Con thỏ bí ẩn trong tai bức tượng Mandela
Chính phủ Nam Phi đã yêu cầu gỡ bỏ con thỏ, vốn được đặt một cách kín đáo vào tai bức tượng Nelson Mandela mới được khánh thành gần đây, các quan chức hôm thứ Tư (22/1) cho biết.
Các nghệ nhân, những người dựng lên bức tượng bằng đồng cao 9m tại Pretoria, đã bí mật đặt một con thỏ vào tai của bức tượng mà không được sự cho phép của chính phủ.
“Chúng tôi muốn khôi phục lại tình trạng nguyên vẹn của bức tượng sớm nhất có thể,” Mogomotsi Mogodiri phát ngôn viên tới từ Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Nam Phi cho biết.
Chính phủ nói rằng họ không hề biết tới sự tồn tại của con thỏ cho tới khi một tờ báo địa phương lên tiếng.
Hai thợ điêu khắc Andre Prinsloo và Ruhan Janse van Vuuren – người đặt thêm con vật này như một “chữ ký” vào bức tượng, đã xin lỗi vì việc làm của mình.
“Chúng tôi chấp nhận lời xin lỗi của họ,” Mogodiri nói, đồng thời cho biết hiện vẫn chưa rõ sẽ phải mất bao lâu để lấy con thỏ ra khỏi tai của bức tượng.
Video đang HOT
Chủ công ty chịu trách nhiệm dựng nên bức tượng, đơn vị thuê hai nghệ nhân, cho biết hành động của các thợ điêu khắc là “rất đáng tiếc” và gần giống như một “trò đùa tinh quái vô nghĩa”.
Theo Dali Tambo, chủ tịch của Koketso Growth, từ đầu họ đã quyết định chống lại việc khắc tên tác giả lên bức tượng. Tuy nhiên tên của các nghệ nhân sẽ được ghi lên một tấm biển đặt gần đó.
“Thật đang tiếc khi các thợ điêu khắc lại chọn các này để thể hiện quan điểm của họ về việc không ký lên bức tượng,” Tambo nói.
Bức tượng nặng 4,5 tấn và có chi phí xây dựng khoảng 740.000 USD được khánh thành một ngày sau khi anh hùng chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Nelson Madela được mai táng. Đây cũng là bức tượng Mandela lớn nhất trên thế giới.
Mandela, người trở thành tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi sau 27 năm cầm tù, đã từ trần vào ngày 5/12/2013, thọ 95 tuổi.
Sầm Hoa (Theo Sina/ABC)
Theo VNN
TQ tuần tra trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Trung Quốc sẽ thiết lập các đợt tuần tra trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bằng một tàu tuần tra trọng tải 5.000 tấn, tờ China Ocean News (Trung Quốc) đưa tin ngày 21/1.
Báo TN dẫn nguồn China Ocean News cho biết, Trung Quốc sẽ neo đậu chiếc tàu nói trên tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đảo Phú Lâm là nơi Bắc Kinh ngang nhiên thành lập cái gọi là " thành phố Tam Sa".
"Chính quyền địa phương sẽ dần dần thành lập 3 hệ thống tuần tra thường xuyên tại Tam Sa" bằng chiếc tàu tuần duyên 5.000 tấn này, tờ báo Trung Quốc dẫn thỏa thuận đạt được giữa cái gọi là "chính quyền thành phố Tam Sa" và chính quyền đảo Hải Nam.
Khu trục hạm Hải Khẩu của Trung Quốc sắp xuống Biển Đông diễn tập
Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng trên đảo, cũng như "một hệ thống nhằm chia sẻ dữ liệu an ninh hàng hải".
Mục đích của việc này là nhằm "bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia, thúc đẩy hỗ trợ trên biển, đảm bảo an toàn hàng hải", theo bản tin của China Ocean News. Tuy nhiên, tờ báo này không nói rõ khi nào các cuộc tuần tra được bắt đầu
Gần đây, Trung Quốc liên tiếp có những hoạt động trái phép trên Biển Đông. Cách đó một ngày, Thanh niên đưa tin, một đội tàu thuộc Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc hôm 20/1 rời quân cảng ở tỉnh Hải Nam để tiến hành cái gọi là cuộc tập trận tác chiến ở Biển Đông, theo Tân Hoa xã.
Đội tàu trên gồm có tàu đổ bộ Trường Bạch Sơn và hai khu trục hạm Vũ Hán và Hải Khẩu. Tân Hoa xã khoe rằng Trường Bạch Sơn là tàu đổ bộ lớn nhất của Trung Quốc về trọng tải và được trang bị hệ thống vũ khí tiên tiến. Còn hai tàu kia từng tham gia các cuộc diễn tập lớn.
Binh sĩ Trung Quốc đứng gác trên tàu sân bay Liêu Ninh tại một cảng biển ở đảo Hải Nam
Khi đến Biển Đông, đội tàu này sẽ cùng nhóm tàu ngầm tham gia diễn tập, theo Tân Văn xã, hãng thông tấn lớn thứ 2 của Trung Quốc. Không chỉ ở Biển Đông, đội tàu này cũng sẽ diễn tập tại vùng biển Tây Thái Bình Dương và phía đông Ấn Độ Dương.
Tư lệnh Hạm đội Nam Hải Tương Vĩ Liệt tuyên bố cuộc diễn tập lần này tập trung vào khả năng tác chiến cho các tàu dẫn đầu, tàu ngầm và lực lượng trên không...
Đợt diễn tập được tiến hành trong lúc Trung Quốc đang áp dụng lệnh cấm đánh bắt phi lý cho khu vực chiếm gần 2/3 diện tích Biển Đông, vốn đã bị Việt Nam, Philippines, Mỹ lẫn Nhật Bản lên tiếng phản đối.
Ngày 10/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị trả lời báo chí, nói rõ: Những hoạt động nêu trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp và vô giá trị, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở biển Đông...
"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những việc làm sai trái nói trên, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực", ông Lương Thanh Nghị tuyên bố.
Theo Báo Đất Việt
Tượng Chúa Giêsu được đại tu sau khi bị "trời đánh" Giới chức Brazil đã bắt đầu công tác sửa chữa đối với bức tượng Chúa Giêsu nổi tiếng tại thành phố Rio de Janeiro sau các trận sét đánh mới đây, vốn làm hư hại 2 ngón tay và đầu của bức tượng. Một công nhân đang trèo lên bức tượng để kiểm tra quy mô thiệt hại do sét đánh. Các nhân...