Con tôm đã làm nên chuyện ở đất chín rồng
Tại Diễn đàn “ Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tại ĐBSCL” do Bộ NNPTNT tổ chức tại TP.HCM ngày 18/6, có ý kiến cho rằng, việc chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, nuôi thủy sản đã mang lại hiệu quả nhiều mặt.
“Nên chậm lại, đừng vội vàng, đừng gây áp lực cho Chính phủ. Nghị quyết 120 là một món ngon, nên phải làm cẩn thận, chậm mà chắc, nếu không ĐBSCL mất cơ hội” – chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Hữu Thiện nhận định.
Nhiều đại diện, diễn giả trong-ngoài nước đã đến tham dự Hội thảo tái cơ cấu ngành nông nghiệp thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL ngày 18/6.
Có tiến bộ nhưng… chậm
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh, trong 2 năm triển khai Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL, Bộ NNPTNT đã chủ động vào cuộc một cách quyết liệt, thực hiện 4 nhiệm vụ lớn: Xây dựng chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL; rà soát quy hoạch thủy lợi và phòng chống thiên tai; xây dựng và triển khai đề án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển; xây dựng và triển khai chương trình giống chủ lực ĐBSCL.
“Hiện nay, Bộ đang tham gia và triển khai các chính sách, chương trình, dự án lớn để thúc đẩy nông nghiệp bền vững vùng ĐBSCL” – ông Doanh cho biết.
Cũng theo Bộ NNPTNT, sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 120, sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL đã có những thay đổi mạnh mẽ, từng bước thích ứng với BĐKH. Các địa phương ở khu vực ĐBSCL đã giảm khoảng 40.000ha đất lúa chuyển sang nuôi trồng thủy sản và trồng cây ăn trái, xuất hiện nhiều mô hình canh tác nhằm thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH theo hướng “thuận thiên”, như mô hình lúa-tôm (Kiên Giang, Bạc Liêu), tôm-rừng sinh thái ở ven biển (Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng), mô hình trồng dưa thích ứng với xâm ngập mặn (Hậu Giang),…
Mô hình tôm-lúa đang phát huy hiệu quả rất tốt ở ĐBSCL.
Tuy nhiên, theo GS Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, nhìn chung việc chuyển lúa qua nuôi trồng các cây, con khác mới chỉ thành công với con tôm. Các loại hoa màu, cây ăn trái hiệu quả còn hạn chế. “Tôi vừa đi theo đoàn khảo sát 13 tỉnh, thành ĐBSCL thấy thực tế là như vậy” – ông Bổng chia sẻ.
Diện tích nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL khoảng 669.000ha (chiếm 92,9% diện tích cả nước). Toàn vùng có 1.278 cơ sở sản xuất tôm giống, đáp ứng được 48,3% nhu cầu thả nuôi.
GS Võ Tòng Xuân cũng cho rằng, 2 năm triển khai Nghị quyết 120, bên cạnh những mặt làm được, việc tái cơ cấu nông nghiệp vùng ĐBSCL diễn ra vẫn khá chậm, hiệu quả chưa cao.
Đồng bộ hóa…
Một trong những nguyên nhân khiến Nghị quyết 120 chưa hoạt động “trơn tru”, hiệu quả, theo nhiều đại biểu là do sự hợp tác giữa các bộ, ngành, cho đến địa phương và người dân còn… so le.
Video đang HOT
ông Martijn Van De Groep phát biểu tại hội thảo.
Ông Thiện phân tích, việc thực hiện Nghị quyết 120 đang gặp phải 3 nút thắt, đó là: Tư duy, chính sách và “mặt đất”.
“Về tư duy đang có sự chênh lệch giữa tư duy làm nông nghiệp cũ với tư duy tiến bộ của Nghị quyết 120. Hiện vẫn chưa đồng bộ chính sách để triển khai. Riêng đối với nút thắt “mặt đất”, vẫn chưa ổn định được tâm lý của nông dân khi chuyển đổi mục tiêu sản xuất” – ông Thiện phân tích. Vì vậy, ông Thiện cho rằng, Chính phủ nên cho triển khai chậm mà chắc Nghị quyết 120.
Ở khía cạnh xây dựng chuỗi liên kết, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) đánh giá, do thiếu tổ chức nên nông dân, tổ hợp tác, HTX còn lỏng lẻo khiến cho kế hoạch sản xuất và tiêu thụ không gặp nhau. Đây là nguyên nhân khiến năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp bị giảm sút.
Theo ông Martijn Van De Groep, chuyên gia quốc gia về chuyển đổi nông nghiệp Hà Lan, quốc gia đang hỗ trợ Việt Nam ứng phó với BĐKH, để đạt mục tiêu dài hạn của Nghị quyết 120, rất cần thiết để chuyển đổi chuỗi giá trị nông sản nông nghiệp rộng lớn và xuyên suốt trên đồng bằng, từ tiền sản xuất đến thị trường, bao gồm các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và các thỏa thuận. Quy mô của quá trình này kéo dài nhiều năm và phức tạp.
Chuyển từ đất lúa sang trồng cây ăn trái vẫn chưa đem lại hiệu quả ở vùng ĐBSCL.
Cũng theo chuyên gia nông nghiệp này, phải cải cách chính sách trên diện rộng, trong đó bao gồm các mối quan tâm và các thành viên liên quan.
“Tôi muốn nhấn mạnh rằng giai đoạn triển khai của chương trình chuyển đổi nông nghiệp vùng ĐBSCL không phải là hoạt động song phương. Chúng ta chỉ có thể thành công nếu cam kết làm việc với tất cả các bên liên quan để tạo nên sự hợp tác để thúc đẩy và xúc tác quá trình chuyển đổi nông nghiệp đang theo đuổi”, ông Martijn Van De Groep nêu quan điểm.
Theo Danviet
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến: Sẽ dự báo tốt hơn về chăn nuôi
"Chăn nuôi nhỏ lẻ đang chiếm tỷ trọng lớn, nhưng bên cạnh đó số lượng doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp cũng đang ngày càng tăng. Các DN này sẽ trở thành xương sống cùng các HTX phối hợp với người nông dân sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của các thị trường lớn" - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết như vậy khi trao đổi với PV NTNN/Dân Việt.
Thưa ông, vừa qua Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Chăn nuôi, ông có thể nói rõ thêm về những điểm mấu chốt, đáng chú ý nhất của Luật này?
Đây là luật thứ 4 của ngành nông nghiệp được Quốc hội thông qua sau hơn 2 năm làm việc rất tích cực và quyết liệt. Cùng với các luật về Trồng trọt, Thủy sản, Lâm nghiệp, Luật chăn nuôi sẽ tạo môi trường pháp lý để thúc đẩy phát triển theo chuỗi ngành hàng, khẳng định chăn nuôi là ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng.
Ông Phùng Đức Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội được Thủ tướng điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ NNPTNT kể từ ngày 2/11/2018.
Cơ cấu của Luật có 8 chương với 83 điều, xuyên suốt từ giải thích từ ngữ, cơ chế chính sách, giống, thức ăn, điều kiện chăn nuôi, chăn nuôi động vật khác, mổ, thị trường... Những quy định đều rất thông thoáng, có lĩnh vực phải kiểm soát chặt chẽ, có cái hậu kiểm. Ví dụ không chỉ công nhận giống mà công nhận cả dòng, và chỉ giống mới phải mang đi khảo nghiệm, còn những sản phẩm của đề tài khoa học cấp bộ, cấp nhà nước không phải khảo nghiệm nữa. Giá trị của dòng giống cũng không có giới hạn bao nhiêu năm. Các thủ tục hành chính công nhận dòng giống, cơ sở sản xuất đã được giảm đi rất nhiều.
Về thức ăn chăn nuôi, các loại thức ăn truyền thống, tự trộn, đặt hàng và thức ăn thương mại (xuất khẩu, nhập khẩu) đều được quy định chặt chẽ. Riêng phần thức ăn bổ sung chiếm 5% thì phải kiểm soát chặt, phần nguyên liệu chiếm 95% thì tăng cường hậu kiểm.
Điều kiện sản xuất thức ăn, ngoài quy định ở Điều 38 còn có quy định chi tiết giao Chính phủ ra nghị định để làm sao cơ sở sản xuất thức ăn phải đảm bảo yêu cầu, tránh tình trạng sản xuất thức ăn kiểu cuốc xẻng.
Về chăn nuôi động vật khác, ngoài những loại động vật đã được quy định trong danh mục của Luật Lâm nghiệp, Luật Đa dạng sinh học thì mới đây chúng ta đã đưa vào quy định con ong mật, chim yến, hươu. Riêng con hươu hiện đang trong danh mục quản lý của ngành lâm nghiệp, như ng tới 1/1/2019 Luật Lâm nghiệp sửa đổi thì chúng ta sẽ rút con hươu ra khỏi danh mục và đưa vào Luật Chăn nuôi. Hiện nay con hươu đã được người dân nuôi khá phổ biến, mang lại giá trị kinh tế cao.
Một cái mới nữa là quy định đối xử nhân đạo với động vật. Với Việt Nam là mới nhưng trên thế giới đã thực hiện khá rộng rãi, ta cần học tập để phù hợp với xu thế hội nhập. Theo đó, việc đối xử nhân đạo với động vật trong quá trình chăn nuôi, mổ, vận chuyển đều được quy định rõ.
Về việc di dời các cơ sở chăn nuôi, phần thuộc khu vực cấm sau 5 năm phải hạn chế và di dời, còn những nơi không đảm bảo về khoảng cách, không có giải pháp về mặt công nghệ thì sẽ phải giảm quy mô, hoặc di dời.
Về chính sách, dự thảo Luật có đưa vào việc dự trữ, nhưng Ủy ban TVQH đã có ý kiến tùy từng thời điểm mới áp dụng. Ngoài ra, về vấn đề mổ, chế biến, những năm gần đây đã có một số tập đoàn tham gia lĩnh vực này nhưng chưa nhiều và còn khá bất cập, do đó Luật cũng quy định theo hướng có những ưu đãi nhất định nhằm khuyến khích doanh nghiệp (DN) tham gia mổ, chế biến.
Đó là những nội dung xuyên suốt toàn bộ 8 chương và nhận được sự ủng hộ cao của Quốc hội.
Việc đối xử nhân đạo với động vật trong quá trình chăn nuôi, mổ, vận chuyển đã được quy định rõ trong Luật Chăn nuôi sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Ảnh: Đức Thịnh
Ông có đánh giá thế nào về ý nghĩa của Luật này đối với quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp?
Chăn nuôi hiện nay vẫn đang chiếm tỷ trọng cao trong nông nghiệp và liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây, khoảng 4-6%/năm; giá trị ngành chăn nuôi khoảng 250.000 tỷ đồng, chiếm 5-6% GDP của cả nước. Trung bình mỗi năm, nước ta sản xuất khoảng 5,4 triệu tấn thịt, 10 tỷ quả trứng, 9.000 tấn sữa.
Tính bình quân đầu người thì tương đối cao, nhưng thực tế ngành chăn nuôi vẫn còn nhiều hạn chế do quy mô nhỏ lẻ, số lượng DN đầu tư vào nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng còn khiêm tốn.
Tin rằng khi luật ra đời, với sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, sự tham gia ngày càng nhiều của DN thì tỷ trọng của ngành sẽ có sự dịch chuyển, chất lượng sản phẩm được nâng lên, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ giảm đi. Chuỗi chăn nuôi sẽ dần đáp ứng được các thị trường xuất khẩu có tiềm năng.
Hiện nay, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy ngành chăn nuôi có sự chuyển dịch rất tích cực gắn với tái cơ cấu, ví dụ như vừa qua tại Nam Định đã khánh thành tổ hợp sản xuất và chế biến thịt lợn của Nhà máy Biển Đông DHS có quy mô lớn nhất miền Bắc, sắp tới là nhà máy mổ của Masan ở Hà Nam, rồi nhà máy của C.P ở Yên Nghĩa; một số nhà máy chế biến thịt gà xuất khẩu ở phía Nam...
Công nhân làm việc tại tổ hợp sản xuất và chế biến thịt lợn của Nhà máy Biển Đông DHS tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ảnh: M.H
Như ông vừa nói, chăn nuôi của Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu có quy mô nông hộ, trong khi chỉ còn hơn 1 năm nữa Luật Chăn nuôi sẽ có hiệu lực (ngày 1/1/2019). Liệu những hộ chăn nuôi có đủ thời gian để thích nghi được với các quy định mới trong luật?
Khi thiết kế luật, chúng ta đều phải tính đến thời kì quá độ. Thực tế là số lượng hộ chăn nuôi quy mô nhỏ đang còn rất nhiều, sinh kế của bà con dựa cả vào đó. Những quy định của chúng ta mang tính chất định hướng, còn các yếu tố thị trường, DN, Nhà nước, cơ chế chính sách vẫn phải có bước đệm để họ dần chuyển đổi. Do đó khi luật ra đời chăn nuôi nông hộ chưa bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, nông hộ cũng đang có sự thay đổi tích cực trong việc tiếp cận công nghệ kỹ thuật mới, giống, quy mô để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là tín hiệu tốt để luật đi vào thực tiễn.
Thưa ông, có ý kiến cho rằng chính sách điều hành ngành nông nghiệp nói chung, chăn nuôi nói riêng hiện nay vẫn đang chạy theo thị trường nên thường lúng túng khi thị trường có biến động. Vậy luật mới ra đời có giải quyết được hạn chế này?
Luật có một điều quy định về thị trường, đó là giao Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương có dự báo hàng năm, có thông tin thị trường hàng tháng. Một bài học kinh nghiệm trong thời gian qua là sức sản xuất của nông nghiệp nước ta rất lớn, nhưng dự báo cung cầu chưa sát, đặc biệt là ở các tỉnh biên giới, khi các cửa khẩu kiểm soát chặt chẽ không cho xuất khẩu lợn sống thì diễn ra một sự ngưng trệ tại thị trường trong nước, khiến giá giảm sâu.
Do đó, để giải quyết vấn đề này, ngoài việc áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp khác, 2 Bộ sẽ có dự báo để người chăn nuôi căn cứ vào đó có kế hoạch sản xuất phù hợp.
Cơ cấu ngành chăn nuôi lợn sẽ chuyển dịch dần theo hướng giảm chăn nuôi nông hộ, tăng quy mô chăn nuôi trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp và hình thành các chuỗi sản xuất khép kín. Ảnh: I.T
Tuy nhiên thời gian qua, sự thể hiện vai trò của 2 Bộ trong việc điều tiết thị trường chưa rõ lắm, thậm chí là bị động? Chúng ta có công cụ nào giám sát để biết rằng 2 Bộ đang phối hợp tốt nhằm hạn chế tình trạng khủng hoảng giá của một số loại nông sản?
Không phải 2 Bộ không phối hợp tốt, mà do công cụ phối hợp, quy định và thiết chế để phối hợp trước đây chưa có. Bây giờ Luật đã quy định rõ thì việc phối hợp sẽ được thực hiện chặt chẽ và nhuần nhuyễn. Chắc chắn tới đây sự phối hợp giữa hai bên sẽ có tác động cả về quy mô và tổ chức sản xuất.
Xin cảm ơn ông!
Không sợ tổn thương khi tham gia CPTPP
Chăn nuôi nhỏ lẻ đang chiếm tỷ trọng lớn, nhưng số lượng DN tham gia vào nông nghiệp cũng đang tăng gấp 3 lần, trong đó có rất nhiều DN lớn như TH truemilk, Dabaco, Vingroup, De heus, Masan... Những DN lớn này sẽ trở thành xương sống, cùng các HTX phối hợp với người nông dân sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của các thị trường lớn.
Tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) không phải là yếu thế, mà đang mở cánh cửa cho nông sản Việt Nam cải thiện và phát triển các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ. Việc hội nhập chúng ta coi đó là thách thức, nhưng đã có lực lượng tiếp cận một cách chủ động, tự tin.
Thực tế, nhiều DN đã có thời gian tích tụ tư bản tương đối lâu, ví dụ như Vinamilk đâu chỉ phát triển ở trong nước mà đã đầu tư nhiều ra thị trường nước ngoài. Tôi cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay chính là phải đầu tư công nghệ cao để tăng giá trị, hạ giá thành thì mới cạnh tranh tốt được.
Theo Danviet
Chậm hỗ trợ tiền sau "bão" dịch tả lợn châu Phi: Dân kiệt sức Sau hơn 4 tháng bị dịch tả lợn châu Phi tấn công dữ dội đến "trắng tay", đến giờ hàng nghìn hộ dân ở Hưng Yên, Thái Bình... vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ tiêu hủy lợn dịch khiến bà con ngày càng kiệt quệ. Bà Nguyễn Thị Bình, chủ trang trại lợn ở Ninh Bình mòn mỏi chờ hỗ trợ. Nông...