Con quấy khóc không chịu ngủ, mẹ ra sức dỗ dành mà không biết hành động của mình lại khiến con co giật, tím tái
Biết là có hại cho trẻ sơ sinh nhưng mỗi khi bé khóc, người lớn vẫn dỗ dành trẻ bằng cách này.
Sự ra đời của một em bé với mỗi gia đình vừa là khởi đầu hạnh phúc, vừa là gánh nặng ngọt ngào. Đặc biệt trong 1 năm đầu đời, những vất vả khi nuôi dạy con là điều ai đã có con cũng được nếm trải. Nhất là những người lần đầu làm cha mẹ, không hiếm bố mẹ đã phạm phải những sai lầm khi nuôi dạy con. Thậm chí, ngay từ việc bế con, tưởng là bản năng và là việc dễ dàng nhất bố mẹ nào cũng làm được nhưng vẫn có người đã bế con sai cách có hại cho sức khỏe của bé.
Hoàn Hoàn là bà mẹ mới sinh em bé, đứa con bé bỏng đầu lòng của cô mới chỉ vừa đầy tháng. Tuy nhiên, 2 ngày nay bé khóc rất nhiều, đặc biệt là trước khi đi ngủ vào ban đêm. Con quấy khóc quá nhiều khiến cô luôn phải bế con dỗ dành đến 1 – 2 tiếng bé mới dịu đi.
Nhưng khi thấy con đã ngủ ngon, cô nhẹ nhàng đặt bé lên giường, bé liền thức dậy ngay lập tức. Việc này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm khiến cô chẳng còn chút sức lực nào, người mệt mỏi vì thiếu ngủ và vô cùng stress.
Thật may, bà mẹ đã đưa con đi viện kịp thời.
Đã mấy ngày trôi qua tình trạng quấy khóc của con không những không thuyên giảm mà còn tăng lên. Mỗi ngày, bà mẹ trẻ Hoàn Hoàn phải bế dỗ con ngủ nhiều hơn, cô rã rời cả cánh tay. Và như biết càng khóc thì càng được mẹ dỗ dành, bế ẵm nên thời gian khóc của đứa trẻ lại tăng lên. Không còn cách nào khác, cô chuyển đổi hết tư thế này đến tư thế khác để dỗ con. Khi thì đứng dậy đi khắp nhà, khi thì bế đứng, khi thì đung đưa và khi quá mệt mỏi, cô sẽ rung lắc mạnh để con mau nín khóc mà ngủ để cô được nghỉ ngơi.
Sợ đặt con xuống sẽ lại thức giấc nên Hoàn Hoàn cứ thế ôm con ngủ trên tay. Rồi như một thói quen cô vừa bế vừa rung lắc con không ngừng. Đứa bé cũng thành quen, hễ mẹ dừng tay lại tỉnh giấc và khóc.
Một ngày, Hoàn Hoàn bế con ngủ như mọi ngày nhưng đột nhiên bé co giật, mặt tím tái và phun hết sữa đã bú ra. Hốt hoảng, cô ôm con đi bệnh viện. Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, bác sĩ chẩn đoán em bé bị mắc hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh, điều đó có nghĩa là việc rung lắc dỗ con hàng ngày của Hoàn Hoàn đã vô tình làm hại con mà cô không hay biết.
Bác sĩ cũng nói rằng có chất lỏng trong não cần được dẫn lưu càng sớm càng tốt để bé mau khỏe lại. Nhờ đưa vào viện sớm nên con của Hoàn Hoàn đã hồi phục nhanh chóng mà không gặp nhiều nguy hiểm.
Trên thực tế, hiện nay vẫn có ông bà, cha mẹ mắc phải sai lầm tương tự như bà mẹ Hoàn Hoàn kể trên. Bình thường, họ chỉ bế con đung đưa nhẹ, vỗ về êm ái, nhưng khi con quấy khóc nhiều, một số người chăm sóc trẻ đã không giữ được kiên nhẫn và bình tĩnh, vô tình rung lắc mạnh dần lên.
Trẻ sơ sinh còn non nớt, cơ cổ còn yếu, khi rung lắc mạnh, đầu trẻ sẽ di chuyển không thể kiểm soát, từ đó làm não va đập bên trong hộp sọ dẫn đến bị tổn thương. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó sẽ làm bầm tím, sưng tấy, chảy máu não của bé và thậm chí ảnh hưởng đến trí thông minh của bé sau này.
Video đang HOT
Vì thế, điều quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh là tuyệt đối không bao giờ được rung lắc trẻ.
Nếu trẻ quấy khóc, không ngủ, bố mẹ có thể áp dụng những cách sau:
1. Tìm lý do con khóc
Trẻ thường khóc vì một lý do nào đó. Trước khi tìm cách dỗ bé khóc, bố mẹ nên tìm hiểu xem vì sao con khóc. Nếu khóc vì đói thì bố mẹ nên nhanh chóng cho bé ăn, và nếu là do bỉm ướt, bé cần được thay bỉm ngay. Mặc dù trẻ sơ sinh không thể sử dụng ngôn ngữ để nói cho cha mẹ về sự khó chịu của bản thân, nhưng em bé sẽ sử dụng tiếng khóc để nhắc nhở cha mẹ về nhu cầu mình cần, vì vậy cha mẹ chỉ có thể đáp ứng nhu cầu của bé mới xoa dịu được tiếng khóc của con.
Trẻ thường cảm thấy dễ chịu khi được vỗ lưng (Ảnh minh họa).
2. Vỗ lưng
Trong trường hợp bé khóc vì thấy bất an, khóc vì ra tín hiệu muốn đi ngủ… lúc này cha mẹ hãy bế con lên và từ từ vỗ về nhẹ vào lưng bé, kết hợp với ngân nga một số bài hát ru. Hành động này tạo môi trường ngủ ấm áp và thoải mái cho bé, cảm giác bất an của bé có thể từ từ biến mất, cuối cùng, bé sẽ chìm vào giấc ngủ yên bình.
3. Đi đi lại lại
Khi bé khóc, bố mẹ cũng có thể bế con và đi lại trong phòng, nhưng nhớ đừng rung lắc bé.
Phương pháp đi đi lại lại có thể khiến bé cảm thấy rất thư giãn, và bé cũng sẽ nhìn thấy những khung cảnh khác nhau khi chưa ngủ, vì vậy bé sẽ ngừng khóc ngay lập tức. Nếu bé buồn ngủ, ôm bé đi lại nhẹ nhàng cũng là cách ru ngủ hiệu quả.
4. Chuyển hướng sự chú ý
Khi bé khóc, cha mẹ cũng có thể cố gắng chuyển hướng sự chú ý của bé, ví dụ, sử dụng một số đồ chơi âm thanh nhỏ để thu hút bé, bế bé ra không gian khác, đưa cho bé một món đồ bắt mắt, bật cho bé nghe một bài hát thú vị…
Sau khi thay đổi sự chú ý của bé, bé sẽ quên đi tâm trạng không vui và ngừng khóc ngay lập tức.
Những 'kẻ thù' tồi tệ nhất của da và cách đối phó
Bạn có thể được sinh ra với làn da đẹp nhất nhưng khi bạn già đi, nó sẽ bắt đầu mất đi độ bóng mịn.
Sự xuất hiện ngày càng nhiều vết chân chim, nếp nhăn, đốm đồi mồi... được xem là dấu hiệu của sự lão hóa - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Sự xuất hiện ngày càng nhiều vết chân chim, nếp nhăn, đốm đồi mồi... được xem là dấu hiệu của sự lão hóa, vốn là điều không thể tránh khỏi. Có một số tác nhân có thể thúc đẩy quá trình này, may mắn là bạn có thể kiểm soát chúng.
Sau đây là 6 nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương da và cách đối phó, theo The Health Site.
1. Tiếp xúc ánh nắng quá mức
Mặt trời là mối đe dọa lớn nhất của bạn vì nó khiến da bạn mất mịn, gây ra nếp nhăn, tăng sắc tố và làm cho làn da bị xỉn màu. Ánh sáng mặt trời cung cấp cho chúng ta vitamin D, nhưng quá nhiều ánh nắng mặt trời thì lại hủy hoại làn da.
Các tia cực tím từ mặt trời có thể xâm nhập sâu vào da của bạn và làm hỏng collagen - protein giữ cho làn da của bạn gắn kết với nhau một cách chắc chắn và mịn màng. Mất tính đàn hồi và collagen trong da có thể dẫn đến sự phát triển nếp nhăn, đốm nâu và tình trạng lão hóa.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều cũng có thể làm tăng sắc tố, bỏng nắng, thậm chí ung thư da.
Cách phòng tránh: Tránh xa ánh nắng mặt trời là cách tốt nhất để bảo vệ làn da của bạn khỏi các tia cực tím có hại. Nhưng vì không phải lúc nào bạn cũng có thể làm thế, hãy bôi kem chống nắng có hiệu quả cao, đội mũ và mặc quần áo chống nắng khi ra ngoài nắng, theo The Health Site.
2. Thuốc lá và rượu
Hút thuốc không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà cả làn da của bạn. Thuốc lá làm mất ô xy của da, khiến nó trông có màu xám nhạt. Thiếu ô xy và chất dinh dưỡng cũng có thể dẫn đến nếp nhăn và làm cho da chảy xệ. Những người hút thuốc cũng có khả năng làn da thấp và dễ khiến da mất nước. Hút thuốc có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt kéo dài các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, cần cho việc sản xuất collagen.
Rượu cũng có thể làm mất nước cơ thể, và da bị mất nước có thể gây ra lão hóa sớm.
Cách phòng tránh: Ngừng hút thuốc và uống rượu, bạn có thể bắt đầu từng bước nhỏ. Ngăn ngừa tình trạng da mất nước bằng cách uống nhiều nước và sử dụng kem dưỡng ẩm thích hợp. Uống vitamin C và bổ sung chất chống ô xy hóa có thể làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn, đồng thời thúc đẩy việc sản xuất collagen.
3. Thiếu ngủ
Nếu bạn ngủ không đủ giấc, điều đó sẽ phản chiếu lên làn da của bạn. Bạn có thể nhận thấy da sạm và bọng mắt sau vài đêm thiếu ngủ. Thiếu ngủ mạn tính có thể gây ra nếp nhăn và quầng thâm dưới mắt.
Cách phòng tránh: Cách tốt nhất là xác định tác nhân kích hoạt - đó có thể là căng thẳng, áp lực công việc hoặc cuộc sống xã hội bận rộn - và tìm cách đối phó với nó, theo The Health Site.
4. Tăng/giảm cân
Tăng cân mạnh có thể dẫn đến rạn da trong khi giảm cân đột ngột khiến da bị chảy xệ.
Cách phòng tránh: Cố gắng duy trì thể trọng ổn định và tập trung vào việc giảm cân từ từ nhưng đều đặn, theo The Health Site.
5. Thời tiết và môi trường
Thời tiết khô, không khí ô nhiễm, môi trường bụi bặm, tất cả đều có hại cho da. Chúng có thể làm hỏng các tế bào da, làm suy giảm cấu trúc hỗ trợ da và tác động tiêu cực đến việc sản xuất collagen.
Các chất gây ô nhiễm không khí có thể phá vỡ khả năng điều chỉnh độ ẩm của da, khiến da khô và bong vảy. Mất độ ẩm có thể bịt kín lỗ chân lông, dẫn đến việc nổi mụn. Bên cạnh đó, tổn thương do gốc tự do gây ra có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Cách phòng tránh: Cần hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm không khí, hạn chế ra ngoài trời nắng nóng và có các biện pháp bảo vệ da phù hợp...
6. Stress
Stress làm giảm "hàng rào" lipid trên da, vốn hoạt động như một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên, và điều này dẫn đến việc làn da bị xỉn màu, xuất hiện nếp nhăn và da khô.
Cách phòng tránh: Nếu bạn có làn da khô, tránh rửa mặt thường xuyên bằng sữa rửa mặt hoặc xà phòng. Chỉ sử dụng nước khi không cần tẩy trang. Thoa kem dưỡng ẩm dày để giữ ẩm cho da cả ngày. Điều này sẽ giúp giảm nếp nhăn do khô da. Ăn thực phẩm giàu chất chống ô xy hóa như các vitamin A, C và E có thể giúp ngăn chặn tổn hại do gốc tự do gây ra đồng thời giảm đi nếp nhăn, theo The Health Site.
Khi ngủ cùng con cha mẹ cần tránh làm 4 việc này để không gây hại cho bé Ngủ cùng con có mặt lợi nhưng đồng thời có nhiều điểm cha mẹ cần hết sức lưu ý. Thực tế, nhiều bậc cha mẹ vẫn chọn cách ngủ chung giường với con từ khi bé mới chào đời, thay vì để con ngủ ở nôi, cũi riêng. Cách làm này có mặt lợi, đó là cha mẹ kịp thời chăm sóc cho...