Con trai 2 tuổi bị còi xương nặng chưa đi vững, không ngờ nguyên nhân lại từ người giúp việc
Ban đầu, người mẹ không mấy chú ý, chỉ nghĩ con mình biết đi chậm hơn các bạn một chút. Tới khi cô giật mình nhận ra, vội vã đưa con đi khám thì mới sợ hãi với kết quả mà bác sĩ thông báo.
Trẻ nhỏ thường bắt đầu lẫm chẫm đi từ 9 đến 12 tháng tuổi, một số khác muộn hơn (14-15 tháng tuổi). Thậm chí một số trẻ em đến tận 16 hoặc 17 tháng tuổi mới có thể đi thành thạo. Nhưng đến tận 24 tháng tuổi mà bé vẫn chưa biết đi thì rõ ràng đó thực sự là vấn đề rất đáng lo ngại.
Bà mẹ tên Lan Lan (Trung Quốc) có 1 cậu con trai đã lên 2 tuổi nhưng vẫn chưa biết đi như thế. Ban đầu Lan Lan không mấy chú ý, chỉ nghĩ con mình biết đi chậm hơn các bạn một chút. Tới khi cô giật mình nhận ra, vội vã đưa con đi khám thì mới sợ hãi với kết quả mà bác sĩ thông báo. Con trai cô bị còi xương nặng, dẫn đến chậm phát triển vận động, cụ thể ở đây là bé 2 tuổi rồi còn chưa biết đi.
Thì ra người giúp việc nhà cô đã không chăm sóc chu đáo cho bé. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Bác sĩ hỏi han tỉ mỉ chế độ dinh dưỡng của bé. Lan Lan cũng thành thực kể lại. Vợ chồng cô tuy không giàu có gì nhưng có mỗi 1 đứa con, sao nỡ để con thiếu thốn. Nhưng vấn đề là công việc của cô và chồng đều rất bận rộn lại không có ông bà nội/ngoại giúp đỡ, vì thế nhà cô có thuê người giúp việc trông bé. Việc cho bé ăn uống đều từ tay người giúp việc cả.
Nghĩ đến đây, Lan Lan mới sợ hãi nhận ra vấn đề nằm ở đâu. Thì ra người giúp việc nhà cô đã không chăm sóc chu đáo cho bé, không cho con trai cô ăn uống đúng giờ và đầy đủ. Lâu dần bé bị thiếu dinh dưỡng dẫn đến còi xương nặng. Sau khi biết nguyên nhân thật sự, Lan Lan lập tức tạm thời nghỉ việc ở nhà để tự tay mình chăm sóc con. Công việc quan trọng nhưng con cái cũng quan trọng không hề kém! Hơn nữa không lâu sau là bé đi nhà trẻ rồi, mỗi đứa trẻ cũng chỉ có 1 lần trải qua quãng thời gian 0-3 tuổi mà thôi.
Những lợi ích khi cha mẹ tự tay chăm sóc con
Bảo vệ con tránh khỏi những thương tổn: Cha mẹ luôn là những người yêu thương con nhất. Khi trẻ được cha mẹ tự tay chăm sóc, trẻ gần như được an toàn tuyệt đối, không cần lo lắng sẽ phải chịu thương tổn từ người ngoài (người giúp việc…). Chưa nói đến giai đoạn này lại là giai đoạn nền móng cho sự phát triển của trẻ sau này. Nếu tại đây trẻ phải chịu thương tổn, rất có thể thương tổn ấy sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời con. Trẻ nhỏ vẫn còn rất yếu ớt cả về thể chất và tinh thần, lý tưởng nhất là chúng được lớn lên khỏe mạnh trong vòng tay cha mẹ.
Khiến trẻ có cảm giác an toàn: Người giúp việc có thể chăm sóc bé tận tình đến đâu thì suy cho cùng cũng không phải là cha mẹ bé, không thể yêu thương và quan tâm đến trẻ được như cha mẹ. Mà trẻ nhỏ vô cùng nhạy cảm, cảm giác an toàn trong lòng chúng chỉ có thể xây dựng được khi kề cận cha mẹ mà thôi.
Củng cố tình cảm cha mẹ – con cái: Việc cha mẹ bên cạnh con hàng ngày giúp mối quan hệ cha mẹ – con cái ngày càng thân thiết, bền chặt. Trẻ gắn bó với cha mẹ hơn mà cha mẹ cũng được hưởng niềm vui do con cái mang lại. Có một tuổi thơ hạnh phúc, được lớn lên trong tình thương yêu của cha mẹ không nghi ngờ gì sẽ rất có lợi cho sự phát triển toàn diện của mỗi đứa trẻ!
Tú Cầu
Dấu hiệu trẻ bị còi xương
Bé nhà cháu khá bụ nhưng có người nói bụ bẫm vẫn có khi bị còi xương. Xin bác sĩ cho biết, làm thế nào để phát hiện con bị còi xương và cách phòng ngừa?
Bùi Thị Loan (Hà Giang)
Ảnh minh họa
Đúng là cả trẻ nhẹ cân lẫn nặng cân đều có thể bị còi xương. Nguyên nhân gây bệnh thường là thiếu vitamin D. Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn hay ăn sữa ngoài đều sẽ không đủ vitamin D. Nhất là khi mang thai chế độ ăn uống của mẹ không cung cấp đủ chất này, hay kiêng cữ cho bé quá kỹ ở trong nhà, thiếu ánh nắng mặt trời...
Nguy cơ còi xương ở trẻ quá bụ bẫm còn do nhu cầu về canxi, phospho, vitamin D ở các trẻ này cao hơn những trẻ bình thường. Dấu hiệu thường thấy của còi xương ở trẻ: hay quấy khóc không lý do, đêm ngủ không yên giấc và ra nhiều mồ hôi, một tiếng động nhỏ cũng có thể khiến trẻ bị giật mình. Trẻ bị rụng tóc vành khăn. Quan sát thấy thóp của trẻ rộng, mềm, lâu đầy kín và lúc thở thấy phập phồng mạnh, đỉnh đầu và trán có bướu nhô rõ. Xương đầu mềm nên bị bẹp giống như đầu cá trê. Răng mọc chậm và trẻ hay bị táo bón. Trẻ chậm biết lẫy, biết bò hoặc chậm biết đi hơn so với bình thường. Đối với trẻ bị còi xương cấp tính thường kèm theo chứng co giật do bị hạ canxi trong máu.
Trẻ bị còi xương nặng thì gây ra nhiều biến chứng như có chuỗi hạt ở sườn, chân tay vòng kiềng... Để phòng ngừa bé bị còi xương, bạn nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Hằng ngày cho bé tắm nắng khoảng 10-15 phút vào buổi sáng. Nếu bé đã ăn dặm lưu ý các thực phẩm sẵn có chứa nhiều canxi có thể dùng nấu cho trẻ ăn là vừng đen, rau ngót, rau đay, rau muống, cua, tép khô, ốc, tôm, lòng đỏ trứng, sữa... Ngoài ra cho trẻ uống thêm canxi.
BS. Nguyễn Thị Lý
Theo SK&ĐS
Canxi cho bà bầu loại nào tốt nhất, thời gian và liều lượng bổ sung cho cả thai kỳ Canxi cho bà bầu có nhiều loại, từ dạng viên, dạng nước cho tới thực phẩm đều bổ sung rất tốt cho mẹ. Những khi nào nên bổ sung và bổ sung bao nhiêu là đủ thì các mẹ bầu cần biết để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của con. Từ lúc thai nhi được hình thành và...