Con người có thể ngủ đông như gấu, khi cần sẽ hồi sinh?
Thông tin các nhà nghiên cứu tại Đại học Maryland ở Mỹ bắt đầu thử nghiệm quá trình “đóng băng” người sống để chữa bệnh có thể mở ra hướng đi mới trong việc giúp con người có thể ngủ đông như gấu.
Những loài sinh vật to lớn như gấu biết cách ngủ đông.
Theo Daily Mail, trong những năm qua, nền y học thế giới đã đạt nhiều bước tiến, đặc biệt trong các hoạt động cấy ghép, mở ra nhiều hướng chữa trị mới.
Mới đây nhất, nhóm nghiên cứu tại Đại học Maryland ở Mỹ đã thành công trong việc “đóng băng” bệnh nhân trong tình trạng thập tử nhất sinh.
Bệnh nhân được đưa đến trong tình trạng tim ngừng đập, mất máu cấp, có thể do đạn bắn hoặc bị dao đâm.
Ở nhiệt độ cơ thể 37 độ C, các bác sĩ chỉ có 5 phút để cứu bệnh nhân tim ngừng đập. Nhưng trong nghiên cứu, các chuyên gia hạ thân nhiệt bệnh nhân xuống mức 10-15 độ C, rút máu bệnh nhân và thay bằng hỗn hợp muối lạnh. Điều này khiến các phản ứng hóa học trong các tế bào và hoạt động của não gần như ngừng hoàn toàn.
Các bác sĩ khi đó sẽ có khoảng 2 giờ đồng hồ để chữa trị các vết thương trước khi bơm máu và khiến tim bệnh nhân đập trở lại.
Trên thực tế, có trường hợp cả trẻ em và người lớn được chẩn đoán đã chết trong nhiều giờ, nhưng thực tế họ vẫn còn sống, bởi nhiệt độ cơ thể giảm đến mức đáng kể.
“Đóng băng” có thể là phương pháp đột phá giúp con người trị bệnh.
Năm 1999, Anna Bagenholm đang trượt tuyết ở Na Uy thì gặp nạn, bị mắc kẹt dưới băng. Sau 40 phút, tim của Anna ngưng đập. Bạn bè may mắn cứu được cô nhưng phải mất 90 phút để trực thăng có mặt.
Đến khi vào viện, tim của Anna đã ngừng đập được 2 giờ nhưng nhờ được ngâm mình trong băng mà các cơ quan nội tạng của Anna chưa bị tổn thương. 5 giờ sau, Anna trải qua quá trình rã đông, cơ thể bắt đầu ấm trở lại, tim đập bình thường. Cô cuối cùng hồi phục hoàn toàn và có thể tiếp tục làm việc.
Video đang HOT
Giáo sư vật lý Marco Durante tin rằng phương pháp “đóng băng” người sống mà các nhà nghiên cứu đang theo đuổi còn có tác dụng chữa bệnh ung thư. Đó là bởi bệnh nhân ở trạng thái này có thể tiếp nhận lượng phóng xạ lớn hơn gấp nhiều lần mà các tế bà chưa bị tổn thương.
“Bệnh nhân tỉnh lại và các căn bệnh đã được chữa trị. Đó là viễn cảnh trong mơ”, Durante nói.
Loài vượn lùn chỉ sống ở Madagascar, họ hàng gần nhất của con người về mặt di truyền, được biết đến là loài có thể ngủ đông, kéo dài 8 tháng. Nhịp tim bình thường của loài vượn này là 180 nhịp/phút nhưng có thể xuống đến mức 4 nhịp/phút. Nhiệt độ cơ thể từ 36 độ C xuống còn 5 độ C.
=
Ngủ đông mở ra phương pháp mới để con người du hành không gian.
“Về mặt kỹ thuật, chúng giống như đã chết”, Sheena Faherty, nhà sinh vật học tại Đại học Duke ở North Carolina, Mỹ, nói. Loài vượn này có hệ gen giống con người tới 97% nên Sheena đặt giả thuyết “một ngày kia con người cũng có khả năng ngủ đông, nhờ vào phương pháp can thiệp gene”.
“Gấu là loài vật điển hình đã vượt qua mọi thách thức mà con người gặp phải để có thể ngủ đông. Hiểu rõ về cơ chế ngủ đông của gấu có thể giúp con người tạo ra những đột phá mới”, Maria Berg von Linde đến từ Đại học Orebro, Thụy Điển, nói.
Tìm hiểu bí mật của việc ngủ đông có thể mở ra hướng đi mới của con người trong việc bảo toàn các cơ quan nội tạng chờ ngày hồi sinh, thậm chí mở ra phương pháp để con người du hành đến những nơi xa xôi trong vũ trụ.
Các nhà khoa học NASA hiện đang nghiêm túc nghiên cứu về khả năng này. Các nhà du hành vũ trụ có thể bước vào trạng thái ngủ đông để tiết kiệm tuổi thọ cho đến khi đến được nơi cần đến.
Theo danviet.vn
Bí ẩn 'tỷ lệ vàng': Mật mã của vũ trụ hay chỉ là một sự ngẫu nhiên?
Hình như khi sinh ra Trái Đất cùng với sự sống muôn loài, vũ trụ đã gởi gắm vào đó một mật mã đặc trưng của riêng mình? Mật mã này đã được thể hiện trong khắp mọi loài, từ động vật đến thực vật, bằng một con số tỷ lệ vô cùng hoàn hảo.
Năm 1202, nhà toán học người Italia Leonardo Pisano Bogollo (1170 - 1250) mà người ta vẫn quen gọi là Fibonacci, đã khám phá ra con số tỷ lệ này và trình bày trong quyển Liber Abaci mà về sau các nhà toán học đã gọi đây là dãy số Fibonacci.
Dãy số Fibonacci là một dãy vô hạn các số tự nhiên bắt đầu bằng hai phần tử 0 và 1 hoặc 1 và 1, các phần tử sau đó được thiết lập theo quy tắc luôn bằng tổng hai phần tử trước nó. Dãy số có quy luật khá đơn giản: "Phần tử đứng sau bằng tổng hai phần tử trước đó cộng lại".
Nhà toán học người Italia Leonardo Pisano Bogollo (1170 - 1250)
Nghe có vẻ khá đơn giản nhưng nó lại thể hiện rất rõ ràng quy luật phát triển và vận động của vạn vật trong tự nhiên cũng như trong vũ trụ.Dãy số rất đơn giản: (0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144...). Mỗi số trong chuỗi này là tổng của hai số trước. Một điều tuyệt vời là tỷ lệ của những con số này đều tương ứng với tỷ lệ tự nhiên của vạn vật trong vũ trụ.
Và điều vô cùng thú vị đáng kinh ngạc là dãy số Fibonacci không chỉ hiện diện trong các tạo tác của vũ trụ (động vật và thực vật) mà còn hiện diện cả trong vạn vật xung quanh chúng ta, luôn cả trong nghệ thuật, kiến trúc... Chính vì vậy mà các nhà toán học đã gọi con số này là "tỷ lệ vàng", một tỷ lệ đẹp không tỳ vết và nếu biểu diễn bằng số học là = 1,618, có thể quan sát thấy ở vạn vật trong vũ trụ, từ vi mô nhất cho tới vĩ mô nhất, từ các nguyên tử cho tới các dải thiên hà, từ động vật tới thực vật và khoáng vật.
Có thể nói rằngsự phát triển của dãy số cũng chính là sự phát triển của tự nhiên và có thể giúp chúng ta hiểu thêm về thế giới tự nhiên thông qua Toán học, một sự liên hệ tuyệt vời giữa thực tế và lý thuyết, là sự thống nhất hài hòa và không thể đẹp hơn giữa khoa học với nghệ thuật. Chính điều này đã làm nên sự nổi tiếng của dãy số và được coi như là sự hiện diện của tạo hóa ngay bên cạnh con người.
Hãy quan sát trước tiên về một con ốc, cho dù là ốc biển hay ốc sên, một tạo tác về động vật của vũ trụ. Đường xoắn của phần vỏ ốc chính là tỷ lệ vàng. Không có cấu trúc nào tuyệt diệu như cấu trúc xoắn này. Hoàn hảo, không thừa không thiếu (trong ảnh 2 là cấu trúc bên trong vỏ một con ốc biển Nautilus).
Tỷ lệ vàng cũng hiện hữu ngay trong kích thước của cơ thể con người (chiều cao toàn thân, chiều dài cẳng tay, chiều dài cánh tay...). Cụ thể chỉ nơi ảnh X quang một bàn tay đã cho thấy tỷ lệ vàng nằm ngay tại các đốt xương của các ngón (ảnh 3). Và nếu gọi chiều dài từ rốn lên đến đỉnh đầu là x, từ rốn xuống đến chân là y, một dang tay là a thì x/y = a/(x y) = 1,618 = , thì đó chính là thân hình của các siêu người mẫu.
Kế tiếp là đóa hoa hướng dương, một tạo tác khác của vũ trụ về thực vật. Cả nhụy và cánh hoa cũng đều được sắp xếp theo tỷ lệ vàng. Trong đóa hoa nhỏ, nhụy xuất hiện theo dãy số Fibonacci bằng cách sắp xếp với 2 giá trị là 34 và 55.Còn nơi một đóa hướng dương lớn, các hệ thống xoắn ốc gồm 55 và 89 đường, cả 55 và 89 đều là 2 số liền nhau trong dãy Fibonacci (ảnh 4).
Trong toán học (môn hình học), người ta cũng đã khám phá được "hình chữ nhật vàng", đó là một hình chữ nhật có tỷ lệ giữa cạnh dài và cạnh ngắn là tỷ lệ vàng (ảnh 5).
Còn trong kiến trúc, ngay từ thời cổ đại, ngôi đền nổi tiếng Parthenon,xây dựng vào thế kỷ thứ 5 trước công nguyên tại Akropolis của Hy Lạp cũng đã được người xưa thiết kế theo tỷ lệ vàng mà ngày nay chúng ta có thể thấy rất rõ ngay từ nơi hàng cột mặt tiền cho đến phần mái (ảnh 6). Trong các kỳ quan về kiến trúc khác như kim tự tháp Kufuvới tỷ lệ chiều cao/cạnh đáy là 146/233 (xấp xỉ 62,66 %); kim tự tháp Mikerinos 66/108 (xấp xỉ 61,11 %) cũng đều rất gần với tỷ lệ vàng.
Và trong nghệ thuật, cụ thể là hội họa, bức tranh Sóng lớn nổi tiếng của nghệ sĩ Nhật Bản Katsushika Hokusai cũng được thiết kế với tỷ lệ vàng mà nếu ngắm kỹ sẽ thấy ngọn sóng có độ cong mềm mại và hoàn hảo tuyệt vời (ảnh 7).
Nàng Lisa del Giocondo (Mona Lisa) trong bức họa La Gioconda của bậc họa sĩ kỳ tài Leonardo da Vinci cũng có khuôn mặt với tỷ lệ vàng (ảnh 8).
Bức bích họa Il Cenacolo mà ta hay gọi là Bữa tiệc ly mô tả bữa ăn tối cuối cùng của chúa Jesus với các môn đồ, cũng của Vinci, vị trí các nhân vật đã được bố trí theo tỷ lệ vàng. Và đừng quên, chính biểu tượng trái táo cắn dở của Apple cũng được thiết kế theo tỷ lệ vàng (ảnh 9).
Trở lại với vũ trụ, "nhân vật" đã tạo tác ra vạn vật, cùng với Ngân Hà của chúng ta, còn có rất nhiều thiên hà khác cũng đều mang hình xoáy ốc đúng theo tỷ lệ vàng hay dãy số Fibonacci, cụ thể như dải thiên hà NGC 5194 cách Ngân Hà của chúng ta 31 triệu năm ánh sáng (ảnh 10).
Và vẫn còn rất nhiều những sự vật, hiện tượng khác còn ẩn chứa những tỷ lệ đẹp như vậy mà chúng ta còn chưa khám phá ra trên thế giới cũng như trong vũ trụ.
Do vậy đã có một câu hỏi được đặt ra là "Phải chăng đây chỉ là một sự ngẫu nhiên?". Câu trả lời có lẽ là không, vì khó có thể nào vạn vật khác nhau trong vũ trụ này lại có thể đều được sinh ra và thiết kế với một tiêu chuẩn duy nhất và hoàn hảo như vậy được. Sự thực là trong vũ trụ bao la này (vĩ mô), và ngay trong cơ thể con người (vi mô), còn ẩn chứa quá nhiều bí ẩn mà khoa học hiện nay vẫn chưa thể nào hiểu biết hết.
Bùi Kim Sơn
Theo Khám phá
Hàng chục nghìn người xin uống nước... xương cốt, quan tài 2.000 tuổi ở Ai Cập Những lá đơn kiến nghị trên khắp thế giới xin uống nước "Thánh" đã tăng lên hàng giờ. Nhiều người tin rằng, loại nước này mang theo một nguồn sức mạnh thần bí, họ cho rằng, uống chất lỏng màu đỏ từ quan tài chứa lời nguyền để tiếp nhận năng lượng của tầng lớp thượng đẳng thời Ai Cập cổ đại. Không...