Con số thương vong khổng lồ nếu Triều Tiên dội tên lửa Washington
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 của Triều Tiên đủ sức tấn công thủ đô Washington D.C, Mỹ và gây ra thương vong cực lớn, giới chuyên gia nhận định.
Tên lửa Hwasong-15 Triều Tiên phóng thử ngày 29.11.
Theo National Interest, ngay sau vụ phóng tên lửa, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA tuyên bố Hwasong là mẫu ICBM trang bị đầu đạn cực lớn, đủ sức tấn công mọi mục tiêu trên đất Mỹ.
Vụ phóng ngày 29.11 ghi nhận cột mốc đáng chú nhất từ trước đến nay. Tên lửa bay cao tới 4.500km và xa 950km, rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.
David Wright, nhà khoa học chuyên nghiên cứu tên lửa Triều Tiên nhận định, nếu tên lửa bay theo quỹ đạo thông thường, trang bị một đầu đạn hạt nhân, nó có thể bay xa 13.000km.
“Thủ đô Washington D.C, Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và các công trình quan trọng đều nằm trong tầm bắn của tên lửa Triều Tiên”, ông Wright nói.
Theo giới chuyên gia, Triều Tiên không tiết lộ cụ thể về quá trình phát triển, thử nghiệm mẫu tên lửa Hwasong-15, cũng như đầu đạn hạt nhân gắn trên tên lửa này.
Mẫu ICBM mạnh nhất của Triều Tiên nhiều khả năng đóng vai trò răn đe hơn là sẵn sàng sử dụng trong môi trường chiến đấu. Nhưng điều gì xảy ra nếu Hwasong-15 tấn công thủ đô Washington, Mỹ?
Hwasong-15 là mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa mạnh nhất của Triều Tiên.
Video đang HOT
Alex Wellerstein, chuyên gia Viện Công nghệ Stevens ở New Jersey, mới đây đã ước tính con số thương vong nếu kịch bản tồi tệ nhất như vậy xảy ra.
Ông Wellerstein giả định đòn tấn công hạt nhân của Triều Tiên nhằm vào khu vực trung tâm Washington, với sức công phá 250kt. Đây cũng là sức công phá mà các chuyên gia ước tính trong vụ thử hạt nhân của Triều Tiên hồi tháng 9.
Sóng xung kích từ vụ nổ phá hủy hoàn toàn Nhà Trắng, tòa nhà Quốc hội Mỹ và các công trình tưởng niệm quan trọng.
Tỷ lệ thương vong 100% trong bán kính của quả cầu lửa khổng lồ. Nhiệt độ khi đó lên tới hàng trăm triệu độ C, nóng gấp 4-5 lần phần lõi của Mặt trời.
Những người may mắn sống sót qua đợt sóng xung kích từ vụ nổ hạt nhân phải đối mặt với phóng xạ, cơn gió thổi hơi nóng lan tỏa ra khu vực lân cận. Ngay cả những người ẩn náu dưới các tầng hầm sâu nhất cũng có thể chết vì ngạt thở, chết cháy hoặc chết vì thiếu nước sạch.
1 triệu người thương vong nếu tên lửa mang đầu đạn hạt nhân Triều Tiên đánh trúng Washington, Mỹ.
Môi trường chết chóc bao trùm khu vực rộng 165km2 trong nhiều tuần sau đó. Phóng xạ khiến nơi trúng tên lửa hạt nhân không thể sinh sống được trong nhiều năm sau đó.
Con số thương vong cuối cùng trong kịch bản giả định của ông Wellerstein là 412.880 người chết và 527.490 người bị thương, tổng cộng lên tới gần 1 triệu người.
Tuy vậy, đây chỉ là kich bản giả định. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un không hề muốn mất hàng tỷ USD, hàng năm trời nghiên cứu chỉ để tấn công hủy diệt thành phố Mỹ.
Làm chủ công nghệ hạt nhân và chế tạo tên lửa đạn đạo là chìa khóa để Triều Tiên chiếm ưu thế trên bàn đàm phán với Mỹ, giới chuyên gia nhận định.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, Nikki Haley ngày 29.11 cũng cảnh báo, “Triều Tiên sẽ bị hủy diệt hoàn toàn nếu phát động chiến tranh nhằm vào Mỹ”.
Theo Danviet
Sức mạnh của hệ thống tên lửa Nga bán cho đồng minh của Mỹ
Nga đã đạt được thỏa thuận bán hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 Triumf cho Ả Rập Saudi, đồng minh thân cận với Mỹ.
Ả Rập Saudi đã đồng ý mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 Triumf của Nga vào ngày 5.10. Đây là lần thứ 2 một đồng minh của Mỹ mua hệ thống vũ khí này trong vòng 1 tháng qua. Vào tháng 9, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã chi 2,5 tỷ USD để mua hệ thống S-400 của Moscow, làm gia tăng căng thẳng giữa Washington và Ankara.
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 Triumf được đánh giá có khả năng ngang bằng với hệ thống tên lửa MIM-104 Patriot của Mỹ.
S-400 Triumf, được NATO định danh là SA-21 Growler, là hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa thế hệ thứ 4 do Nga phát triển từ năm 1993.
Hệ thống S-400 có thể bắn hạ máy bay có người lái, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.
Mặc dù vậy, S-400 không thể va chạm trực tiếp với các đầu đạn đang bay tới.
Tầm bắn của hệ thống S-400 từ 240 km đến 400 km.
Với tầm bắn ngắn nhất 240 km, hệ thống sử dụng các tên lửa 48N6 được trang bị đầu đạn nặng 143 kg.
Đối với tầm bắn đối đa, các tên lửa 40N6 được sử dụng, nhưng thông số chi tiết của chúng không được tiết lộ.
Hệ thống radar S-400 có thể phát hiện các mục tiêu từ khoảng cách xa 600 km.
Các hệ thống S-400 hiện tại đang được triển khai tại Kaliningrad, Crimea ở Nga và Syria.
Ngoài Ả Rập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ, Nga cũng xuất khẩu hệ thống tên lửa S-400 sang các nước khác. Năm 2015, Trung Quốc mua 6 hệ thống S-400 và Ấn Độ mua 5 hệ thống này vào năm 2016.
Theo Danviet
Mỹ có thể xem xét phương án quân sự với Triều Tiên Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cho biết Washington đang xem xét tất cả các phương án, bao gồm cả quân sự lẫn ngoại giao, để xử lý mối đe dọa từ chương trình vũ khí của Triều Tiên. Phó Tổng thống Mike Pence (Ảnh: ABC) "Điều mà các bộ trưởng cũng như tổng thống đã nói rất rõ, đó là chúng tôi...