Con mắc ung thư giai đoạn cuối, bố làm thủ tục hiến tim của con và cái kết bất ngờ 10 năm sau đó…
Sau hơn 9 tháng chờ đợi, cuối cùng thì anh chị cũng chờ được cái ngày thiêng liêng nhất, ôm đứa con bé bỏng vào lòng. Chị trong phòng sinh đau đớn, la hét, anh ở bên ngoài cũng đứng ngồi không yên.
Ruột gan như có lửa đốt, anh chỉ mong cho chị sớm mẹ tròn con vuông mà thôi. Rồi tiếng con khóc vang lên, anh rơi nước mắt, ngóng đợi ở cửa phòng sinh. Bác sĩ không bế con trao tay anh mà vội vã mang con anh đi đâu đó. Anh hụt hẫng, lao theo bác sĩ theo quán tính.
Nghe bác sĩ kết luận con anh đang có vấn đề sức khỏe, anh sợ hãi vô cùng. Con anh vừa mới sinh ra đời, đã có chuyện xảy ra được rồi hay sao. Chị tỉnh dậy cũng vội tìm con, rồi nghe bác sĩ nói, chị lại ngất lịm đi. Trong cơn mê man, chị thấy chị càng cố đi về phía con thì đứa con lại càng rời xa chị. Tiếp tục tỉnh dậy, chị ôm chặt lấy anh khóc nức nở.
Nhìn anh chị loanh bên lồng kính của con ai cũng xót xa. Con chào đời mà anh chị chưa một lần được ẵm bế. Ngực căng tức sữa mà chị không cho con uống được. Chị cứ ngồi gục bên căn phòng bệnh của con, nước mắt cứ khô lại tiếp tục rơi. Vào ngày con chị tròn 7 tuần tuổi, bác sĩ thông báo với anh chị cái tin nghiệt ngã ấy. Con anh chị đã bị ung thư. Chị thấy tai mình ù đi, hình như chị chẳng nghe thấy gì đâu.
Ảnh minh họa
Còn anh, anh ngã gục xuống, nhìn chị. Cả anh và chị đều câm lặng, không ai nói được với ai câu nào. Những ngày sau đó, cuộc sống của anh chị chìm trong một màu tăm tối. Nhìn con còn quá nhỏ mà phải gồng mình lên chống chọi với bệnh tật, lòng anh chị đau như cắt. Ngay khi ấy, bác sĩ có với anh chị một đề nghị khủng khiếp khác:
Video đang HOT
- Thời gian sống của cháu chỉ còn tính được bằng từng ngày. Nhưng anh chị ạ, chúng tôi biết, mất con, anh chị đau đớn vô cùng. Nhưng đừng để cháu ra đi trong vô ích, có một cháu nhỏ khác bị bệnh tim bẩm sinh, đang chờ được ghép tim để tiếp tục cuộc sống. Con anh chị tuy ung thư nhưng vẫn mang trong mình một trái tim khỏe mạnh nên chúng tôi muốn hỏi anh chị về thủ tục hiến tim tự nguyện.
Cái tin này thực sự sốc với anh chị lắm. Chẳng có ai muốn con mình sau khi mất đi còn bị mổ xẻ hết cả nhưng anh nghĩ kĩ rồi, bác sĩ nói đúng, con anh sẽ không sống vô ích khi có mặt trên đời này. Anh nói với chị nhưng chị:
- Không, con em sẽ không chết, không đời nào em đồng ý để mọi người làm chuyện đó với con em đâu.
Chị hét lên. Biết chị đau đớn tột cùng và vẫn không chấp nhận được sự thật này, anh ôm chặt chị vào lòng. Anh đâu ngờ, ngay trong cái đêm định mệnh đó, khi anh vừa chợp mắt một chút thì chị đã biến mất, cùng đứa con.
Cả nhà nhà nháo nhác đi tìm nhưng chị và con cứ như giọt mưa, tan xuống mặt đất là không để lại bất cứ dấu vết gì.
10 năm sau…
Anh vẫn không ngừng tìm kiếm chị và con. Ai nói gì, khuyên gì anh cũng không nghe. Anh nói sống phải thấy người, chết phải thấy xác. Anh không tin chị đã mất, còn con anh, anh nhắc đến con, lòng đau quặn lại. Anh vẫn ở vậy, vẫn đợi chị quay về. Đêm nào anh cũng mơ thấy một gia đình nhỏ, có chị có con, để rồi tỉnh dậy, anh lại rơi nước mắt vì hụt hẫng, xót xa. Nào ngờ một ngày nọ…
Một đứa trẻ chừng hơn 10 tuổi một chút, hai tay ôm hai chiếc lọ mà nhìn qua, anh biết ngay bên trong đó đựng gì. Đi sau nó là hai người, một trai một gái, nhìn họ có vẻ giống một gia đình và anh đã đoán đúng. Nhưng điều khiến anh kinh hãi hơn, đứa trẻ kia chính là đứa trẻ năm đó xin tim mà con anh chị sẽ hiến tặng.
- Chúng tôi về đây là để cảm ơn anh. Nếu như không có trái tim của con anh thì con tôi đã không thể sống được đến ngày hôm nay. – Bố đứa trẻ nói
- Nhưng năm đó, vợ tôi đã bế con chúng tôi bỏ đi biệt tích cơ mà. – Anh ấp úng
- Nhưng sau đó, chị ấy đã trở về, làm thủ tục hiến tim cho con tôi. Chị ấy yêu cầu được giữ kín mọi chuyện và cầu xin chúng tôi cho chị ấy được thêm phần chăm sóc cho con tôi. Chúng tôi thực sự cảm động trước tình mẫu tử của chị ấy nên đồng ý. Rồi chị ấy bệnh nặng, chẳng qua khỏi. Tâm nguyện trước khi mất là cầu xin vợ chồng tôi, hãy thiêu chị và con chị mang về đây cho anh. Nhưng phải đợi thời gian là 10 năm. Chị ấy bảo, khi ấy, có khi anh đã quên chị và lập một gia đình nhỏ khác.
Theo Iblog
Muốn gia đình nhỏ sống riêng nhưng lại sợ bố mẹ già không ai lo
Ông bà bước qua tuổi hưu thì sức khỏe cũng đi xuống, một mình quét dọn 4 tầng nhà, có can cũng không nghe.
ảnh minh họa
Tôi ngoài 30 tuổi, đã lập gia đình, có một bé trai một tuổi. Hai vợ chồng tôi đều tốt nghiệp cao học ở nước ngoài, có công việc ổn định với tổng thu nhập khoảng 20 triệu/tháng. Gần đây vợ chồng tôi mới chuyển ra thuê căn hộ ở riêng sau 5 năm ở cùng ông bà nội. Tôi muốn viết bài chia sẻ vì qua trao đổi với một số người quen, thấy nhiều trường hợp giống như tôi vậy. Bố mẹ tôi đã về hưu, là những người chăm chỉ, nhờ tiết kiệm và chịu khó làm việc nên có một căn nhà 4 tầng khang trang ở trung tâm thủ đô và một vài bất động sản khác. Thời gian ở cùng ông bà, vợ chồng tôi cũng tiết kiệm được nhiều chi phí, mặc dù có thất bại khi thử kinh doanh vài lần nhưng cũng để được một khoản tích lũy.
Tuy nhiên, khi có thêm cháu nhỏ, có một số điều không hợp với ông bà vì tôi muốn cải tạo lại nhà cửa nhưng ông bà không cho phép. Nhà xây từ những năm 90, có 4 tầng nhưng ông bà dùng đến 2,5 tầng để chứa đồ đạc cũ không dùng đến, vợ chồng và con tôi chỉ có một phòng ngủ để sinh hoạt riêng. Tôi muốn dọn bớt đồ đạc cũ, cải tạo ban công để trồng cây xanh và kê bàn uống nước, làm thêm tủ tường để có không gian sống rộng hơn cho cháu nhỏ có chỗ bò chơi, cuộc sống dễ chịu hơn nhưng tất cả đề xuất đều bị từ chối vì ông bà không muốn. Ông bà nội là người tốt, thương con cháu nhưng không nghe góp ý, đôi khi hay can thiệp vào đồ đạc cá nhân của tôi.
Tôi là người yêu thích trồng cây, nuôi cá, vì không gian hẹp và thời gian hạn chế nên có lúc đồ đạc để ban công bừa bộn, bị ông bà vứt đi. Trong một lần bực bội, tôi quyết định chuyển ra ngoài, vợ ủng hộ, tôi nghĩ con dâu thời nay ít người muốn sống cùng bố mẹ chồng. Tôi chọn được một căn hộ chung cư có điều kiện rất tốt, giá hợp lý vì cách trung tâm khoảng 10km, thuê người giúp việc vì con còn nhỏ chưa đi nhà trẻ được. Ông bà có nói cho mượn căn hộ để ở nhưng vì chất lượng không tốt, đường đi làm xa nên tôi từ chối, thuê ở gần nhà ông bà thì với thu nhập hiện tại vợ chồng tôi cũng không đủ khả năng. Cuộc sống tôi cảm thấy cũng tốt hơn, có thêm thời gian cho bản thân, mặc dù về kinh tế thì vừa đủ, không tích lũy được gì.
Dù thế nhưng tôi vẫn cảm thấy có gì đó không phải, ông bà bước qua tuổi hưu thì sức khỏe cũng đi xuống, một mình quét dọn 4 tầng nhà, có can cũng không nghe. Mấy năm nữa em gái tôi đi lấy chồng thì còn có hai ông bà. Bố mẹ vợ tôi có hai con gái nên hai ông bà ở với nhau, nhưng suy nghĩ lạc quan nên con cháu đỡ phải lo nghĩ. Tôi không biết nên làm như thế nào, hỏi vài người quen cùng hoàn cảnh, đều là thế hệ sau sinh ra ở thủ đô, là con trai cả, ông bà có điều kiện; đa phần họ đều muốn ra ở riêng vì ba thế hệ ở cùng rất dễ có xích mích. Tài sản, vật chất quý thật, nhưng cuộc sống vui vẻ dễ chịu còn quý hơn. Tôi hiểu ông bà muốn giữ tài sản cho con cháu, sợ chúng tôi tiêu hoang nhưng tôi đi làm đã gần chục năm, chuyên môn cao, tự khởi nghiệp vài lần thất bại, nuôi gia đình nhỏ bằng đồng lương nên rất hiểu giá trị đồng tiền, trong mắt ông bà các con vẫn là chưa trưởng thành.
Tôi tôn trọng, kính yêu ông bà vì thời trẻ các cụ rất vất vả, đã cho tôi đi học nước ngoài. Giờ thời vất vả qua rồi, tôi muốn báo đáp cũng chẳng được. Khi chuyển đi tôi lục đống đồ lưu trữ, tìm thấy đồ dùng mới tinh đủ cấp cho 4-5 gia đình mà các cụ lưu trữ từ nhiều năm trước, chưa bao giờ mang ra sử dụng. Tôi thấy đó mới là lãng phí, góp ý các cụ cũng không nghe. Đồ nội thất cũ, đồ điện máy cũ, hỏng cũng không thay trong khi tôi sẵn sàng biếu các cụ đồ mới để dùng cho tiện nghi, tôi có tự mua thì cũng không bao giờ các cụ đụng đến. Tôi nghĩ sẽ tiếp tục thuê nhà ở riêng đến khi ông bà nhiều tuổi sẽ quay lại, mặc dù rất muốn được để ông bà gần con cháu khi còn khỏe mạnh.
Theo VNE
Vệt son môi trên áo huấn luyện viên lật tẩy bí mật của quý bà Vệt son môi trên cổ áo chàng huấn luyện viên thể thao và những ngày thứ bảy vợ lái chiếc xe đắt tiền đi chơi khiến tôi sinh nghi... ảnh minh họa Tôi năm nay 55 tuổi, hai vợ chồng bằng tuổi nhau. Các cụ vẫn bảo "cùng tuổi nằm duỗi mà ăn", quả vậy từ ngày kết hôn, công việc tôi luôn...