Cơn sốt tác phẩm số NFT đã trở lại?
Không còn là cuộc chơi của giới đầu tư tiền ảo, ngày càng có nhiều các nghệ sĩ bắt đầu dấn thân vào NFT với sự nở rộ của chợ số và các startup có liên quan.
NFT (Non-fungible token) là dạng vật phẩm số không thể bị chia nhỏ, được lưu trữ vĩnh viễn trên chuỗi khối (blockchain), qua đó không thể bị làm giả, sửa chữa hoặc chiếm đoạt quyền chủ sở hữu một cách phi pháp.
Cùng với cơn sốt tiền ảo từ đầu năm nay, NFT cũng tạo ra cơn sốt với tác phẩm NFT đắt giá nhất được bán đấu giá thành công hồi tháng 3. Đó là bức tranh “Everydays: The First 5,000 Days” có giá 69 triệu USD của họa sĩ nghệ danh Beeple.
NFT đã biến việc buôn bán các tác phẩm số trở nên khả thi.
Nhưng khi thị trường tiền ảo đi xuống, cơn sốt NFT bắt đầu hạ nhiệt, khiến người ta hoài nghi phải chăng bong bóng NFT đã phát nổ.
Trái ngược điều đó, gần đây, mọi sự chú ý lại được đổ dồn sang NFT khi càng lúc càng có nhiều hơn các nghệ sĩ tích cực tham gia thị trường này cùng lúc với sự nở rộ của chợ số và các startup về NFT.
Nhộn nhịp chợ NFT
Hôm 24/6, Binance đã nổ phát súng tiếp theo ở thị trường NFT bằng việc khai trương chợ số của riêng mình, trưng bày các tác phẩm của 100 nghệ sĩ tài năng trên khắp thế giới. Cùng với đó, Binance cho phép người dùng cá nhân tự trưng bày và buôn bán các tác phẩm do bản thân tự sáng tác.
Video đang HOT
Cú nổ ở sàn tiền số lớn nhất thế giới đã kéo dòng tiền vào NFT tăng mạnh. Cùng thời điểm, một chợ số khác là Rarible thông báo đã gọi được 14,2 triệu USD ở vòng gọi vốn Series A, theo sau là chợ số OpenSea gọi được 23 triệu USD, SuperRare gọi được 9 triệu USD. Trước đó, Bitski đã gọi được 19 triệu USD để trở thành Shopify ở thị trường NFT.
Người người bán NFT
Cùng với sự nở rộ của chợ số NFT, cảnh người bán kẻ mua cũng dần trở nên nhộn nhịp. Tuần trước, cha đẻ World Wide Web quyết định bán đấu giá mã nguồn nguyên thủy mà ông từng dùng để tạo ra cơ sở cho sự kết nối của hàng triệu website ngày nay.
Nhưng giờ đây câu chuyện số hóa tác phẩm nghệ thuật và đem bán dưới dạng NFT đã không còn là chuyện riêng của dân công nghệ. Họa sĩ Beeple cho biết, đang hợp tác với cựu số 1 thế giới Andy Murray để số hóa khoảnh khắc tay vợt người Anh này giành chức vô địch Wimbledon 2013, một trong bốn giải Grand Slam lớn nhất của môn quần vợt.
Sức hút của NFT còn thu hút Marvel, xưởng sản xuất phim siêu anh hùng nổi tiếng nhà Disney. Marvel cho biết, đã bắt tay hợp tác với VeVe để phát hành bộ sưu tập, mô hình 3D dạng NFT của các siêu anh hùng trứ danh như Spider-Man, nhóm Avengers vào cuối năm nay.
Ngày càng có nhiều chợ NFT được mở ra để người dùng tham gia buôn bán.
Câu chuyện bán tác phẩm số chắc chắn không thể thiếu các ca sĩ, nhạc sĩ. Hồi tháng 3, Kings of Leon đã trở thành nhóm nhạc đầu tiên phát hành album mới dưới dạng NFT.
Giờ đây đã có thêm nhiều nghệ sĩ toàn cầu làm điều này. Rapper nổi tiếng Jay-Z, chồng nữ danh ca Beyoncé, sẽ bán đấu giá album đầu tay Reasonable Doubt dưới dạng NFT.
Còn ít ngày trước, đoạn video miêu tả chân dung Lady Gaga đã được bán với giá 15.120 USD ở nhà bán đấu giá Phillips trong tuần lễ nghệ thuật đương đại ở New York. Đây là tác phẩm NFT lấy cảm hứng từ bức họa cái chết của Marat năm 1793.
Việc các nhà bán đấu giá danh tiếng như Phillips, Christies hay Sothebys chấp nhận bán đấu giá tác phẩm NFT và thanh toán bằng tiền ảo hứa hẹn mở ra một chương mới cho sự phát triển của nghệ thuật đương đại.
Lan đột biến thành vật phẩm số giá nghìn USD
Lan đột biến được mã hóa thành tài sản NFT để giao dịch, nhưng người mua sẽ chỉ sở hữu lan dạng kỹ thuật số, trên mạng blockchain.
Những vật phẩm "Lan NFT" bắt xuất hiện trên sàn giao dịch OpenSea một tuần trở lại đây. Người mua có thể sở hữu sản phẩm này thông qua hình thức đấu giá và giao dịch bằng tiền mã hóa, phổ biến nhất là đồng ETH. Với tính chất của NFT, chủ sở hữu có thể chứng minh mình là chủ sở hữu duy nhất của "cây lan" này, tương tự việc sưu tầm lan đột biến ngoài đời thực.
Mỗi cây lan thuộc cùng một giống sẽ được đánh số để phân biệt.
"NFT lan đột biến" xuất hiện không lâu sau cơn sốt NFT trên khắp thế giới hồi đầu năm nay. Về cơ bản, NFT (Non-Fungible Token) là một chứng chỉ xác thực kỹ thuật số không thể sao chép, được lưu trữ trong một blockchain và được sử dụng để đại diện cho quyền sở hữu các loại hàng hóa điện tử. Với tính chất này, bất cứ sản phẩm kỹ thuật số nào cũng có thể trở thành NFT và có thể dùng để sưu tầm, hay mua bán.
Với lan đột biến, để trở thành NFT, đơn vị phát hành token này đã sử dụng công nghệ AR để đưa những cây lan ngoài đời thực thành dạng kỹ thuật số. Sau đó sử dụng các công nghệ như smart contract, blockchain... biến chúng thành NFT. Đây cũng là điểm khác biệt của lan NFT với lan ngoài đời thực. Người mua lan đột biến NFT thực chất sẽ sở hữu phiên bản kỹ thuật số cây lan đó và được công nhận trên mạng blockchain, chứ không sở hữu cây thật.
"Với hình thức này, người mua lan đột biến sẽ không sở hữu bản vật lý của cây lan để thưởng thức, nhưng bù lại, không cần tốn công chăm sóc mà vẫn khoe việc mình sở hữu cây lan này. Đồng thời, chúng cũng không bị mất đi và có thể giao dịch trên khắp thế giới", Phan Đức Nhật, chuyên gia về đầu tư tiền số nhận định.
Khi đưa lên sàn, giá trị của NFT lan đột biến được quyết định dựa trên cộng đồng thông qua đấu giá. Theo lý thuyết, những dòng lan hiếm, có giá trị cao ngoài đời thực cũng sẽ có giá trị cao khi trở thành NFT.
Để tạo sự khác biệt về giá trị, các loại lan khác nhau sẽ có thời gian và số lượng NFT phát hành khác nhau. Một dự án tạo lan NFT mới xuất hiện gần đây dự kiến tung ra NFT cho 10 dòng lan đột biến. Những dòng lan đột biến có giá trị càng cao sẽ được phát hành với số lượng càng thấp.
Chẳng hạn, dòng lan Phú Thọ có giá thị trường 100 USD mỗi cây, lan HO giá 250 USD mỗi cây, sẽ có tối đa 2.000 NFT được phát hành. Trong khi loại lan Ngọc Sơn Cước có giá 10.000 USD/cây, hay lan Cờ Đỏ 12.500 USD/cây, sẽ chỉ có tối đa 100 NFT được phát hành. Mỗi NFT sẽ được đánh số để tạo sự khác biệt.
Lan đột biến NFT được tạo bởi Varchain và giao dịch trên sàn OpenSea.
Theo ghi nhận trên sàn OpenSea tính đến 20/6, mới có khoảng hơn 100 NFT lan được đưa lên đây. Số lượng giao dịch cũng chưa nhiều và hiện mức đấu giá cao nhất cho một lan NFT là 0,2 ETH (khoảng 10 triệu đồng).
Chuyên gia Phan Đức Nhật cho rằng, người đầu tư nên cân nhắc khi mua NFT lan cũng như bất cứ loại NFT nào. Bởi tương tự các loại tiền điện tử hay vật phẩm kỹ thuật số khác, giá trị của chúng có thể lên tới hàng triệu USD nếu được quan tâm và săn lùng, nhưng cũng có thể bằng 0 nếu không được giao dịch.
Theo một chuyên gia về blockchain, mức độ rủi ro với NFT còn phụ thuộc vào hợp đồng (smart contract) với vật phẩm đó, chẳng hạn có những hợp đồng đi kèm điều khoản cho phép người mua được sở hữu phiên bản thật của vật phẩm. Tuy nhiên, điều này chưa khả thi khi áp dụng với lan NFT.
Kể từ khi ra đời vào năm 2017 và tạo cơn sốt vào đầu năm nay, NFT từng được áp dụng trên nhiều lĩnh vực như âm nhạc, hội họa, vật phẩm game... Với các tính chất, như tính duy nhất, dễ dàng xác minh trên blockchain, tính bền vững, người sở hữu NFT có thể chứng minh quyền sở hữu để tạo ra các bộ sưu tập kỹ thuật số, hoặc kiếm lời từ việc mua đi bán lại vật phẩm.
Thế giới từng ghi nhận nhiều vật phẩm NFT được đánh giá "kỳ quặc", chẳng hạn NFT của cuộn giấy vệ sinh dưới dạng ảnh từng được bán với giá hơn 3.000 USD, ảnh meme hình mèo giá 83.000 USD, hay câu tweet của nhà sáng lập Twitter được bán với giá 2,9 triệu USD.
Chân dung người bỏ 69 triệu USD mua một bức ảnh mạng Danh tính 2 người sở hữu bức ảnh NFT (Non Fungible Token) với giá 69,3 triệu USD đã được tiết lộ. Trong bài đăng trên blog của quỹ đầu tư Metapurse ngày 31/3, 2 người mua bức ảnh NFT với giá kỷ lục chính là các nhà sáng lập của quỹ, Vignesh Sundareson và Anand Venkateswaran. Sundareson và Venkateswaran đã trả 69,3 triệu...