Con rể Trump được đề cử giải Nobel Hòa bình
Kushner và cấp phó Berkowitz cùng nhà hoạt động môi trường Thunberg và lãnh đạo đảng đối lập Nga Navalny được đề cử giải Nobel Hòa bình.
Jared Kushner, cựu cố vấn cấp cao của Nhà Trắng, cùng cấp phó của ông là Avi Berkowitz, được đề cử giải Nobel Hòa bình vì đã góp sức cho “Các Hiệp định Abraham”, thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Israel và các quốc gia Arab.
Con rể của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump và Berkowitz, đặc phái viên Trung Đông, đóng vai trò quan trọng trong đàm phán bốn thỏa thuận bình thường hoá giữa Israel và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, Bahrain, Sudan và Morocco.
Alan Dershowitz, luật sư người Mỹ, đã đề cử Kusher và Berkowitz. Ông là giáo sư danh dự trường đại học Luật Havard, đủ điều kiện để đề xuất. Dershowitz là người bảo vệ Trump trong phiên tòa luận tội đầu tiên năm ngoái.
Video đang HOT
Kushner (trái) và cấp phó Berkowitz tham gia Hội nghị Time 100 tại New York hôm 23/4/2019. Ảnh: Time
Hàng nghìn người, từ các thành viên quốc hội khắp thế giới tới những người từng đoạt giải, đủ điều kiện để đề xuất. Danh sách đề cử khép lại vào 31/1 và ủy ban Nobel chưa quyết định người chiến thắng.
Trong số những người được đề cử năm nay có lãnh đạo đảng đối lập Nga Alexei Nalvany, nhà vận động bảo vệ môi trường Greta Thunberg, do các nhà lập pháp Na Uy đề cử.
“Các Hiệp định Abraham”, được tuyên bố từ giữa tháng 8 tới giữa tháng 12/2020, là bước đột phá ngoại giao quan trọng nhất ở Trung Đông trong 25 năm từ khi khu vực này sa lầy vào cuộc đối đầu kéo dài với Israel.
Kushner cho hay ông rất vinh dự khi được đề cử giải Nobel Hòa bình, giải thưởng sẽ được trao vào tháng 10 năm nay.
Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi bị bắt
Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và các quan chức cấp cao trong đảng cầm quyền Myanmar bị bắt trong một cuộc đột kích sáng nay của quân đội.
Myo Nyunt, phát ngôn viên cấp cao đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD), xác nhận bà Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao khác đã bị bắt rạng sáng nay.
"Tôi muốn nói với người dân rằng đừng phản ứng hấp tấp và tôi mong họ hành động theo luật pháp", Nyunt nói, cho biết thêm rằng ông cũng có thể sớm bị bắt theo.
Động thái trên diễn ra sau nhiều ngày leo thang căng thẳng giữa chính phủ dân sự và lực lượng quân đội Myanmar, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra đảo chính sau một cuộc bầu cử bị quân đội nước này cáo buộc "gian lận".
Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi tại một sự kiện ở Tokyo, Nhật Bản, hồi tháng 10/2018. Ảnh: Reuters.
Quốc hội mới của Myanmar dự kiến họp lần đầu tiên vào ngày hôm nay kể từ sau cuộc bầu cử tháng 11, khi đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi đã giành chiến thắng với 346 trên tổng số 412 ghế quốc hội.
Mỹ và một số nước phương Tây hôm 29/1 đã ra tuyên bố chung, cảnh báo chống lại ""bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi kết quả bầu cử hoặc cản trở quá trình chuyển đổi dân chủ của Myanmar".
Quân đội Myanmar ngay lập tức đáp trả hôm 31/1, cáo buộc các nhà ngoại giao nước ngoài đã đưa ra "những giả thuyết không có cơ sở".
Bà Suu Kyi, chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 1991, được người dân Myanmar và thế giới ca ngợi như biểu tượng đấu tranh vì tự do khi đứng lên chống lại chính quyền quân sự dù bị quản thúc suốt 15 năm. Việc đảng NLD của bà thắng cử vào năm 2015 đã mang tới hy vọng thay đổi đất nước.
Thắng phiên tòa luận tội, ông Trump sẽ có 'huy hiệu danh dự'? Ít có khả năng bị kết tội trong phiên tòa của Thượng viện sắp tới, cựu Tổng thống Donald Trump có thể coi đây là một "thành tích" trước những người ủng hộ. Chiến thắng pháp lý và chính trị Tuần đầu tiên mãn nhiệm của cựu Tổng thống Donald Trump dường như đã kết thúc tốt đẹp ở Quốc hội. Hôm 26/1,...