cắt đường rò.
Vào mổ ghi nhận khối áp xe ở vùng cổ trái, rất khó khăn để bóc tách. Quá trình phẫu thuật, kíp mổ bất ngờ phát hiện một dị vật đâm xuyên từ thực quản qua khí quản. Lúc đó thực quản gần như đứt đôi, khí quản nứt khoảng một đường 4 cm.
Mảnh nhựa được đưa ra khỏi cơ thể bé trai.
Bác sĩ Đào Trung Hiếu, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết bình thường rất dễ phân định thực quản, khí quản. Trường hợp này dính thành một khối xơ cứng, viêm nhiễm khiến việc phẫu tích rất gian nan.
"Dị vật nằm ở khoảng trống giữa khí quản và thực quản, tức sau khi em bé nuốt vào, dị vật chui qua lòng thực quản ra ngoài rồi đâm thẳng vào khí quản, làm thành ổ nhiễm trùng", bác sĩ Hiếu phân tích.
Do mảnh nhựa không cản quang nên không nhận dạng được qua Xquang, khối viêm nhiễm bao quanh dị vật thành một khối nên chỉ thấy hình ảnh dạng túi.
Dị vật nhiều góc cạnh, quá trình đưa ra ngoài nếu làm thương tổn khí quản quá lớn, khí sẽ ào ra khiến bé tử vong trên bàn mổ. Hoặc dị vật có thể vướng vào một mạch máu lớn gây nguy hiểm. Kíp mổ tiến hành siêu âm tại chỗ, phối hợp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để đưa dị vật ra an toàn.
Bác sĩ Nguyễn Thế Huy, Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết khả năng bé nuốt dị vật từ lúc 5-6 tháng tuổi. Theo thời gian, dị vật ăn thủng thực quản, đâm vào khí quản, khi đó bé mới có triệu chứng của đường hô hấp.
Cuộc mổ kéo dài 7 giờ, bác sĩ sau khi lấy dị vật đã khâu khí quản, xử lý tổn thương thực quản, đảm bảo các chức năng về sau.
Khi lấy dị vật ra ngoài, gia đình cho biết đó là mảnh nhựa từ vòng lắc tay đồ chơi, không biết bé nuốt từ lúc nào. Sau mổ 4 ngày, bệnh nhi được cai máy thở và hiện đang hồi phục khá tốt.
Lê Phương
Theo VNE
Nhập viện cấp cứu do nuốt xiên que khi ăn thịt nướng Cô gái 26 tuổi nuốt 1/3 cây xiên thịt nướng, được bác sĩ Bệnh viện Quận 11 (TP HCM) nội soi gắp ra. Bệnh nhân quê Tiền Giang nhập viện vài ngày trước, bác sĩ nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng nhưng không thấy dị vật vùng hầu họng do cây que đã di chuyển xuống ruột. Cuối cùng...