Con sinh thiếu tháng 1,39kg, da nhăn nheo, 6 tháng sau mẹ bật khóc vì may đã không vứt bỏ
Nhìn con nhỏ xíu 1,39kg, da đen, nhăn nheo, sức khỏe yếu, bà mẹ không khỏi xót xa.
Bất kì người mẹ nào khi mang thai cũng đều mong muốn được “vuông tròn hạnh phúc” và đón nhận cảm giác thiêng liêng diệu kì khi thiên thần của mình chào đời khỏe mạnh, đủ ngày, đủ tháng. Thế nhưng, không phải em bé nào cũng may mắn được như vậy… Vì một số lý do, không ít những em bé chào đời sớm hơn thời gian dự kiến. Việc sinh non khi bé chưa phát triển hoàn thiện có thể khiến em bé yếu hơn và cũng vì vậy mà cha mẹ thêm nhiều phần lo lắng.
Gần đây, trên một cộng đồng dành cho các bà mẹ bỉm sữa tại Thái Lan lan truyền câu chuyện về một em bé sinh non khi mới 30 tuần tuổi. Sau khi nhìn thấy ảnh hiện tại của đứa bé, nhiều người tròn mắt bất ngờ.
Bà mẹ trẻ cho biết mình đã sinh non cô con gái khi bé mới được 30 tuần tuối. Khi đó, bé mới đạt 1,39kg. Nhìn em bé nhỏ xíu, da nhăn nheo nhìn như bà già khiến bà mẹ không khỏi xót xa.
Nhìn con nhỏ bé, da nhăn nheo, bà mẹ không khỏi xót xa.
Bà mẹ Suchat cho biết tâm trạng của cô lúc đó vô cùng lo lắng và xót con. Vừa mới sinh con xong, cơ thể yếu ớt, thêm vào việc sức khỏe của con gái lại đang nguy hiểm, tâm trạng của Suchat lúc đó vô cùng tệ. Bà mẹ trẻ lo lắng đến nỗi bỏ ăn, ngủ cũng chẳng được. Cô chỉ cầu mong sao cho con có thể vượt qua được nguy kịch này.
Bé Arisa được các bác sĩ chắm sóc đặc biệt trong 1 tháng 12 ngày.
Thật may mắn, nhờ sự túc trực và chăm sóc ngày đêm của các bác sĩ, bé Arisa đã kiên cường vượt qua thời gian 1 tháng 12 ngày trong lồng kính. Ngày xuất viện, tình hình của bé đã khá hơn khi đạt hơn 2kg.
Ngày xuất viện, tình hình của bé đã khá hơn khi đạt hơn 2kg.
Cô nhóc giờ đây đã bụ bẫm và rất đáng yêu.
Hiện tại, đã gần 6 tháng trôi qua, bé Arisa đã bước sang tháng tuổi thứ 6. Nhờ được mẹ chăm sóc khéo léo và cẩn thận, cô bé đã phát triển vô cùng tích cực. Cô nhóc “sổ sữa” và nặng đến 8kg. Với các bé 6 tháng tuổi, cân nặng mức trung bình là 7,9kg, tức là bé Arisa đã vượt mức cân nặng trung bình. Điều này chứng tỏ bà mẹ trẻ Suchat đã chăm con quá khéo. Nhìn vào đôi má bụ bẫm của cô nhóc, ai cũng không cưỡng lại mà muốn hôn lên má.
Trên trang cá nhân, mẹ trẻ Suchat rất vui mừng vì sự phát triển vượt bậc của con. Cô thường xuyên khoe những hình ảnh đáng yêu của nhóc tỳ nhà mình, thậm chí còn bật khóc khi nhìn lại hành trình chăm con sinh non, hạnh phúc khi ngày đó đã không vứt bỏ, ruồng rẫy vì chăm con khó.
Video đang HOT
Nhiều người không khỏi xuýt xoa trước độ đáng yêu của Arisa.
Từ một em bé nhăn nheo lúc mới sinh, Arisa giờ đây trở nên bụ bẫm với đôi má phúng phính trông vô cùng đáng yêu. Nhìn vào những bức ảnh này, khó ai tin được cô nhóc này đã từng phải sống trong lồng kính hơn 40 ngày.
Arisa và mẹ trẻ Suchat.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng xuýt xoa khen ngợi mẹ trẻ Suchat khéo chăm con. Nhiều bà mẹ cũng ngỏ ý hỏi xin bí quyết chăm con của bà mẹ trẻ.
Nhiều người ngỏ ý hỏi xin bí quyết nuôi con quá khéo của bà mẹ trẻ.
Những lưu ý khi chăm trẻ sinh non
Sinh con non tháng là điều mà chẳng ông bố bà mẹ nào mong muốn. Thế nhưng vì nhiều lý do đành phải chấp nhận đón con sớm hơn so với dự định. Để có thể chăm con sinh non được tốt nhất, cha mẹ nên tham khảo thông tin từ các bác sĩ, chuyên gia về cách chăm sóc cũng như chế độ dinh dưỡng cho con.
Bên cạnh đó, cha mẹ có thể tham khảo một số lưu ý sau:
1. Môi trường phù hợp
Do hệ thống miễn dịch của bé thiếu tháng còn yếu nên mẹ cần dọn vệ sinh nhà cửa, phòng ốc sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc có hại đến sức khỏe của bé.
Mẹ cần chú ý đảm bảo bé luôn được giữ ấm. Nhiệt độ cơ thể của bé cần rơi vào khoảng 36,5 – 37 độ C.
Với bé sinh non từ 2 – 2,5kg mẹ nên để nhiệt độ phòng trung bình từ 27 – 28 độ C. Với bé sinh non từ từ 2 – 2,5kg, nhiệt độ phòng trung bình là 27 – 28 độ C. Với bé sinh non từ 1,5 – 2kg mẹ nên để nhiệt độ phòng 30 – 32 độ C. Đặc biệt, các bé sinh non dưới 1,5kg cần phải ở trong phòng ấm với mức nhiệt độ khoảng 33 – 35 độ C.
2. Bảo vệ con khỏi nhiễm trùng
Bé sơ sinh thiếu tháng rất dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 khi nhiều người bị cảm lạnh. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng bố mẹ nên tuân thủ các điều sau:
- Không cho bé tiếp xúc với những người bị cảm lạnh hoặc bị nhiễm trùng.
- Không để bất cứ ai hút thuốc ở gần bé.
- Rửa tay thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn.
- Vệ sinh đồ chơi, phòng ốc sạch sẽ.
- Tiêm chủng cho bé theo lời khuyên của bác sĩ.
3. Lưu ý về thời gian ngủ của con
Vì bộ não của bé sinh non chưa phát triển đầy đủ nên bé sẽ ngủ nhiều hơn bình thường và các giấc ngủ thường ngắn hơn. Bố mẹ nên cho bé nằm ngửa khi ngủ để tránh nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.
4. Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Sữa mẹ vô cùng quan trọng với bé sơ sinh. Sữa mẹ có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch của bé. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sinh non, bé sơ sinh không thể bú sữa mẹ trực tiếp.Các mẹ nên theo sát với những hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia về thời điểm bắt đầu cho con bú sữa mẹ.
Lúc đầu, đa phần các bé sinh non cần bú mẹ từ 8-10 lần mỗi ngày. Mẹ không được để bé bị đói quá 4 giờ vì sẽ gây ra tình trạng mất nước. Nếu bé giảm hoặc ngừng tăng cân thì mẹ cần thông báo với bác sĩ.
Về việc ăn dặm, bé sinh non có thể ăn dặm từ 6 tháng tính từ ngày sinh dự kiến (không phải ngày sinh thực tế). Do hệ thống tiêu hóa của bé cần nhiều thời gian để phát triển hoàn thiện.
5. Tư thế bế trẻ
Tốt nhất nên bế trẻ theo tư thế nằm ngang, hạn chế thấp nhất tư thế bế thẳng lưng (bế vác vai). Mẹ nên đặt đầu bé sang tay trái, tay còn lại đỡ lưng và mông hoặc ngược lại.
Ở giai đoạn này, chiều dài đầu của bé chiếm khoảng 1/4 tổng chiều dài toàn thân nên khi bế vác, trọng lượng của toàn bộ phần đầu sẽ dồn áp lực xuống xương cột sống.
Phòng tránh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
Nhiễm trùng sơ sinh là tình trạng rất hay gặp trẻ mới sinh cho đến 28 ngày tuổi. Do mới sinh nên hệ thống miễn dịch cơ quan phòng vệ của cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, nhất là trẻ sinh non dễ bị nhiễm trùng.
Bệnh lý nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Nguồn lây bệnh cho trẻ có thể từ mẹ, người chăm sóc trẻ hay từ môi trường xung quanh trẻ qua da, rốn, đường hô hấp, tiêu hóa...gây bệnh lý nhiễm trùng thường gặp như nhiễm trùng da, nhiễm trùng rốn, nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm ruột, viêm màng não...
Nguyên nhân do da trẻ sơ sinh còn mỏng nên chức năng bảo vệ chưa tốt, ngoài ra còn do sức đề kháng trẻ sơ sinh kém và sự thiếu hiểu biết của gia đình và người chăm sóc trẻ khi chăm sóc trẻ không đúng cách gây tổn thương cho trẻ.
Để hạn chế bệnh lý nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
Do hệ miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện, vì vậy trẻ cần dinh dưỡng tốt để tăng sức đề kháng, hạn chế tiếp xúc tác nhân gây bệnh và chăm sóc vệ sinh trẻ thật tốt là cách để hạn chế bệnh nhiễm trùng cho trẻ.
Đối với trẻ sơ sinh tốt nhất là nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Mẹ phải ăn uống khoa học để sữa mẹ đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Sữa mẹ ngoài cung cấp chất dinh dưỡng còn chứa các kháng thể giúp trẻ giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Trẻ cần tắm rửa mỗi ngày để làm sạch da, hạn chế nhiễm trùng và giúp trẻ thoải mái
Bên cạnh đó, cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc nguồn lây nhiễm trùng. Mẹ và người chăm sóc bé phải vệ sinh sạch sẽ như tắm rửa mỗi ngày không nên kiêng cữ và rửa tay thường xuyên trước khi tiếp xúc trẻ.
Để trẻ không được tiếp xúc với nguồn nguy cơ lây nhiễm nên khi ba mẹ hay người chăm sóc trẻ bị sốt, ho, cảm cúm hay các bệnh lý nhiễm trùng khác không nên trực tiếp chăm sóc trẻ vì nguy cơ lây bệnh cho trẻ. Nếu buộc phải chăm sóc vì không có người thay thế cần đảm bảo mang khẩu trang, rửa tay đúng cách khi chăm sóc trẻ. Để làm được việc này tốt nhất hạn chế người vào thăm trẻ cũng là cách hạn chế nguồn lây bệnh.
Các dụng cụ cần tiệt khuẩn bằng luộc nước sôi hay hấp trước khi cho trẻ dùng như ly, thìa, bình sữa. Các đồ dùng cho trẻ như khăn, quần áo, chăn, gối phải sạch sẽ và nên thay thường xuyên.
Vệ sinh cho trẻ như thế nào?
Trước hết phòng ngủ phải thoáng mát, sạch sẽ, ít ồn ào, ánh sáng vừa phải. Vệ sinh chăm sóc trẻ mỗi ngày đúng cách. Trẻ cần tắm rửa mỗi ngày để làm sạch da, hạn chế nhiễm trùng và giúp trẻ thoải mái. Không nên ủ ấm trẻ quá mức, do dịch bệnh COVID-19 không nên cho trẻ ra ngoài nếu tắm nắng cần qua cửa sổ để bổ sung vitamin D uống mỗi ngày. Chú ý thay tã thường xuyên để hạn chế tình trạng hăm da vùng mang tã.
Đối với việc chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh cần chú ý. Rốn khi chưa rụng và sau rụng còn tiết dịch phải chăm sóc đúng cách mỗi ngày bằng nước muối sinh lý để hạn chế nhiễm trùng. Rốn chưa rụng cần để thoáng không băng rốn và quấn tả dưới rốn. Không tự ý bôi chất lạ vào rốn trước khi hỏi ý kiến của bác sĩ.
Đối với việc chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh cần chú ý.
Việc chăm sóc mắt trẻ sơ sinh cũng được lưu ý, vì mắt trẻ sơ sinh sau khi sinh có thể tiết ít ghèn do phản ứng với thuốc nhỏ mắt phòng ngừa nhiễm trùng mắt sau sinh. Cần rửa mắt trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9% và lau mắt trẻ bằng gòn vô trùng.
Một số trẻ còn tiết ghèn ít hay chảy nước mắt sống kéo dài có thể trẻ bị tắc lệ đạo bẩm sinh. Trẻ cần rửa mắt với nước muối sinh lý mỗi ngày để làm sạch. Không tự ý dùng thuốc hay nhỏ mắt bằng chất lạ trước khi hỏi ý kiến bác sĩ.
Trẻ sơ sinh dễ bị viêm kết mạc sau khi sinh do các tác nhân như lậu, tụ cầu, chlamydia...Do đó khi mắt trẻ sưng đỏ hay có ghèn mủ nhiều phải đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị.
Trẻ sinh non với những nguy cơ mà cha mẹ cần chú ý Trẻ sinh non là những trẻ khi sinh ra dưới 37 tuần tuổi thai. Trẻ sinh càng non đặc biệt dưới 32 tuần thì nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe càng nặng và biến chứng càng cao. Vì một vài lý do nào đó mà thiên thần nhỏ phải chào đời sớm hơn dự kiến, thì cha mẹ cần hiểu những nguy cơ...