Con người đổ hết rác vào rừng, khiến đàn voi phải ăn rác, ăn rất nhiều túi nylon, đồ nhựa
Do con người phá rừng rồi lại đem hết rác đổ vào rừng – vốn là nơi sinh sống của voi – nên đàn voi này đã buộc phải bới rác để tìm thức ăn. Chúng ăn cả nhiều thứ đồ nhựa, nylon do con người thải ra.
Một loạt ảnh đàn voi bới rác ăn đang được chia sẻ trên mạng xã hội, khiến nhiều người thấy nhức nhối. Đây là đàn voi khoảng 25 – 30 con ở Oluvil (Sri Lanka), được chụp lại bởi nhiếp ảnh gia Tharmaplan Tilaxan (ở Jaffna, Sri Lanka).
Đàn voi và chim chóc đều ăn rác.
Gần đây, rác thải của thành phố được đem đổ hết vào rừng thay vì được xử lý đúng cách. Môi trường sống của voi vừa bị thu hẹp, voi lại thiếu thức ăn, nên đành đi ăn rác.
Video đang HOT
Voi giữa bãi rác mênh mông.
Bởi vậy mà các nhà khoa học khi giải phẫu xác của một số con voi đã đã tìm thấy nhiều sản phẩm nhựa không thể tiêu hóa trong dạ dày của chúng. Đấy là còn chưa nói đến những loại hóa chất độc hại khác trong những đống rác lộ thiên khổng lồ. Điều này tất nhiên là nguy cơ lớn đối với sức khỏe của loài động vật này, có thể khiến số lượng voi giảm mạnh, gây mất cân bằng sinh thái.
Voi ăn rất nhiều túi nylon và rác thải nhựa.
Những đống rác trong rừng ngày càng rộng ra, rõ ràng là vậy, vì rác của cả thành phố đâu phải ít. Khắp cả rừng đầy những túi nylon, đồ nhựa vứt đi và đủ thứ khác.
Nhiếp ảnh gia Tilaxan cho biết, do rác được tống vào môi trường sống của động vật hoang dã, nên động vật giờ mới có thói quen đi ăn rác. Dần dần, chúng quen với việc lại gần nơi sống của con người, lại thiếu thức ăn, nên chúng đã bắt đầu vào cả những ruộng lúa và làng xóm, nơi có người ở, rất nguy hiểm cho con người.
Rừng ngập rác.
Tất cả những việc này lại càng gây thêm căng thẳng cho mối quan hệ vốn đã không tốt đẹp giữa dân làng và động vật trong rừng.
Mối quan hệ giữa con người và động vật hoang dã càng thêm căng thẳng.
Đã có nhiều người lên tiếng về việc xử lý rác thay vì đổ hết vào rừng và tàn phá thiên nhiên như vậy, nhưng chưa có hành động nào được các nhà chức trách ở đây thực hiện.
Chó robot làm công việc nguy hiểm thay con người
Mẫu chó robot Scar với camera tích hợp và khả năng di chuyển trên địa hình phức tạp có thể hoạt động trong môi trường rủi ro cao.
Chó robot Scar tương tác với kỹ sư trong sân trường. Ảnh: AFP.
Scar là chó robot 4 chân có thể cung cấp đột phá kỹ thuật khi khám phá những môi trường quá nguy hiểm đối với con người. Mines Nancy, một trong những trường kỹ thuật hàng đầu ở Pháp, mua lại con robot từ một công ty ở Boston, Mỹ. Franois Rousseau, tổng giám đốc của Mines Nancy, cho rằng Scar có thể giữ vai trò quan trọng giúp bảo vệ con người trong các dự án xây dựng.
"Chúng tôi đang làm việc với các tổ chức công cộng và tư nhân để phát triển ứng dụng cho mẫu robot này, nhờ đó nó có thể hoạt động độc lập trong môi trường phức tạp và thay thế con người", Rousseau cho biết.
Từ khi Scar chuyển tới ngôi trường, các kỹ sư đã điều chỉnh nhiều đặc điểm để nó có tất cả công cụ cần thiết nhằm tìm đường trên địa hình hiểm trở và báo cáo lại những phát hiện. Scar có 5 camera tích hợp để quan sát môi trường, đo đạc, lập bản đồ, đánh giá xung quanh.
Scar sẽ sớm thực hiện nhiệm vụ đầu tiên. Nhóm kỹ sư ở Mines đang bàn bạc với Andra (Cơ quan Quản lý Chất thải phóng xạ Quốc gia) về việc sử dụng Scar trong dự án liên quan tới đào hầm. Nếu nhiệm vụ đầu tiên của Scar thành công, kết quả sẽ mở đường cho nhiều tổ chức và công ty khác sử dụng chó robot.
"Andra không cho phép người điều khiển đứng ở sau đầu máy đào hầm trong những đường hầm lớn mà họ đang xây dựng. Đó là lý do tại sao con chó này sẽ thay thế người điều khiển để di chuyển qua đó", David Lecomte, sinh viên kỹ thuật ở trường, giải thích.
Mức độ phóng xạ của Mặt Trăng cao gấp 200 lần so với Trái Đất Phóng xạ của Mặt Trăng cao hơn 200 lần so với trên Trái Đất nhưng con người vẫn có thể tiếp xúc nó trong một thời gian giới hạn. Theo thông tin từ CNN, lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học đã xác định được mức độ phóng xạ của Mặt Trăng. Đây là một phát hiện ý nghĩa với...