Con rể dọa “cẩn thận không con tống về ngoại”, bố vợ đáp lại bằng nụ cười tươi nhưng hành động tiếp theo của ông mới thực sự “hiểm”
“Tệ nhất là chồng em có tính xấu, 2 đứa động cãi vã là anh dọa ly hôn, đuổi vợ về ngoại hoặc không thì gọi sang nhà trách móc bố mẹ em chiều con gái…”, người vợ kể.
Không hài lòng về vợ là lại dọa đuổi rồi gọi nhà ngoại chỉ trích không biết dạy con. Cách cư xử thiếu “sự trưởng thành” này không ít đàn ông mắc phải. Anh chồng trong câu chuyện dưới đây chính là một ví dụ điển hình.
Câu chuyện như sau: ” Chồng em lúc nào cũng phân biệt nội ngoại. Bố mẹ chồng mà cho gì thì anh nhắc đi nhắc lại như tạc vào đầu vợ. Ngược lại ngoại cho biết bao nhiêu thứ thì anh bơ đi xem như đó là việc đương nhiên, là trách nhiệm của bố mẹ em đối với con gái đi lấy chồng.
Hai đứa em vẫn đang thuê nhà, thương con kinh tế không có, bố mẹ em còn chủ động đóng trước cho cả năm (vì chủ nhà là người quen của bố mẹ em), hai đứa chỉ việc ở, lo làm ăn. Thế mà mỗi lần em nhắc tới là anh ấy gạt ngay bảo: ‘Ông bà trả tiền nhà cho con gái, cháu ngoại ông bà ở chứ cho ai’.
Bài chia sẻ của người vợ
Tệ nhất là chồng em có tính xấu, vợ chồng cứ động cãi vã là anh ấy dọa ly hôn, dọa đuổi vợ về ngoại hoặc không thì gọi sang nhà trách móc bố mẹ em chiều con gái nên giờ đi lấy chồng không biết đường ăn ở”.
Người vợ này tâm sự rằng, với cô chuyện vợ chồng cãi vã, xích mích là khó tránh trong hôn nhân. Cô coi đó là mặt trái của cuộc sống gia đình, sau tranh luận vợ chồng biết bảo nhau hoàn thiện bản thân thì cũng tốt.
Video đang HOT
Tuy nhiên chồng cô động giận vợ lại dọa ly hôn hoặc trách móc nhà ngoại khiến cô ức chế vô cùng. Có điều góp ý nhiều lần, anh không chịu bỏ vào tai, vợ chồng còn thêm to tiếng. Mệt hơn là anh lại sang nhà kể tội vợ khiến bố mẹ cô đau đầu nên cô đành nín nhịn cho cửa nhà yên ổn.
” Chồng em còn ham nhậu, bạn bè rủ là chỗ nào cũng tới ngồi. Vợ nhờ trông con thì khó, bạn gọi đi thì dễ. Cũng vì chuyện này mà vợ chồng xích mích không biết bao nhiêu lần.
Tối hôm trước cũng thế, vợ ốm anh mặc kệ, vẫn hẹn bạn nhậu tới 9h tối mới về. Em ức quá nói anh làm chồng mà sống vô trách nhiệm với gia đình, thế là lập tức anh bảo em hỗn láo, định giơ tay tát vợ. Đúng lúc bố em sang thăm con ốm, thấy ông, anh rút tay lại nhưng đỏ mặt nói: ‘Đấy, bố vào xem con gái bố đó. Chồng uống rượu thôi mà nói lắm. Cứ đà này đừng trách con tống cổ trả cho bố mẹ dạy dỗ lại con gái đó’.
Bố em nghe vậy cười: ‘Tốt quá, anh viết giấy ngay đi để con tôi ký. Tôi cũng đang mong đón con gái cháu ngoại tôi về đây. Để nó sống với người chồng thiếu trách nhiệm như anh chúng tôi mới lo đó’.
Nói xong ông quay sang bảo em: ‘Con còn tiếc gì người đàn ông thế này. Làm đơn đưa chồng ký đi rồi vào dọn đồ đạc của nó bỏ ra ngoài cửa cho bố. Bố sang là để báo cho con biết, căn hộ này bố mẹ mua lại cho con rồi. Mai bố sẽ gọi người đến sửa chữa, lăn sơn lại. Ly hôn đổi đời, nhà cũng phải tân trang lại cho mới’.
Ảnh minh họa
Chồng em nghe trố mắt nhìn bố vợ nhưng ông không thèm nói thêm với anh ấy 1 câu nào. Sau đó, ông đưa mẹ con em về ngoại bảo ở tạm bên đó tới khi sửa xong nhà. Chồng em từ hôm đó tới nay ngày nào cũng nhắn tin xin lỗi nhận sai với vợ, còn sang cả nhà xin lỗi bố mẹ vợ nhưng bố em vẫn giận lắm”.
Trong hôn nhân khó tránh khỏi những khi vợ chồng va chạm nhưng giải quyết mâu thuẫn thế nào, đóng cửa bảo nhau hay lôi phụ huynh vào cuộc chính là sự khác biệt giữa cách cư xử thể hiện sự trưởng thành hay chưa trưởng thành trong tư tưởng của người trong cuộc.
Gia đình là tổ ấm riêng của 2 người, chúng ta phải biết tự chịu trách nhiệm của chính mình. Nội ngoại đôi bên là để vợ chồng chung tay báo hiếu chứ không phải để lôi ra dằn vặt trách móc. Vậy nên không ít người lên tiếng chỉ trích cách hành xử ích kỷ, bảo thủ của người chồng trong câu chuyện trên cũng như tán thành với hành động của bố vợ anh. Họ cho rằng, anh xứng đáng được ông dạy dỗ nghiêm khắc như vậy.
Chồng tuyên bố "rể là khách" và không cần thiết phải về giỗ bố vợ, song lại "ăn đòn cực gắt" của cô vợ cứng rắn
"Anh còn giở giọng bảo rằng, bố em mất mười mấy năm rồi, có phải giỗ đầu đâu mà quan trọng. Anh về được thì về, không thì thôi...", người vợ kể.
Khi đàn ông biết cư xử đúng mực, chăm sóc nội ngoại đôi bên như một thì bất cứ người vợ nào cũng sẵn sàng tự nguyện tận tâm 1 đời vì các anh. Ngược lại nếu chồng thiên vị, đối xử thiếu công bằng với nhà ngoại thì trước sau sóng gió hôn nhân cũng ập tới, giống câu chuyện mới được chia sẻ trên mạng xã hội dưới đây chẳng hạn.
Nội dung câu chuyện như sau: "Bố em mất sớm, chỉ còn mình mẹ nên ngày con gái lúc nào em cũng tự nhủ sẽ lấy chồng gần để có thể chạy đi chạy lại chăm lo cho bà. Cuối cùng mục tiêu đề ra đã thực hiện được nhưng lại không thể thường xuyên chăm lo cho nhà đẻ như mong muốn.
Tại chồng em tư tưởng bảo thủ, lúc nào anh cũng cho rằng phụ nữ lấy chồng là phải toàn tâm toàn sức lo cho nhà nội, ngoại thì gần như hết trách nhiệm. Tất nhiên, phận làm dâu em không ngại chuyện chăm sóc cho bố mẹ chồng. Tuy nhiên việc gì cũng phải có đi có lại. Đằng này bố mẹ anh ốm, anh bắt vợ nghỉ việc trông nom, thậm chí nghỉ cả tuần, cả tháng. Anh nói rằng nhiệm vụ của em là phải thay anh chăm sóc, tận hiếu bố mẹ. Thế nhưng mẹ vợ ốm, em giục được anh sang thăm còn khó chứ chưa nói gì tới chuyện anh tự tay chăm sóc bà".
Bài chia sẻ của người vợ
Sự phân biệt đối xử của chồng đối với nhà ngoại khiến người vợ ấm ức vô cùng. Cô kể, không ít lần cô nhắc nhở, góp ý thẳng thắn với chồng, yêu cầu anh có sự quan tâm công bằng giữa hai nhà nội ngoại. Tuy nhiên chồng cô luôn tỏ thái độ khó chịu và nói rằng "dâu là con, rể là khách". Cô về làm dâu nhà anh đương nhiên phải có trách nhiệm chăm sóc bố mẹ chồng. Ngược lại, rể là khách, anh thích thì sang nhà vợ, không thì thôi, không ai có quyền yêu cầu. Mà anh có về thì cũng chỉ là "khách", không việc gì phải lăn lộn lo việc nhà vợ.
" Hôm cuối tuần là giỗ bố đẻ em. Sáng hôm ấy em dậy sớm giục chồng chuẩn bị đồ đưa vợ con về ngoại thì anh bảo: 'Anh hẹn bạn đi câu rồi. Em về 1 mình đi. Trưa anh về kịp thì ăn cơm bên đó không thì thôi'.
Anh còn giở giọng bảo rằng, bố em mất mười mấy năm rồi, có phải giỗ đầu đâu mà quan trọng. Với lại rể là khách, tới bữa anh về ăn cỗ được rồi.
Nghe tới đây thì em hết nhịn nổi nên nói thẳng: 'Nếu anh nghĩ mình là khách thì tôi nói luôn, giỗ bố tôi chỉ có người trong nhà, con cháu quây quần đoàn tụ chứ nhà tôi không mời khách. Vậy nên anh không cần phải sang ăn nữa.
Ảnh minh họa
Tiện hôm nay tôi nói rõ luôn với anh 1 lần cuối. Cũng giống như anh, lấy vợ là để mang về cho bố mẹ 1 nàng dâu hiền thì tôi lấy chồng là để cha mẹ mình có 1 chàng rể thảo chứ không phải rước về cho họ 1 'ông khách'. Nếu anh đã không coi nhà vợ là gia đình mình thì từ nay cũng đừng mong tôi tận tâm hết lòng vì anh. Không chỉ có hôm nay mà những ngày sau này anh cũng không cần phải sang nhà bố mẹ tôi làm gì'.
Nói xong em dắt xe đưa con về ngoại, tưởng lão ấy sẽ làm căng với vợ mà không sang. Tuy nhiên mẹ con em về nhà đẻ được 1 lúc thì lão phi xe vào sân. Lão niềm nở chào hỏi mọi người nhưng nhìn em với ánh mắt lầm lì, hằn học lắm. 1 tuần nay 2 đứa vẫn chưa đứa nào nói chuyện với đứa nào. Lần này em sẽ làm căng tới cùng đến khi lão biết nhận sai mới thôi".
" Dâu là con, rể là khách", không ít người chồng dựa vào câu nói này làm lý do để trốn tránh trách nhiệm với nhà ngoại. Lúc nào họ cũng nghĩ, về nhà vợ mình được đặc quyền làm "khách", không động chân động tay vào việc nhà ngoại. Ngược lại họ yêu cầu vợ phải lo đủ mọi trách nhiệm với bên nội. Điều này sẽ khiến phụ nữ bất bình bởi dù có bao dung tới đâu thì cũng có lúc họ mệt mỏi mà vùng lên đấu tranh giành lấy sự công bằng cho bản thân và gia đình giống như người vợ trong câu chuyện trên chẳng hạn.
Chàng rể dọa trả con gái cho nhà ngoại dạy lại, nhưng câu trả lời của bố vợ mới khiến anh tái xám mặt mày "Thái độ của con rể, bố mẹ em cũng phần nào biết nhưng vì nghĩ cho con gái nên họ cố tỏ ra vui vẻ, chiều anh ấy hơn...", người vợ kể. Cuộc sống hôn nhân luôn cần có sự quan tâm qua lại giữa vợ chồng cũng như cả hai phải cùng phải xắn tay chăm sóc gia đình lớn. Người chồng...