Con quá nhút nhát, cha mẹ cần làm gì?
Có thể tự nói lên ý kiến của mình là một kỹ năng, và nhiều đứa trẻ cần thời gian thực hành để phát triển kỹ năng đó.
Không phải tất cả những đứa trẻ nhút nhát đều biểu hiện theo cùng một cách. (Ảnh: ITN)
Trẻ cần phải có sự tự tin và những từ thích hợp để bắt đầu mở lời. Nhưng những đứa trẻ nhút nhát thường cảm thấy khó mở lời, đặc biệt nếu chúng gặp khó khăn với điều gì đó.
Không phải tất cả những đứa trẻ nhút nhát đều biểu hiện theo cùng một cách. Biết được nguyên nhân đằng sau sự nhút nhát của con sẽ giúp bạn giúp đỡ con dễ dàng hơn. Một số trẻ lo lắng về việc lên tiếng khi chúng không biết câu trả lời sẽ như thế nào. Một số không thích nói chuyện trước mặt người khác.
Tránh gọi con là “nhút nhát “
Trẻ càng được mô tả là “nhút nhát” thì chúng càng có nhiều khả năng sống theo đặc tính đó. Vì vậy, nếu con bạn không trả lời câu hỏi của người thân hoặc nhờ giáo viên giúp đỡ, hãy cố gắng đừng dùng từ “nhút nhát” để mô tả cảm giác của con bạn. Thay vào đó, hãy thử nói rằng con bạn “hiện tại cảm thấy không muốn nói nhiều”.
Những đứa trẻ nhút nhát có thể cảm thấy lời nói của chúng không quan trọng. (Ảnh: ITN)
Việc tự biện hộ có thể diễn ra ở bất cứ nơi nào trẻ muốn bày tỏ nhu cầu của mình. Khuyến khích con gọi món khi đi ăn ở ngoài hoặc trả lời câu hỏi của nhân viên nhà hàng là một cơ hội thực hành rất tốt.
Video đang HOT
Trẻ em có thể cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Nhưng nếu bạn không can thiệp ngay lập tức, bạn sẽ cho con cơ hội suy nghĩ về những gì cần nói và nói như thế nào. Điều này cũng cho thấy rằng bạn biết con mình có khả năng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn
Trước khi trẻ sẵn sàng tự lên tiếng, chúng có thể cần được nhắc nhở. Bạn cần đưa ra một số bằng chứng cho thấy việc tự biện hộ thực sự có thể tạo ra sự khác biệt. Chia sẻ với con về những lần bạn lên tiếng cho chính mình ngay cả khi bạn cảm thấy ngại ngùng hoặc lo lắng.
Khuyến khích con đưa ra ý kiến
Tự biện hộ là một kỹ năng quan trọng giúp con thành công trong lớp học. (Ảnh: ITN)
Những đứa trẻ nhút nhát có thể cảm thấy lời nói của chúng không quan trọng. Trong trường hợp này, hãy mời con chia sẻ ý kiến và giúp đưa ra quyết định. Ví dụ, con bạn có thể giúp quyết định gia đình sẽ ăn gì vào bữa tối hoặc sơn nhà bếp màu gì.
Trẻ em muốn biết cha mẹ chúng đang lắng nghe và người lớn coi trọng suy nghĩ của chúng. Từ đó trẻ sẽ thấy việc lên tiếng tạo ra sự khác biệt thực sự.
Thực hành cùng con
Một số trẻ nhút nhát biết mình nên yêu cầu điều gì, nhưng lại gặp khó khăn khi cần phải nói ra. Bạn có thể hỗ trợ con bằng cách diễn tập các tình huống mẫu với con. Bạn thậm chí có thể giúp tạo ra một số điều theo kịch bản để nói khi con cần lên tiếng.
Trao đổi với giáo viên
Nói chuyện với giáo viên của con về những gì bạn sẽ làm để giúp con tự biện hộ. Bằng cách đó, tất cả có thể đồng quan điểm và những nỗ lực của con bạn, dù nhỏ đến đâu, đều được công nhận.
Bắt đầu từ việc nhỏ ở trường
Những đứa trẻ nhút nhát thường cần cảm thấy thoải mái với mọi người trước khi chúng có thể tự bảo vệ mình. Có giáo viên hoặc người lớn nào ở trường mà con bạn cảm thấy thoải mái nhất không? Bắt đầu bằng cách xác định đồng minh đáng tin cậy này. Sau đó nói chuyện với giáo viên về việc để người đó trở thành người mà con bạn có thể tìm đến khi có thắc mắc hoặc để được giúp đỡ. Có được mức độ thoải mái đó sẽ giúp con bắt đầu tự vận động.
Thiết lập các mục tiêu tự vận động ở trường
Tự biện hộ là một kỹ năng quan trọng giúp con thành công trong lớp học. Giống như bất kỳ kỹ năng nào khó đối với những đứa trẻ nhút nhát, kỹ năng biện hộ cần được luyện tập. Nói chuyện với con bạn về điều này và sau đó kết nối đồng minh đáng tin cậy của bạn. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng con sẽ nhận được sự hỗ trợ cần thiết khi đến lúc phải lên tiếng.
Ăn mừng những thành tích nhỏ
Công nhận và ăn mừng những thành tích nhỏ của con. Việc giơ tay trong lớp hoặc trả lời câu hỏi có thể rất khó khăn đối với những đứa trẻ nhút nhát. Sự khuyến khích liên tục sẽ giúp con bạn tiếp tục chấp nhận rủi ro và chịu nói ra.
Thực tế phũ phàng khi chỉ muốn ly hôn nhanh, không giải quyết vấn đề tài chính
Ly hôn là tình huống gây căng thẳng cho vợ chồng và con cái. Giải quyết các vấn đề tài chính ra sao trong quá trình ly hôn cũng là câu chuyện rất phức tạp.
Khi giải quyết một vụ ly hôn, bạn thường lãng quên đến vấn đề chuẩn bị tài chính cho tương lai. Tuy nhiên, trên thực tế, đối mặt với vấn đề liên quan đến tiền bạc giữa 2 vợ chồng cũng như lên kế hoạch tài chính là một trong những điều quan trọng nhất khi ly hôn.
Niv Persaud, nhà lập kế hoạch tài chính được chứng nhận, nhà phân tích tài chính ly hôn cho biết: "Mọi người thường nói rằng: Tôi chỉ muốn ly hôn càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, ngay sau đó, những thực tế phũ phàng sẽ ập đến với bạn, đặc biệt trong câu chuyện tài chính".
Persaud thấy rằng những người vợ hoặc chồng có thu nhập thấp hơn thường không biết và ngạc nhiên trước chi phí sinh hoạt thực sự. Ví dụ, nếu muốn giữ lại ngôi nhà, họ thường bỏ qua các khoản chi phí như bảo dưỡng nhà cửa hàng năm và thuế bất động sản.
Bên cạnh đó, việc không phân chia trách nhiệm tài chính sau ly hôn 1 cách rõ ràng có thể dẫn đến những rắc rối không đáng có. Các cặp vợ chồng cần phân chia tài sản, lên kế hoạch tài chính cho bản thân cũng như phân chia nhiệm vụ trong câu chuyện nuôi con cái để tránh những cuộc tranh cãi sau này.
Ảnh minh họa - Freepik
Những vấn đề tài chính cần cân nhắc trong quá trình ly hôn
Đầu tiên hãy cân nhắc đến khoản nợ chung giữa 2 vợ chồng, chẳng hạn cùng mua những tài sản lớn như nhà cửa và ô tô dùng đòn bẩy tài chính. Hãy chắc chắn rằng bạn và vợ/ chồng hoàn tất việc ly hôn mà không còn khoản nợ chung nào, trong trường hợp này bạn có thể bán tài sản chung để trả nợ.
Bên cạnh đó, nhiều người sẽ thường cùng nhau đứng tên trên sổ tiết kiệm hay góp vốn đầu tư, bạn cũng cần phải giải quyết chia phần trăm sao cho hợp lý với sự đóng góp của từng cá nhân. Nếu xử lý không khéo, có thể sẽ khiến một bên cảm thấy thua thiệt và những rắc rối trong tài chính có thể kéo dài đến rất lâu trong tương lai, thậm chí có thể là lúc 2 người bước vào 1 cuộc hôn nhân mới.
Một trong những vấn đề cũng cần phải cân nhắc trong trường hợp đã có con đó là chu cấp cho con cái như thế nào. Trong một số gia đình, thu nhập của 2 vợ chồng có nhiều chênh lệch, hoặc thậm chí người vợ hoặc chồng sẽ không đi làm kiếm tiền mà toàn tâm toàn ý ở nhà để chăm sóc con cái. Khi ly hôn, con cái theo bố hoặc mẹ sẽ được tòa phân xử. Tuy nhiên vợ chồng cũng nên cân nhắc kỹ về việc chu cấp cho con cái hàng tháng tránh trường hợp để con thiếu thốn hoặc một người còn lại phải chịu hoàn toàn gánh nặng tài chính này.
Nếu trong trường hợp tài chính gia đình chỉ có 1 người quán xuyến, hãy chắc chắn là cả 2 đã cùng nhau ngồi xuống và thảo luận về những chi phí trong gia đình để chắc chắn rằng không bối rối khi tách ra. Đặc biệt khi có 2 nguồn thu nhập và chi trả phí sinh hoạt sẽ khác hoàn toàn với việc chỉ còn 1 nguồn thu nhập.
Điều quan trọng nhất trong quá trình thảo luận chính là lịch sự, bày tỏ sự thiện ý của mình và phân tích mọi thứ liên quan đến tiền bạc 1 cách rõ ràng. Bạn chắc hẳn sẽ không muốn mỗi tuần đều phải gọi hay gặp gỡ vợ hoặc chồng cũ chỉ để giải quyết những vấn đề tài chính còn tồn đọng.
Ảnh minh họa - Freepik
Thách thức tài chính sau khi ly hôn
Thông thường, sẽ có một người có thu nhập thấp hơn so với người còn lại, và nếu phải chăm sóc con cái, điều đó có thể ảnh hưởng, mất đi sự độc lập về tài chính. Bạn có thể bắt đầu thực hiện các bước để khắc phục tình trạng này trong quá trình ly hôn. Bước đầu tiên của bạn là mở tài khoản ngân hàng của riêng mình và bắt đầu gửi tiền vào đó. Ngoài ra, hãy xóa tên của bạn khỏi các tiện ích chung và các hóa đơn khác để không gặp khó khăn trong việc thanh toán chúng.
Mặc dù có thể khó kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng bạn có thể thực hiện các bước để kiềm chế chi tiêu của mình. Tạo một ngân sách. Nhìn vào những gì bạn đang chi tiêu và tìm cách cắt giảm. Đồng thời, đừng quên lên kế hoạch cho các chi phí như thuế và bảo hiểm y tế.
Một trong những điều quan trọng hơn hết chính là tìm một ngôi nhà mới. Hãy tính toán đến thuế tài sản, bảo hiểm, tiện ích và bảo trì trong trường hợp muốn mua nhà. Nếu bạn có con, bạn có thể muốn mua một ngôi nhà gần trường học của chúng để ít nhất chúng có thể duy trình cuộc sống bình thường.
Mua nhà có thể khó khăn sau khi ly hôn, đặc biệt nếu thu nhập hoặc điểm tín dụng của bạn gặp chút khó khăn. Có thể tốt hơn hết là thuê nhà trong vài năm sau khi ly hôn để bạn có thể biết được mình muốn gì, trước khi sắm tài sản lớn chẳng hạn như một ngôi nhà.
Ngày đi đẻ bạn trai mất hút, 3 tháng sau gặp mẹ anh, nghe bác nói tôi day dứt ân hận Ngày đi đẻ của tôi khác với nhiều sản phụ khác chẳng có chồng bên cạnh, chỉ có ông bà ngoại. Tôi sinh mổ kết hợp phẫu thuật cắt bỏ u nang buồng trứng. Tôi ở ngoài Bắc còn anh thì ở tận thành Vinh đầy nắng gió. Khoảng cách địa lý xa xôi như vậy mà chúng tôi lại có duyên quen...