“Con ngựa Huawei” đang đau, ngay lập tức đã có hãng Trung Quốc khác nhảy lên ăn cỏ hộ
Có thể nói rằng nhắc đến smartphone Trung Quốc giữa tâm bão chiến tranh thương mại là nhắc đến Huawei trước tiên.
Nhưng không phải người Trung Quốc nào cũng yêu Huawei: với họ, cú ngã đau của Huawei là cơ hội vàng để vươn lên ngồi cùng một chiếu với Apple và Samsung.
Có lẽ khi đặt bút ký lệnh cấm các công ty Mỹ như Google, Qualcomm và Intel hợp tác với Huawei, tổng thống Trump đã không ngờ rằng ông sẽ góp phần cho Hoa Vỹ tiếp tục là hãng smartphone số 1 nước Trung Quốc. Từ đầu năm 2019 – khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung nóng lên đáng kể, hàng loạt các công ty tại Trung Quốc đã lên tiếng tẩy chay Apple, một mặt cấm iPhone, mặt khác tặng miễn phí điện thoại cho nhân viên. Những cơn bão mạng xã hội nổ ra trên Weibo, và kết quả là doanh số Huawei vẫn cứ tăng vọt tại Trung Quốc bất chấp mọi lệnh cấm.
Nhưng không phải người Trung Quốc nào cũng sẽ ủng hộ Huawei. Đơn cử là Lei Jun, CEO của Xiaomi. Mới ngày thứ sáu vừa rồi, nhà lãnh đạo Tiểu mễ đã triệu tập một cuộc họp bất thường để công bố kế hoạch mở rộng chuỗi bán lẻ mới. Bằng cách vung ra 5 tỷ NDT, Xiaomi sẽ tăng mức hoa hồng với các đối tác bán lẻ và nhân viên sales nhằm đạt được mục tiêu trở thành hãng smartphone số 1 Trung Quốc, thế chỗ của Huawei.
Cuộc nội chiến làng smartphone Trung Quốc đã thực sự bắt đầu, như chúng tôi từng dự đoán trước kia.
Khi Huawei còn chưa hoàn hồn, Xiaomi đã vung tiền chuẩn bị bành trướng.
Không khó để nhận ra rằng, khi bị chặn đường làm ăn với Google và ARM, con đường bành trướng ra toàn cầu của Huawei đã chính thức khép lại. Khả năng Huawei có thể tự thiết kế những con chip cạnh tranh với Snapdragon hay Exynos giờ là con số 0, và khả năng người dùng quốc tế sẵn sàng đón nhận một mẫu smartphone không có bất kỳ ứng dụng nào của Google cũng là 0.
Cách duy nhất để bù đắp là tranh đấu mạnh mẽ hơn tại thị trường trong nước. Tại đây, Huawei vẫn là số 1 với hơn 100 triệu mẫu smartphone bán ra trong năm 2018. Ngay cả trước khi bị Google “nghỉ chơi”, Huawei vẫn đặt ra mục tiêu chiếm hẳn 1 nửa thị trường quê nhà – tức khoảng 200 triệu máy nếu sức mua năm nay không giảm quá nhiều so với năm ngoái.
Video đang HOT
Trong mục tiêu này của Huawei, rõ ràng kẻ thiệt nhiều nhất sẽ là các hãng Trung Quốc khác, bởi tại Trung Quốc chẳng còn hãng smartphone nước ngoài nào có thị phần có nghĩa ngoại trừ Apple. Apple chỉ đứng thứ 5 tại Trung Quốc, thua xa OPPO, Vivo và Xiaomi. Nếu Huawei muốn bán được 200 triệu máy, Huawei chủ yếu sẽ phải giành miếng ăn từ OPPO, Vivo và Xiaomi.
Huawei mất đường bành trướng ra toàn cầu, Xiaomi, OPPO và Vivo dĩ nhiên phải vươn lên để thế chỗ!
Quả thật là Huawei đã từng định làm như vậy. Trước đó, trong một thông cáo báo chí toàn cầu, Huawei khẳng định thương hiệu con Honor sẽ vươn lên vị trí số 4 toàn cầu, tức là đánh bật Xiaomi ra khỏi cái ghế hiện tại. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 4, CEO mảng di động của Huawei là Richard Yu lớn tiếng chê OPPO và Vivo là các “công ty nhỏ, không đầu tư tiền bạc và chỉ biết sao chép”.
Thật trớ trêu, vừa mạnh miệng xong thì Huawei đã bị nước Mỹ giáng cho một đòn đau: không bắt tay với các công ty Mỹ là coi như vĩnh biệt thị trường quốc tế. Mà nếu Huawei đã không thể bán smartphone ra quốc tế, ai sẽ vươn lên để thay thế Huawei đóng vai trò thách thức Apple và Samsung?
Dĩ nhiên là các công ty Trung Quốc khác. Khi Xiaomi khoe đầu tư 5 tỷ NDT vào chuỗi phân phối, OPPO cũng khoe 10 tỷ NDT đầu tư cho nghiên cứu phát triển sản phẩm, Vivo khoe hàng tỷ USD đầu tư mở rộng nhà máy. Mới gần đây, cả OPPO và Xiaomi đều cùng vừa úp mở hé lộ về công nghệ camera đặt dưới màn hình. Sự đầu tư vượt bậc của các hãng này vào các mẫu cận-cao cấp như Mi 9 (nay đã có…4 phiên bản) và Reno là cực kỳ rõ ràng: từ chỗ ngồi chiếu dưới, các hãng Trung Quốc này muốn vươn lên ngồi chiếu trên!
Không cần đánh đã loại bỏ được một đối thủ quá mạnh.
Đau đớn thay cho Huawei, hãng này từng là tiên phong cho smartphone Trung Quốc lên chiếu trên, tự tin sẽ đánh bật Samsung khỏi vị trí ngôi vương làng smartphone, giờ đây phải tìm đường ngăn cản các “chiếu dưới” khác nổi loạn. Smartphone Huawei giờ sẽ phải đặt trọn số mệnh vào quê nhà Trung Quốc, vốn là thị trường đã liên tục suy giảm trong vòng khoảng 3 năm vừa qua. Mất thị trường quốc tế là mất một nửa doanh số ngay trong lúc người tiêu dùng vẫn đang đi tìm những chiếc smartphone giá dễ chịu cấu hình cao…
Có lẽ giờ điều Huawei cần nhất là nước Mỹ sẽ nhẹ tay, sau khi họ đạt được mục đích ban đầu. Có như vậy, Huawei mới có thể thực sự trở lại mạnh mẽ hơn.
Theo GenK
Hàng Trung Quốc đội lốt vì thiếu tiêu chí hàng Việt?
Sau Khaisilk, đến lượt thương hiệu điện tử Asanzo bị tố đánh tráo xuất xứ hàng Trung Quốc thành hàng Việt lừa người tiêu dùng.
Sản phẩm ti vi Asanzo với linh kiện nhập khẩu đến 70 - 80% vẫn được chủ doanh nghiệp cho là hàng xuất xứ Việt
Sau khi thông tin về sản phẩm điện tử của Asanzo đã được "phù phép" từ 100% linh kiện của Trung Quốc, gỡ xuất xứ, dán mác xuất xứ VN để bán cho người tiêu dùng Việt được báo chí đưa tin ngày 21.6 vừa qua, ngay chiều cùng ngày, Hội DN hàng VN chất lượng cao (HVNCLC) thông báo đã rút danh hiệu HVNCLC của các sản phẩm mang thương hiệu Asanzo. Trong thông cáo báo chí của hội ghi rõ: "Đây là một bằng chứng về một vấn nạn tai hại là hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt, mà trong bối cảnh hiện nay càng dễ gây ra thiệt hại lớn cho VN vì có thể bị cho là tiếp tay cho cách làm ăn gian lận, man trá". Hội DN HVNCLC cũng khẳng định mình là hội tư nhân không "tiêu tiền nhà nước và cả tiền DN để vinh danh DN".
Lắp ráp từ hơn 70% linh kiện nhập vẫn là hàng "xuất xứ Việt" ?
Thông thường, người ta hiểu nôm na gọi là hàng của quốc gia đó như hàng Việt, hàng Mỹ, hàng Nhật hay hàng Trung Quốc thì tối thiểu ý tưởng sản phẩm, thiết kế sản phẩm và thương hiệu sản phẩm đó phải được dựng lên từ quốc gia đó
Chuyên gia marketing Vũ Quốc Chinh
Chiều qua 23.6, ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch Tập đoàn điện tử Asanzo, đã có buổi gặp gỡ trao đổi với một số báo chí ngay tại nhà máy của DN đặt tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc (H.Bình Chánh, TP.HCM) về vấn đề này. Cho biết đang mua 3 bộ phận quan trọng trong chiếc ti vi là màn hình tấm panel LCD, màn hình LCD và bo mạch từ Trung Quốc, nhưng ông Tam vẫn khẳng định chiếc ti vi Asanzo là thương hiệu Việt và trực tiếp thực hiện các công đoạn lắp ráp ti vi ngay tại chuyền 1 nhà xưởng trong vòng 15 phút. "Chúng tôi không chủ trương gỡ bỏ tem sườn có chữ "made in China" trên linh kiện bởi không cần thiết. Nó là phần bên trong, mà sau khi lắp, công nhân nhà máy phải ốp bên ngoài bảng nhựa sau lưng ti vi và dán tem bảo hành cho linh kiện tấm LCD đó. Công ty bảo hành cho người tiêu dùng chiếc ti vi 3 năm 6 tháng. Ngoài linh kiện nhập khẩu đến 70 - 80%, chúng tôi phải sử dụng một số linh kiện được cung cấp tại VN. Đặc biệt, giá trị cốt lõi của chiếc ti vi là hệ điều hành, phần mềm của ti vi và thiết kế mẫu mã phải được thực hiện bởi đội ngũ kỹ sư của công ty. Ti vi Asanzo chạy hệ điều hành Android mà Trung Quốc không sử dụng hệ điều hành này. Với những điều này, chúng tôi tự tin sản phẩm mang thương hiệu Asanzo ghi xuất xứ VN và công nghệ Nhật là có căn cứ, phù hợp thông lệ thị trường và không trái pháp luật VN", ông Tam nói.
Trước thông tin bị rút danh hiệu HVNCLC, ông Tam cho biết hoàn toàn tôn trọng quyết định này, sẽ không sử dụng danh hiệu HVNCLC trong các hoạt động truyền thông. Tuy nhiên, ông Tam cũng cho biết chỉ có hàng điện gia dụng được gắn mác HVNCLC, chứ trên ti vi và máy lạnh, công ty chưa bao giờ gắn mác HVNCLC cả.
Người tiêu dùng cảm thấy bị lừa
Theo các chuyên gia, các sản phẩm mà linh kiện chủ yếu nhập khẩu thì chưa thể gọi là sản xuất tại VN mà mới chỉ dừng lại ở mức gia công lắp ráp. Muốn minh bạch rõ ràng, nhất thiết phải có bộ tiêu chí định nghĩa thế nào gọi là hàng Việt
Với hơn 70% linh kiện của chiếc ti vi được nhập từ nước ngoài mà Asanzo vẫn khẳng định mình là hàng Việt mà "không trái pháp luật" không chỉ gây bức xúc cho nhiều người mà còn cho thấy lỗ hổng trong việc định danh hàng Việt.
Chuyên gia marketing Vũ Quốc Chinh, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho rằng đến nay chưa có một bộ tiêu chí cho hàng Việt. "Thông thường, người ta hiểu nôm na gọi là hàng của quốc gia đó như hàng Việt, hàng Mỹ, hàng Nhật hay hàng Trung Quốc thì tối thiểu ý tưởng sản phẩm, thiết kế sản phẩm và thương hiệu sản phẩm đó phải được dựng lên từ quốc gia đó. Kiểu như sinh ra đứa con phải có hình hài, tâm hồn, tính cách. Còn lại sữa để nuôi con, áo quần cho con mặc... có thể sử dụng mua từ quốc gia khác. Thế nên định nghĩa là hàng gì phải bắt đầu từ 3 yếu tố nói trên", chuyên gia Vũ Quốc Chinh nói và cho rằng thương hiệu chỉ là một phần trong câu chuyện hàng gắn mác xuất xứ quốc gia đó.
Cho rằng trong truyền thông của Asanzo còn lập lờ, dù sản phẩm của họ tương tự sản phẩm điện tử gia dụng của Kangaroo, Sunhouse... nhưng các sản phẩm này đều ghi xuất xứ Trung Quốc, ông Chinh nói rằng chính vì việc không có tiêu chí nên trong cách làm truyền thông của DN khiến người tiêu dùng thấy như bị lừa khi hay tin đây là hàng Trung Quốc. "Nhiều DN ngày nay quá lạm dụng cụm từ hàng Việt. Nó xuất phát từ phong trào kêu gọi người Việt dùng hàng Việt, lẽ ra đòi hỏi hàng Việt vì người Việt. Điều này dẫn đến tình trạng lạm dụng tinh thần dân tộc của người tiêu dùng. Mà chính cách làm không rõ ràng của chúng ta đã dung dưỡng cho vấn nạn nói trên", ông Chinh nêu quan điểm và khuyên DN Việt muốn làm hàng Việt cần có thái độ "bình tĩnh hơn" trong quá trình xây dựng và cẩn trọng hơn.
Theo thanh niên
Một số nhà bán lẻ bắt đầu gỡ sản phẩm Asanzo khỏi kệ hàng Những động thái đầu tiên của các nhà bán lẻ lớn trước vụ việc Asanzo dùng "hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam". Như VnReview.vn đã thông tin đến bạn đọc, vào sáng hôm qua 21/6, một số tờ báo lớn đã đăng tải loạt điều tra về công ty Asanzo nhập hàng Trung Quốc nhưng lại ghi có xuất xứ tại...