Con lợn nổi tiếng nhất Trung Quốc đã chết
Con lợn sống sót kỳ diệu sau 36 ngày mắc kẹt dưới đống đổ nát của trận động đất thảm khốc ở Tứ Xuyên, Trung Quốc năm 2008, vừa qua đời sau 14 năm.
Con lợn nổi danh có tên Trư Kiên Cương đã chết vào đêm 16/6 vì già yếu, theo bảo tàng Kiến Xuyên ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên – nơi con vật lưu trú – BBC đưa tin hôm 17/6. Con vật đã sống 14 năm, tương đương 100 tuổi, tính theo tuổi của loài động vật này.
Vào thời điểm được giải cứu trong trận động đất mạnh 7,9 độ và có tới 69.000 người chết cách đây 13 năm, con lợn này được coi là biểu tượng của hy vọng và ý chí mạnh mẽ.
Sự sống sót của chú lợn sau 36 ngày dưới đống đổ nát của trận động chấn động ở Tứ Xuyên năm 2008 được coi là một điều kỳ diệu. Ảnh: BBC.
Lực lượng cứu hộ cho biết khi được đưa ra khỏi đống đổ nát, con lợn sụt cân nhiều và trông giống một con dê. Trong 36 ngày bị mắc kẹt, trọng lượng của nó giảm từ 150 kg xuống 50 kg. Sự sống sót kỳ diệu của Trư Kiên Cường đã truyền cảm hứng cho người đặt tên.
Sau động đất, con lợn đã được người sáng lập của bảo tàng Kiến Xuyên mua lại và chăm sóc.
“Kể từ khi con lợn được đưa đến bảo tàng năm 2008, mỗi ngày đều có rất nhiều khách du lịch đến thăm. Đây không chỉ là con lợn, mà là cả một ký ức chung”, đại diện bảo tàng Kiến Xuyên cho biết.
Hồi đầu năm nay, giới chức trách bảo tàng cũng đã cảnh báo thời gian còn lại của con lợn không còn nhiều.
Hồi năm 2011, các nhà khoa học ở Trung Quốc đã nhân giống con lợn, sản sinh 6 lợn con – được mô tả là giống hệt lợn cha, với vết bớt ở giữa hai mắt.
Sau khi biết tin Trư Kiên Cương đã chết, hàng triệu người đã bày tỏ sự tiếc thương và tưởng nhớ tới con lợn kỳ diệu trên mạng xã hội Weibo.
Hashtag “Trư Kiên Cường đã chết” nhận được 430 lượt xem trên Weibo.
Cảm ơn vì đã thể hiện sự vĩ đại của cuộc sống bằng sức mạnh của chính mình”, một người dùng Weibo bày tỏ sự tiếc thương tới con lợn.
“Hãy yên nghỉ nhé chú lợn. Bạn là phép màu của cuộc sống và biểu tượng của sức mạnh”, một người khác viết.
Nghi vấn nước biển nóng lên khiến hàng loạt cá mập mắc bệnh về da
Cá mập rạn san hô trắng ở Malaysia gần đây được phát hiện có đốm trên da và vết thương trên đầu. Các nhà khoa học cho rằng đại dương ấm lên là nguyên nhân gây ra việc này.
Các nhà sinh vật biển đang điều tra một căn bệnh lạ về da xảy ra với cá mập rạn san hô trắng ở Malaysia. Một số báo cáo ban đầu cho thấy nhiệt độ nước biển tăng cao có thể là nguyên nhân, theo Reuters ngày 14/6.
Được đặt tên theo những vệt màu trắng đặc biệt trên vây, cá mập rạn san hộ trắng thường nghỉ ngơi quanh các rạn san hô vào ban ngày. Chúng hoạt động nhiều về đêm để săn cá nhỏ và một số loài động vật khác.
Hình ảnh một con cá mập ngoài khơi bang Sabah trên đảo Borneo với vết đốm và vết thương trên đầu đã lan truyền trên mạng xã hội vào tháng 4.
Một con cá mập rạn san hô trắng có các đốm trắng và vết thương trên đầu, có thể liên quan đến nhiệt độ nước biển tăng. Ảnh: Reuters .
Sau đó, các thợ lặn tại đảo Sipadan - một điểm lặn nổi tiếng gần đó, cùng một nhóm chuyên gia bắt đầu nhận thấy bệnh da ở mỗi đàn cá mập mà họ gặp phải.
Trong nỗ lực chẩn đoán nguyên nhân có thể gây ra căn bệnh này, nhóm nghiên cứu nhận thấy nhiệt độ bề mặt nước biển tại Sipadan đã tăng lên 29,5C vào tháng 5, cao hơn 1 so với năm 1985.
Davies Austin Spiji, một nhà sinh vật biển cấp cao của nhóm bảo tồn phi lợi nhuận Reef Guardian , cho biết: "Chúng tôi gần như chắc chắn rằng nhiệt độ nước biển nóng lên đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra bệnh về da của cá mập ở Sipadan - một khu bảo tồn biển nơi đánh bắt cá bị nghiêm cấm và không có các khu định cư hoặc khu công nghiệp gần đó.
Mohamed Shariff Mohamed Din, giáo sư nghiên cứu thú ý thủy sản của Đại học Putra Malaysia, cho biết những quan sát được báo cáo trùng khớp với báo cáo về hiện tượng tẩy trắng san hô trong khu vực.
Ông nói: "Chúng tôi không thể làm lơ đi sự thật rằng những thay đổi đó diễn ra do nhiệt độ nước biển cao hơn". Dù vậy, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học đầy đủ về vấn đề này.
Mabel Manjaji-Matsumoto, giảng viên cao cấp của Viện nghiên cứu biển Borneo thuộc Đại học Malaysia Sabah, cho biết vào tháng 5, nhóm nghiên cứu đã cố gắng bắt một số con cá mập để lấy mẫu thử nghiệm nhưng không thành công.
Manjaji-Matsumoto cho biết: "Nếu chúng tôi có thể lấy được mẫu cá mập, ít nhất chúng tôi có thể tìm ra nguyên nhân gây ra vết thương". Đồng thời, ông cho biết nhóm nghiên cứu có kế hoạch thực hiện một nghiên cứu khác vào tháng 7.
Hàng chục gói hàng lạ dạt vào bờ biển Florida Người quản lý bảo tồn động vật hoang dã địa phương phát hiện khoảng 20 gói hàng bí ẩn tại Trạm Không quân Mũi Canaveral ở Florida, Mỹ. Hơn 20 gói hàng bí ẩn trôi dạt vào bãi biển tại Trạm Không quân Mũi Canaveral của Florida vừa được xác định chứa gần 30 kg cocaine. Những gói hàng này có vẻ đã...