Còn thương…
Ngày đó, chia tay một chàng trai trẻ đẹp, phong độ sánh bước bên người con gái khác, giờ đón về là một ông lão già nua, bệnh tật.
Bạn nói người ngoài mình còn tha thứ được huống hồ đây là cha của con mình
Biết bạn từ thuở sinh viên, vì bạn là cô gái xinh đẹp, giỏi giang lại làm công tác đoàn đội sôi nổi ở trường chứ không học cùng ngành.
Tôi dân tỉnh lẻ đi học phải ở ký túc xá, chật vật đi làm thêm phụ giúp gánh nặng học phí với cha mẹ, còn bạn là dân thành phố chính hiệu, sinh trưởng trong một gia đình khá giả.
Mấy mươi năm sau khi ra trường không gặp nhau, rồi nhờ tham gia vào nhóm cựu sinh viên cùng khóa chúng tôi mới kết bạn với nhau. Và rồi, do tương đồng quan điểm sống, chúng tôi thành bạn tâm giao chia sẻ những câu chuyện đời thường.
Ảnh mang tính minh họa – Rawpixel.com
Cuộc sống tuổi trên 60 của bạn mấy năm qua là điều nhiều người, trong đó có tôi, mơ ước. Bạn đi đây, đi đó, tự do, tự tại không hề vướng bận. Bạn chọn ăn chay trường, đi du lịch và từng sống trải nghiệm làm công quả trong nhiều ngôi chùa.
Video đang HOT
Ngược về quá khứ, bạn kể sau khi tốt nghiệp, bạn được giữ lại làm giảng viên một thời gian nhưng sau đó xin nghỉ để về làm cho công ty gia đình. Trong thời gian này bạn cũng yêu và kết hôn. Đến lúc sinh con chưa đầy 1 tuổi thì công ty gia đình phá sản, chồng bạn ra ngoài có người tình mới nên bạn ly hôn.
Câu chuyện bạn kể được hiểu ngắn gọn trong vài ba sự kiện nhưng đều là những sự kiện quan trọng của cả đời người. Thương bạn một thuở lao đao sóng gió, nhưng may mắn sau khi “trải qua một cuộc bể dâu” cuộc sống của bạn dần ổn định lại.
Sau ly hôn, bạn không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi con khôn lớn, trưởng thành đến khi có gia đình riêng, kinh tế cho phép nên bạn chọn cuộc sống nhàn du. Là người biết buông bỏ, cuộc sống của bạn luôn an nhiên, hạnh phúc bên con cháu ở tuổi xế chiều.
Rồi cách đây mấy tháng, bỗng nhiên thấy bạn nhắn tin thông báo rằng bạn tái hôn với… cựu ông xã vì anh đã chia tay vợ sau, do tuổi chênh lệch quá nên 2 người không hợp và chồng bạn cũng mới trải qua cơn bạo bệnh, đã thấu hiểu nhân sinh, giờ một mình không ai chăm sóc. Bạn vì vẫn còn thương nên bỏ qua chuyện xưa, về lại với nhau nương tựa lúc tuổi già.
Ảnh mang tính minh họa – FreePik
Nhận được tin từ bạn, tôi vẫn nhắn lại chúc mừng, nhưng trong lòng thực sự ngổn ngang, có điều gì đó làm tôi nghèn nghẹn… Bạn chia tay ngày con mới sinh, giờ cháu nội đã lên 10. Ngày đó, chia tay một chàng trai trẻ đẹp, phong độ sánh bước bên người con gái khác, giờ đón về là một ông lão già nua, bệnh tật. Bạn nói người ngoài mình còn tha thứ được huống hồ đây là cha của con mình sao mình không thể bỏ qua.
Tận đáy lòng, tôi mong bạn đúng. Mấy tháng nay, luôn quan sát cuộc sống của bạn. Và thật may, nhìn bạn vui tươi, thấy được sự rạng ngời trong ánh mắt dù cho hạnh phúc lứa đôi kia đến muộn ở tuổi xế chiều.
Biếu 2 triệu đồng tiêu Tết, con gái rưng rưng trước câu nói của cha
Tôi biếu bố mẹ 2 triệu đồng để tiêu Tết. Thế nhưng, hai người không nhận, còn nói một câu khiến tôi rưng rưng.
Tôi sống ở TP.HCM được gần 10 năm. Với mức lương nhân viên văn phòng, tôi không có cơ hội mua nhà ở đây. Tôi, chồng và 2 cô con gái đang sống cảnh nhà thuê ở vùng ven thành phố.
Quê chồng tôi ở Quảng Nam, còn quê tôi ở Đồng Tháp. Dịp Tết, chúng tôi chọn về thăm bên ngoại trước, rồi mới về nhà nội. Năm kế tiếp thì đổi lại, đi nội rồi mới về ngoại.
Việc di chuyển không có gì mệt mỏi nhưng tiền mua vé máy bay, thuê xe tiêu tốn rất nhiều chi phí. Năm nào, vợ chồng tôi cũng trông vào thưởng Tết để có tiền về quê.
Những năm trước, thu nhập của vợ chồng tôi ổn định, chi tiêu Tết xong thì còn dư một ít. Thế nhưng, từ dạo dịch Covid-19, công việc của chồng tôi chật vật, thu nhập bấp bênh. Cho nên, hai năm dịch bệnh, chúng tôi không về quê ăn Tết.
Bố mẹ già chỉ mong con cháu sum vầy ngày Tết. (Ảnh minh họa: Hoàng Hà).
Tháng 11/2022, chồng tôi bị mất việc. Công ty giải thể, anh tìm việc thời vụ, chờ qua Tết tính tiếp.
Chồng không có thưởng Tết, chuyện về quê của gia đình tôi có vẻ khó khăn. Thế nhưng, hai năm không về nhà khiến chúng tôi rất day dứt, thương bố mẹ ngóng trông. Bố mẹ hai bên đều lớn tuổi, gặp được con cháu thì mới vui.
Suy tính tới lui, chúng tôi quyết định bán 3 chỉ vàng phòng thân để có tiền về quê ăn Tết. Tuy nhiên, tôi bàn với chồng không về ngoại vào dịp này. Bởi nhà ngoại dù gì cũng gần hơn, chúng tôi có thể về các dịp lễ trong năm.
Cuối tuần trước, vợ chồng tôi gửi các con cho người bạn rồi chạy xe máy về Đồng Tháp thăm bố mẹ tôi. Chúng tôi ở với bố mẹ hai hôm rồi xin phép Tết này không về.
Trước lúc trở lại thành phố, tôi có biếu bố mẹ 2 triệu đồng tiêu Tết. Bố mẹ không nhận nên tôi cố nhét vào tay mẹ.
Lúc này, bố tôi đứng lên vỗ vai chồng tôi: "Bố mẹ biết năm nay vợ chồng con cũng vất vả, thiếu thốn. Tụi con cứ để dành tiền đó mà phòng thân. Tết ở quê, bố mẹ chẳng cần mua sắm gì nhiều. Năm sau, vợ chồng ráng thu xếp một chuyến về chơi để ba mẹ gặp cháu nhiều một chút".
Nghe bố nói, mắt tôi rưng rưng, còn chồng tôi luôn miệng cảm ơn bố mẹ. Mẹ trả lại tiền, rồi vuốt má tôi một cách dịu dàng. Bất chợt, mẹ như nhớ ra điều gì, vội vàng chạy xuống sau nhà.
Khoảng 15 phút sau, mẹ khệ nệ xách một gói lạp xưởng, mứt dừa, mứt bí, mấy trái bưởi... đưa cho vợ chồng tôi. Mẹ bảo: "Hai đứa đem về thành phố mà ăn Tết, chia một phần biếu cho bên nội giúp mẹ. Tụi con và hai cháu phải giữ gìn sức khỏe, đi đứng cẩn thận đó".
Về đến nhà, vợ chồng tôi mở túi quà của mẹ ra xem thì thấy trong gói mứt dừa có một tờ giấy gấp đôi. Tôi mở tờ giấy ra, thấy 4 tờ tiền 500.000 đồng. Tôi ôm mặt khóc nức nở.
Chồng choàng tay, ôm vai tôi an ủi. Hai đứa nhìn ra đường, không nói được câu nào, Tết đã rộn ràng nhưng sao rưng rưng thế.
"Sống thử" với người yêu có nên rạch ròi chuyện tiền bạc? Nhiều cặp đôi yêu nhau đã lựa chọn "sống thử" để được gần gũi, cùng nhau chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống. Thế nhưng, chuyện tiền bạc giữa hai người nên xử lý thế nào cho hợp lý? Yêu nhau suốt 2 năm, đến khi tốt nghiệp đại học thì N.V.N quyết định về sống chung với bạn gái kém mình...