Con người chùn bước trong cuộc chiến với rắn độc
Cách điều chế thuốc chống nọc độc rắn không thay đổi so với thế kỷ 19, các hãng dược không quan tâm, dẫn đến tỷ lệ nạn nhân chết vì rắn cắn cao.
Bị con rắn hổ mang chúa đớp vào ngón tay cái, lính cứu hỏa Pinyo Pookpinyo lập tức được đưa tới bệnh viện Bangkok, Thái Lan. Anh còn may mắn.
Trong vòng 15 phút sau khi bị cắn, Pinyo được bác sĩ tiêm huyết thanh để ngăn chặn nọc độc ngấm vào cơ thể và tấn công hệ thần kinh. Anh tới cơ sở y tế thêm hai lần nữa để loại bỏ những mô chết ở ngón tay. Hiện Pinyo đã sinh hoạt bình thường.
Những trường hợp được kịp thời cứu chữa như Pookpinyo không nhiều. Thực tế, hầu hết các trường hợp rắn cắn xảy ra ở vùng nông thôn châu Phi và châu Á, những nơi thiếu thốn dịch vụ y tế và thuốc chống nọc độc, khiến nạn nhân có nguy cơ tử vong cao.
Rắn cắn bị xem là khủng hoảng sức khỏe tiềm ẩn nhưng đến nay, phương thức điều trị còn hạn chế. Hiện tại, cách tạo ra thuốc chống nọc độc rắn không thay đổi nhiều so với thế kỷ 19. Nọc độc được chiết xuất từ rắn, tiêm một lượng nhỏ vào một loài động vật khác như ngựa nhằm kích thích phản ứng miễn dịch. Máu của con vật này sau đó được tinh chế, lọc các kháng thể chống lại nọc độc rắn.
Ông Phil Price, chuyên gia nọc độc của Tổ chức Wellcome Trust (Anh) đánh giá thuốc chống nọc độc được điều chế như trên có hiệu quả không cao. Quy trình thử nghiệm thuốc chống nọc độc cũng không được đảm bảo như các loại thuốc khác. Hơn nữa, kháng thể chống nọc độc chứa protein của loài vật khác khi dùng cho người sẽ dẫn tới nhiều rủi ro như phát ban, ngứa hoặc nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ.
Các công ty dược cũng không mấy quan tâm đến sản xuất thuốc chống nọc độc bởi ít lợi nhuận. Năm 2010, Sanofi Pasteur ngừng sản xuất thuốc chống độc FAV-Afrique tác dụng với nhiều loại rắn châu Phi.
Theo Wellcome Trust, thế giới đang thiếu 50% số thuốc chống nọc cần thiết. Chưa kể, rắn sống ở mỗi vùng lại có nọc độc riêng. Số thuốc hiện có chỉ tác dụng với 60% loại nọc độc rắn.
Vì hàng loạt lý do, thuốc chống nọc rắn trở nên đắt đỏ. Trung bình, một lọ thuốc có giá 160 USD mà liệu trình không chỉ sử dụng một lọ. Nghiên cứu Ấn Độ năm 2013 chỉ ra 40% nạn nhân bị rắn cắn phải vay tiền điều trị.
Rắn cắn là mối đe dọa sức khỏe bị con người bỏ quên. Ảnh: CNN.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính mỗi năm, rắn giết khoảng 81.000 đến 138.000 người và khiến 400.000 người bị tàn tật. Cứ 5 phút trôi qua, lại có 50 người bị rắn cắn, trong đó 4 người sẽ tàn tật và một người tử vong.
Những loại rắn được xem là kẻ giết người nguy hiểm nhất là rắn lục voi có vảy ở châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ, Pakistan và rắn hổ bướm ở Ấn Độ, Đông Nam Á.
Video đang HOT
Để giảm một nửa lượng thương vong do rắn cắn đến năm 2030, WHO đầu tư 136 triệu USD vào phát triển thuốc chống nọc độc, giáo dục cộng đồng về cách nhận biết và sơ cứu khi bị rắn cắn, cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe. Tổ chức Wellcome Trust cũng đầu tư 80 triệu bảng (101,3 triệu USD) trong bảy năm tới nhằm giải quyết triệt để vấn nạn này.
Đăng Như
Theo CNN/VNE
Bệnh dại do bị chó cắn có thể dẫn đến tử vong: lưu ý ngay những điều về quy trình và giá cả tiêm phòng dại
Bệnh dại đã và đang gây nên rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người. Với con số tử vong lên tới 59.000 người mỗi năm, việc phòng tránh là vô cùng cần thiết.
Theo thống kê của WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 59.000 người tử vong do dại. Ở nước ta, dựa trên thống kê của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), mỗi năm, trung bình có khoảng 400.000 người bị chó cắn phải điều trị dự phòng, gây thiệt hại rất nhiều về người và của.
Việc đề phòng mắc bệnh dại là vô cùng cần thiết. Chính vì thế, hãy trang bị ngay cho mình các kiến thức dưới đây để phòng tránh khi cần thiết.
Có nên tiêm phòng dại khi bị chó, mèo cắn?
Dựa trên tình hình cụ thể, bác sĩ sẽ quyết định xem nạn nhân có cần phải tiêm phòng dại hay không. Theo Quyết định p hê duyệt "Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh dại trên người"của Bộ Y tế, có thể phân loại 3 cấp độ như sau:
- Cấp độ I: Sờ, cho động vật ăn, liếm trên da lành thì không cần điều trị.
- Cấp độ II: có vết xước, vết cào, liếm trên da bị tổn thương, niêm mạc thì khuyến cáo nên tiêm vacxin ngay.
- Cấp độ III: khi có 1 hay nhiều vết cắn hay cào xuyên thấu da, niêm mạc bị nhiễm nước dãi của động vật thì khuyến cáo nên tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin phòng dại ngay lập tức.
Phác đồ tiêm phòng dại khi xác định có phơi nhiễm (bị cắn)
Hiện nay, có 2 kiểu tiêm phòng khi xác định có phơi nhiễm (đã bị cắn) bao gồm tiêm ở bắp và tiêm trong da.
1. Tiêm ở bắp, phác đồ tiêm phòng dại như sau:
- Người chưa tiêm dự phòng từ trước đó: tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Riêng trường hợp phơi nhiễm độ III cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.
- Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: cần tiêm 02 mũi vào ngày 0 và 3.
- Người đã tiêm dự phòng nhưng không đều hoặc quá 5 năm: tiêm 05 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin.
2. Tiêm trong da, phác đồ tiêm phòng dại, liều 0.1ml vacxin hoàn nguyên như sau:
- Người chưa tiêm dự phòng trước đó: tiêm 4 mũi gồm 0.1 ml/liều mỗi mũi tiêm, tiêm 2 mũi tại 2 vị trí tiêm khác nhau vào các ngày 0, 3, 7 và 28.
- Người đã tiêm dự phòng: tiêm 0.1ml vào các ngày 0 và 3.
Lưu ý khi tiêm trong da rất quan trọng, kỹ thuật tiêm trong da phải được thực hiện đúng, tránh tiêm dưới da và phải dùng bơm kim tiêm riêng để tránh lây nhiễm.
Theo Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam, bảng giá tiêm phòng dại như sau:
Như vậy, có thể tạm ước lượng, với trường hợp người bị cắn chưa tiêm dự phòng trước đó và lựa chọn tiêm bắp bằng loại vacxin là Verorab của Pháp, chi phí cho 5 mũi tiêm sẽ rơi vào khoảng 1.500.000 đồng.
Hãy làm những việc sau để phòng chống mắc bệnh dại
Để phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
- Với các gia đình có nuôi chó, mèo thì cần tiêm phòng nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Đặc biệt, cần lưu ý tránh thả rông chó, mèo, nếu chó ra đường phải đeo rọ mõm nhằm tránh gây nên các vụ việc không đáng có.
- Không nên đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo, nhất là với chó, mèo lạ.
- Nếu không may bị chó, mèo cắn, hãy thực hiện các bước sơ cứu và nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế để được các bác sĩ xử lý kịp thời. Tham khảo ngay các bước sơ cứu khi bị chó, mèo cắn tại đây:
- Người bị chó, mèo cắn tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa mà cần đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để điều trị kịp thời. Đã có rất nhiều trường hợp vì tự chạy chữa mà dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
- Nên tiêm phòng ngay theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh trường hợp cứ chờ cho con chó bị ốm/chết rồi mới đi tiêm. Bởi có rất nhiều con chó sau khi cắn thì 2 - 3 tuần sau mới phát bệnh, lúc này người bị cắn mới đi tiêm thì đã muộn, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Nguồn tham khảo thông tin:
- Sở Y tế Thành phố Hà Nội (soyte.hanoi.gov.vn).
- Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (vnvc.vn).
Theo Helino
Chó cắn người xong thì lăn ra... chết Ngày 26.3, Trung tâm Y tế H.Trần Văn Thời (Cà Mau) có báo cáo về việc chó cắn người, sau đó chó lăn ra chết. Chích ngừa bệnh dại - ẢNH MINH HỌA: DUY TÍNH Theo đó, ngày 20.3, chó nuôi của hộ ông Nguyễn Hoàng Nghinh (ấp Trùm Thuật, xã Khánh Hải, H.Trần Văn Thời) cắn người hàng xóm tên Cảnh. Nhận...