Con người mang sẵn gen có thể giúp hồi phục mắt hỏng
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra tương tự như cá hay bò sát, con người cũng có khả năng tự tái tạo những cơ quan cảm giác bị hư hại như mắt.
Những chấn thương về mắt, cụ thể hơn là tổn thương võng mạc, là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh mù mắt trên thế giới. Ảnh: Getty Images
Theo kênh truyền hình RT, trong quá trình tiến hóa, bộ gen có thể giúp hồi sinh các bộ phận cơ thể con người đã bị “tắt đi”.
Những chấn thương ở mắt, cụ thể hơn là tổn thương võng mạc, là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh mù mắt trên thế giới.
Do cấu trúc và cơ chế hoạt động của cơ quan cảm giác như mắt rất phức tạp, với một loạt các tế bào hình nón và que tiếp nhận và truyền tải dữ liệu ánh sáng lên hệ thần kinh trung ương, giới y khoa không thể tái tạo mô võng mạc theo cách giống như những gì làm với các mô bị tổn thương khác ở da hoặc xương.
Tuy nhiên, những loài động vật như cá sọc vằn có thể tái tạo mô cơ quan thị giác. Đáng ngạc nhiên là 70% gen người tương tự bộ gen của loại cá trên, bao gồm cả gen có khả năng tái tạo mô thị giác.
Theo nhà khoa học chuyên về thần kinh Seth Blackshaw làm việc tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ), khả năng này có sẵn trong cơ thể nhiều loài động vật gồm cả con người. Song trong quá trình biến hóa, khả năng đó đã bị tiêu biến.
Video đang HOT
Chuyên gia Blackshaw giải thích: “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng tiềm năng tái sinh là có ở các loài động vật có vú, bao gồm cả con người, nhưng một số áp lực tiến hóa đã khiến khả năng đó tiêu biến”.
Khi hình thành một sinh linh trong bụng người mẹ, võng mạc hình thành như một phần mở rộng của bộ não phát triển ở bên ngoài cơ thể. Trong võng mạc, các tế bào thần kinh đệm Mller hoạt động như một lớp màng bảo vệ mắt, làm sạch các chất dẫn truyền thần kinh và các mảnh vụn khác nhau trong mắt, đồng thời kích hoạt phản ứng miễn dịch khi cần thiết.
Ở một số loài động vật, chẳng hạn như cá và bò sát, các tế bào Mller này cũng tái tạo các tế bào thần kinh truyền tín hiệu ánh sáng đã nhận từ mắt đến não để xử lý.
Nhà nghiên cứu Thanh Hoang cùng các đồng nghiệp đến từ Đại học Johns Hopkins đã kiểm tra các gen được tìm thấy trong tế bào ở cá sọc vằn, gà con và chuột, cũng như theo dõi cách chúng phản ứng với tổn thương võng mạc ở ba loài.
Các gen này sau đó đã kích hoạt phản ứng miễn dịch để phong tỏa các mô bị tổn thương và ngăn chặn sự lây nhiễm.
Tuy nhiên, trong các tế bào động vật có vú như chuột, một mạng lưới trong cơ thể đã ngăn chặn các gen kích hoạt trước khi chúng có thể bắt đầu biến đổi thành các tế bào tái sinh như ở các loài động vật không vú khác.
Bằng cách tìm hiểu cơ chế cơ bản chi phối các tế bào, các nhà nghiên cứu có thể kích thích các tế bào bắt đầu tái tạo tế bào thần kinh võng mạc ở chuột trưởng thành sau khi chúng gặp chấn thương ở mắt.
Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng việc mất khả năng tái sinh này có thể là một sự đánh đổi trong quá trình tiến hóa.
“Chúng tôi biết rằng một số loại virus, vi khuẩn và thậm chí cả ký sinh trùng có thể tác động đến não. Điều này sẽ là một thảm họa nếu các tế bào não bị nhiễm trùng phát triển và lây lan qua hệ thần kinh”, chuyên gia Blackshaw lý giải.
Mặc dù công trình của các nhà khoa học đại học Johns Hopkins vẫn cần phải nghiên cứu thêm và mục tiêu con người có thể tái tạo các cơ quan cảm giác bị tổn thương như mắt vẫn còn rất xa mới đạt được song nó cũng mở ra cơ hội tiềm năng cho người mù trên toàn thế giới.
Mẩu hài cốt tiết lộ bí ẩn những 'quái thú' vĩ đại nhất thế giới
Một mẩu hài cốt hóa thạch đã cho thấy cách thức mà Trái Đất kỷ Tam Điệp - Jura - Phấn Trắng nuôi dưỡng đàn quái thú khổng lồ và kinh dị nhất mọi thời đại.
Bí ẩn nằm trong cấu trúc kỳ lạ trong xương những con khủng long, thứ mà không một loài vật nào trên địa cầu, từ con người cho đến các động vật có vú khác, loài chim hay bò sát khác có được.
Trái với hình thù khủng khiếp và vững chãi của những "quái thú" kỷ Jura, khung xương của chúng lại vô cùng nhẹ nhàng và có độ đàn hồi cao, khiến những con vật này "bay bổng" hơn rất nhiều thân hình tưởng chừng đồ sộ, nặng nề của chúng, nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ cổ sinh vật học Tony Fiorillo từ Đại học Southern Methodist (Mỹ), cho biết.
Chân dung "quái thú" có bộ xương siêu nhẹ - ảnh: SMU
Nguyên nhân là tỉ lệ xương xốp của chúng rất cao. Xương xốp khủng long trông có vẻ dày đặc hơn, nhưng thật ra các cấu trúc xốp tinh vi hơn, cho độ nhẹ và bền chắc vượt trội so với phần xương xốp của các động vật khác.
Hài cốt được đem ra nghiên cứu thuộc về những hadrosaur, một trong những khủng long to lớn với trọng lượng hơn 3,6 tấn nhưng được nể nang bởi tốc độ và sự linh hoạt.
ảnh: SMU/PLOS ONE
Xương của động vật có vú (B, C) và xương của khủng long (E,F). Cấu trúc xương khủng long có vẻ dày đặc hơn, nhưng xốp một cách tinh vi hơn, nhẹ và đàn hồi hơn rất nhiều
Dù cho thân hình đồ sộ, những phân tích về hóa thạch và dấu chân cho thấy sinh vật ăn cỏ này di chuyển rất nhẹ nhàng qua các dạng địa hình phức tạp, chỉ trên 2 chân khá nhỏ bé.
Nếu không có độ xốp đáng kinh ngạc của xương, các con vật này sẽ nặng hơn trọng lượng nói trên rất nhiều. Độ đàn hồi giúp xương chịu được những cú nén mạnh hơn và tạo ra khả năng di chuyển đặc biệt linh hoạt. Ngoài ra, khác với mọi sinh vật Trái Đất, độ dày của xương khủng long không thay đổi khi kích thước cơ thể chúng tăng lên: càng lớn, xương càng xốp, càng đàn hồi hơn!
Cấu trúc đặc biệt này có thể tìm thấy trên 93% các loài khủng long ăn cỏ.
Theo gợi ý từ bài công bố trên tạp chí khoa học PLOS ONE, cấu trúc đặc biệt này có thể được nghiên cứu để ứng dụng cho nhiều ngành như xây dựng, hàng công, sản xuất xe cộ... bởi lẽ đó có vẻ là một trong những cấu trúc nhẹ và bền chắc nhất trong thế giới tự nhiên ở Trái Đất.
Nghiên cứu gen tiết lộ một loài không giống động vật nào trên hành tinh Vào thời khủng long, loài động vật đặc biệt này có rất nhiều họ hàng trên khắp thế giới, và giờ đây, không có loài nào khác giống như nó trên Trái đất. Trong cây tiến hóa của sự sống, tuatara là loài bò sát đặc hữu của New Zealand. Mặc dù giống với hầu hết các loài thằn lằn, tuaara là một...