Cơn sốt vàng hủy hoại lịch sử vô giá của Sudan
Khi vào sâu trong sa mạc Sudan để tiếp cận di chỉ khảo cổ Jabal Maragha vào tháng trước, một nhóm nghiên cứu sững sờ vì nó đã biến mất.
Những kẻ săn vàng đã sử dụng những chiếc máy đào bới khổng lồ, phá hủy hầu như hoàn toàn mọi dấu hiệu của di chỉ khảo cổ niên đại 2.000 năm này.
“Chúng chỉ có một mục tiêu duy nhất khi đào bới ở đây, đó là vàng”, Habab Idriss Ahmed, nhà khảo cổ học đã dày công khai quật địa điểm lịch sử này năm 1999, nói. “Chúng đã làm điều điên rồ khi sử dụng máy móc hạng nặng để tiết kiệm thời gian”.
Một cái rãnh do máy xúc của thợ săn vàng lưu lại đã tàn phá di chỉ khảo cổ 2.000 năm tuổi Jabal Maragha hôm 20/8. Ảnh: AFP.
Trong sa mạc nắng như thiêu như đốt Bayoda, cách thủ đô Khartoum khoảng 270 km về phía bắc, nhóm nghiên cứu phát hiện hai thợ điều khiển máy và 5 người đàn ông đang đào vàng. Họ đã đào một cách rãnh lớn, sâu 17 mét và dài 20 mét. Vệt bánh xe hằn lên cát, một số vết lõm sâu xuống đất do xe tải chở thiết bị nặng.
Di chỉ có niên đại từ thời Meroe, giữa năm 350 trước Công nguyên tới năm 350 sau Công nguyên, từng là một khu dân cư nhỏ hoặc một trạm kiểm soát. Từ khi các thợ đào vàng xuất hiện, hầu như không sót lại thứ gì.
“Họ khai quật hoàn toàn khu vực này, bởi đất cấu tạo từ nhiều lớp sa thạch và pyrit”, Hatem al-Nour, giám đốc bảo tàng cổ vật Sudan, nói. “Bởi đá ở đây chứa kim loại nên máy dò sẽ phát tín hiệu, khiến họ tưởng đó là vàng”.
Bên cạnh những tảng đá khổng lồ trong lòng đất, những tay đào vàng xếp những viên đá chạm khắc dấu tích từ thời cổ xưa chồng lên nhau, tạo thành mái che cho phòng ăn. Các nhà khảo cổ học được một cảnh sát hộ tống, người đã đưa những tay săn tìm kho báu tới đồn cảnh sát, nhưng vài giờ sau, chúng đã được trả tự do.
“Chúng đáng lẽ phải ngồi tù và tịch thu máy móc. Luật pháp đã quy định”, Mahmoud al-Tayeb, cựu chuyên gia của cơ quan cổ vật Sudan, nói.
Video đang HOT
Nhưng thay vì bị buộc tội, những kẻ đào vàng lại được thả đi.
“Đây là điều đáng buồn nhất”, Tayeb nói. Ông cũng là giáo sư khảo cổ học, đại học Warsaw.
Tayeb tin rằng thủ phạm thực sự là chủ của những người này, người đã giật dây và lách luật. Các nhà khảo cổ học Sudan cảnh báo đây không phải trường hợp cá biệt mà là một phần của đường dây cướp bóc có hệ thống các di chỉ cổ đại.
Các nhà khảo cổ học xem xét những tảng đá mà thợ đào vàng xếp chồng lên nhau dựng thành nơi nấu nướng ở di chỉ Jabal Maragha hôm 20/8. Ảnh: AFP.
Tại Sai, cù lao dài 12 km trên sông Nile, hàng trăm ngôi mộ bị bọn cướp lục lọi và phá hủy. Một số mộ có niên đại từ thời các pharaoh.
Các nền văn minh cổ đại của Sudan xây dựng nhiều kim tự tháp hơn Ai Cập, nhưng nhiều công trình vẫn chưa được tìm hiểu. Bây giờ, hàng trăm nơi hẻo lánh từ nghĩa trang tới đền thờ đều đang bị những kẻ đào vàng liều lĩnh làm bất kỳ thứ gì có thể cải thiện cuộc sống.
Sudan là quốc gia sản xuất vàng lớn thứ ba châu Phi, sau Nam Phi và Ghana. Hoạt động khai thác mỏ thương mại mang tới 1,22 tỷ USD cho chính phủ Sudan năm ngoái.
Trước đây, người ta thường thử vận may bằng cách mò vàng ở thành phố Omdurman, bên kia sông thủ đô Khartoum, nơi giao nhau giữa sông Nile Xanh và Nile Trắng.
“Chúng tôi thường thấy người lớn tuổi cầm theo bên người cái sàng nhỏ như cái rây phụ nữ trong nhà hay dùng để rây bột”, Tayeb nhớ lại khi ông còn bé. “Họ dùng chúng để tìm vàng”.
Nhưng họ tìm thấy rất ít. Cuối thập niên 1990, người ta bắt đầu trông thấy các nhà khảo cổ học sử dụng máy dò kim loại khi khai thác di chỉ.
“Khi người ta nhìn thấy các nhà khảo cổ học đào và tìm thấy thứ gì đó, họ tin rằng đó là vàng”, ông nói.
Tệ hơn là chính quyền địa phương còn khuyến khích thanh niên thất nghiệp săn vàng lúc rảnh rỗi, cũng như làm ngơ cho những doanh nhân giàu có mang theo máy xúc đi đào vàng.
“Trong số hơn một nghìn địa điểm nổi tiếng ở Sudan, ít nhất 100 địa điểm đã bị phá hủy hoặc hư hại”, Nour nói. “Mỗi cảnh sát phụ trách trông nom 30 điểm. Vậy mà không được trang bị máy móc liên lạc hay phương tiện di chuyển phù hợp”.
Nhà khảo cổ học Habab Idriss Ahmed tại di chỉ Jabal Maragha hôm 20/8. Ảnh: AFP.
Với Tayeb, nguyên nhân sâu xa không phải thiếu người canh gác, mà là thái độ của chính phủ.
“Cảnh sát không phải vấn đề”, ông nói. “Vấn đề ở chỗ cách ta đối xử với lịch sử, với di sản của đất nước. Đây mới là trọng tâm. Nhưng chính phủ lại không coi di sản là ưu tiên hàng đầu, vậy người ta có thể thay đổi gì?”
Di chỉ khảo cổ bị phá hủy càng tăng thêm nỗi đau cho đất nước đang trải qua nội chiến kéo dài giữa các nhóm sắc tộc, phá hủy bản sắc văn hóa chung của dân tộc.
“Di chỉ rất quan trọng đối với sự thống nhất người Sudan”, Nour nói. “Họ có chung niềm tự hào là lịch sử”.
Đào được hai cục vàng 3,5 kg 14 Cơn sốt tìm kho báu lên đỉnh điểm ở Ba Lan 12 Phu vàng trong rừng già Amazon
Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện giếng khí đốt lớn nhất lịch sử
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan thông báo phát hiện giếng khí đốt lớn nhất lịch sử ở Biển Đen và hy vọng đưa vào sử dụng năm 2023.
"Tàu khoan Fatih của chúng tôi đã phát hiện trữ lượng 320 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên ở giếng Tuna-1", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu trên truyền hình tại thành phố Istanbul hôm 21/8. "Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện giếng khí đốt tự nhiên lớn nhất trong lịch sử của mình ở Biển Đen".
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu trên truyền hình hôm 21/8. Ảnh: Xinhua.
Fatih, tàu khoan dầu khí đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ, được đặt theo tên quốc vương Ottoman Fatih Sultan Mehmet, người chinh phục Constantinople, tức Istanbul ngày nay, vào năm 1453. Tàu đã phát hiện khí đốt ở giếng Tuna-1 ngoài khơi bờ biển thị trấn Eregli, phía bắc tỉnh Zonguldak, sau khi bắt đầu tìm kiếm ngày 20/7.
"Thánh thần đã mở ra cánh cửa của cải chưa từng có cho chúng ta", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói, thêm rằng rất có thể sẽ có thêm nhiều phát hiện khí đốt tự nhiên mới tại cùng khu vực trong tương lai gần.
Ông cũng hy vọng khí đốt ở Biển Đen sẽ đến tay người tiêu dùng Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2023, vào dịp kỷ niệm 100 năm quốc khánh nước này.
Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng phát hiện này có thể giúp chấm dứt việc nhập khẩu năng lượng từ các nước, trong đó có Nga, vốn có chi phí cao vào thời điểm đồng nội tệ suy yếu và nền kinh tế trở nên mong manh hơn vì Covid-19. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng cần cẩn trọng với việc đánh giá quá cao tầm quan trọng của mỏ khí đốt trên, chỉ ra rằng hoạt động khoan dưới biển sâu rất tốn kém và mất nhiều thời gian.
Tàu khoan dầu khí Fatih của Thổ Nhĩ Kỳ đi qua eo biển Bosphorus hướng về phía Biển Đen hồi tháng 5. Ảnh: AP.
Đường ống khí đốt Nga - Đức chậm tiến độ vì Mỹ Putin tố Bulgaria trì hoãn tuyến khí đốt huyết mạch Nga khởi công đường ống khí đốt tới Trung Quốc Trung Quốc bỏ thỏa thuận khí đốt 5 tỷ USD với Iran Mỹ ra dự luật trừng phạt công ty lắp đường ống khí đốt Nga
Nạn 'nhậu xong ngủ đường' tấn công Okinawa Giới chức Okinawa báo cáo xu hướng ngủ ngay trên đường sau khi nhậu nhẹt không giảm bất chấp Covid-19. Cảnh tượng người làm công ăn lương ngủ lại trên tàu sau một buổi tối ra ngoài ăn chơi thường thấy ở Nhật. Nhưng các nhà chức trách trên đảo Okinawa lại lo lắng về một xu hướng mới đáng lo ngại của...