Con lỡ ngủ gật trong lớp bị cô giáo “bêu tên” trong nhóm chat, bố bức xúc nói 1 câu mà cô đỏ bừng mặt: Vội xin lỗi công khai
Khi thấy giáo viên phê bình con trai trên nhóm chat của phụ huynh, người bố đã nói một câu khiến tất cả mọi người xúc động.
Thời học sinh chắc ai cũng từng có lần ngủ gật trong lớp. Học sinh thường thiếu ngủ bởi nhiều lý do như: Thức khuya học bài, cày game muộn, nhắn tin nói chuyện với bạn bè, xem phim,… khiến các em không còn năng lượng cho giờ học ngày hôm sau.
Khi ngồi học, đặc biệt là học những môn như: Ngữ văn, Lịch sử, Triết học,… lại càng khiến học sinh thêm buồn ngủ. Lời giảng bài lúc này giống như lời ru vậy! Thấy học sinh ngủ gật, một số giáo viên không quan tâm và vẫn tiếp tục giảng. Trong khi đó, một số thầy cô sẽ đánh thức học sinh, vặn hỏi lý do.
Thời đại công nghệ số bùng nổ, ngày nay, việc trao đổi thông tin rất dễ dàng. Thông thường, mỗi lớp có một nhóm phụ huynh để giáo viên trao đổi tình hình học tập.
Học sinh ngủ gật trong giờ bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Anh Trương (Trung Quốc), bố của Hào Hào là người bận rộn trong công việc. Vừa qua, khi anh đang làm tại công ty thì đột nhiên thấy thông báo của giáo viên chủ nhiệm. Cô giáo gửi một tấm ảnh vào nhóm chat phụ huynh. Anh mở ra xem và đứng hình mất vài giây khi thấy đứa trẻ đang ngủ ngon lành trong giờ học là con trai mình.
Cô giáo gửi kèm một tin nhắn: “Chào bố Hào Hào, không biết tối qua con trai anh có thức khuya chơi game không? Hôm nay, trong giờ học, cậu bé đã coi lớp như là nhà, hồn nhiên lăn ra ngủ. Cậu bé thức khuya, chắc cha mẹ không quan tâm nên không biết chuyện này. Anh có thể đưa con trai về nhà nếu con vẫn muốn ngủ!”.
Thấy cô giáo nói như vậy, anh Trương không hài lòng, cảm thấy vô cùng bực bội. Hào Hào thức khuya không phải vì chơi game mà để chăm mẹ ốm. Tối hôm qua, mẹ Hào Hào sốt cao, anh phải đi mua đồ ăn, nấu nướng thay vợ. Cậu con trai hiếu thuận đã phụ cha, chăm sóc mẹ đến 12 giờ đêm. Hôm sau, cậu bé còn phải dậy sớm nên cơ thể mệt mỏi, tinh thần kiệt quệ.
Thấy con trai bị hiểu lầm, anh Trương đã trả lời trong nhóm: “Thưa cô, trước tiên tôi xin lỗi vì hành vi con ngủ gật trong lớp. Nhưng hôm qua, mẹ Hào Hào bị ốm, cháu vừa thức khuya chăm sóc mẹ vừa làm bài tập về nhà. Nhiều ngày liền, cháu ngủ rất muộn và phải thức dậy vào sáng sớm. Vì quá mệt mỏi nên cháu đã ngủ gục trong lớp, tôi sẽ nói chuyện với con vào tối nay”.
Khi biết lý do Hào Hào ngủ gật, ai cũng nghẹn ngào xúc động.
Câu trả lời của bố Hào Hào khiến giáo viên cảm thấy xấu hổ. Ngay lập tức, cô giáo đã xin lỗi anh Trương vì hiểu nhầm đứa trẻ khi chưa tìm hiểu kỹ lý do. Trước lời giải thích hợp lý, cô giáo dành lời khen ngợi đến Hào Hào trong nhóm phụ huynh.
Trong vấn đề này, thái độ của giáo viên có phần sai lầm. Trước mọi vấn đề của học sinh, giáo viên cần cẩn trọng xử lý tình huống.
1. Tìm hiểu kỹ lý do học sinh mắc lỗi
Khi trẻ mắc lỗi, trước tiên nên tìm hiểu nguyên nhân thay vì đổ lỗi bừa cho trẻ. Đôi khi, trẻ không tránh khỏi những sai lầm, có thể mắc lỗi vì ham chơi hoặc vì một số lý do khác. Như trong câu chuyện trên, giáo viên nên hỏi rõ lý do tại sao Hào Hào ngủ gật trong lớp. Khi đã biết được lý do sẽ có cách giáo dục trẻ phù hợp.
Phương pháp này khiến học sinh cảm thấy đỡ lo sợ, hoang mang. Nếu trẻ mắc lỗi, cô giáo liên tục mắng mỏ, đánh đòn sẽ ảnh hưởng không tốt đến thể chất và tinh thần. Học sinh cũng vì điều này mà cảm thấy chán ghét, sợ hãi cô giáo.
Cần tìm hiểu kỹ lý do khiến trẻ phạm phải sai lầm.
2. Hãy trao đổi đúng nội dung trong nhóm phụ huynh
Mục đích của nhóm là để giáo viên và phụ huynh trao đổi tình hình học tập của con, giao bài tập về nhà, đưa ra thông báo của trường lớp. Chứ đây không phải là nơi “kể tội” học sinh. Khi trẻ mắc lỗi, giáo viên cần tế nhị nhắn tin riêng với cha mẹ các em, tránh việc phê bình trực tiếp trên nhóm. Việc chỉ ra lỗi sai của trẻ nơi đông người khiến không chỉ cha mẹ xấu hổ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý học sinh.
Việc nuôi dạy những đứa trẻ không bao giờ là dễ dàng. Mọi vấn đề của trẻ cần được theo dõi, quan tâm kỹ lưỡng và có phương pháp giải quyết hợp lý.
Nam sinh "số nhọ" đi cách ly gặp trúng cô giáo, được nhận kèm luôn combo dạy 1-1, sau 14 ngày chắc học giỏi dữ lắm!
Khi đi cách ly tập trung, nam sinh được cô giáo dạy kèm 1-1 để chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ sắp diễn ra.
Việc học sinh, giáo viên phải đi cách ly đang trong kỳ học đã không còn là điều quá xa lạ trong diễn biến dịch bệnh phức tạp như hiện nay. Cách ly là điều chẳng ai muốn, nhưng "trong cái rủi lại có cái may".
Điển hình như cậu bạn trong đoạn clip khoảng 30s gây xôn xao cộng đồng mạng những ngày qua: Đi cách ly được kèm học 1-1 do cô giáo cũng đi... cách ly nốt!
Đoạn clip khoảng 30s ghi lại hình ảnh một cô giáo đang miệt mài giảng bài cho cậu học trò trong khu cách ly được đăng tải trên mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút hàng trăm nghìn lượt tương tác.
Đi cách ly nhưng vẫn được cô giáo kèm 1-1 vì thi học kỳ sắp đến (Nguồn: Hải Tino)
Lớp học đặc biệt với một cô một trò. Nam sinh "may mắn" được cô giáo dạy kèm 1-1 trong khu cách ly tại km7 đại học Tân Trào cơ sở 3 (TP. Tuyên Quang). 14 ngày cách ly, lớp học chỉ đơn sơ với một chiếc bàn cũ và một cái bảng đã thủng lỗ lớn. Chính điều này đã tạo nên sự chú ý đối với nhiều người trong khu cách ly và cộng đồng mạng.
Hình ảnh cô Ngọc giảng bài bên chiếc bảng thủng to và cậu học trò chăm chỉ nghe giảng
Chính chủ đăng tải video - anh Tiến Hải chia sẻ: "Mình vào khu cách ly từ ngày 11 và ngày 13. Mình vô tình quay lại cho vui up TikTok để giải trí. Đây cũng là cô giáo cũ của mình, thật sự mình rất cảm phục tinh thần dạy và học của hai cô trò nên muốn lan toả câu chuyện này đến mọi người".
Nam sinh được cô giáo đặc cách dạy học cho là Trần Văn Mạnh (lớp 11, THPT Nguyễn Văn Huyên). Do tiếp xúc với F0 nên Mạnh đã phải thực hiện cách ly tập trung và học online tại điểm trường.
Cô giáo tận tâm trong clip là cô Phạm Bích Ngọc (giáo viên dạy môn Vật lý). Cả hai cô trò gặp nhau trong hoàn cảnh không ai muốn nhưng không vì thế mà ngừng việc học. Ngoài giờ dạy online của cô và những tiết học online của Mạnh, cô Ngọc luôn tận tình chỉ dẫn và kèm cho Văn Mạnh để bổ trợ thêm kiến thức.
Cậu học trò Trần Văn Mạnh may mắn được học trong lớp học đặc biệt của cô Ngọc
Cô Ngọc cho biết, Mạnh là học trò của cô tại trường THPT Nguyễn Văn Huyên, những ngày đi cách ly cũng đang cận kề với việc thi học kỳ tại trường. Cô muốn giúp Mạnh ôn tập và làm bài để có sự chuẩn bị tốt nhất nên đã quyết định dạy kèm 1-1 cho cậu.
Được dạy bảo ân cần, kèm sát sao 1-1 nên Mạnh cảm thấy môn Lý cũng không còn là nỗi sợ trong kỳ thi sắp diễn ra. Cậu bạn chia sẻ: "Mình cảm thấy dễ hiểu và cảm thấy hứng thú khi học. Khi các bạn phải học online mà mình lại may mắn được học trực tiếp thì quả là không ai bằng rồi. Nhờ có sự kèm học đặc biệt này mình thấy thời gian trôi qua nhanh hơn khi ở trong khu cách ly".
Cô giáo tận tâm trong clip là cô Phạm Bích Ngọc (giáo viên dạy môn Vật lý)
Chủ nhân của đoạn clip - anh Tiến Hải cũng không ngớt những lời khen đến cô và trò. Anh tâm sự những ngày ở đây, thấy hình ảnh cô Ngọc và Mạnh luôn dạy và học mỗi ngày. Cô luôn hỏi Mạnh về bài vở và hơn hết còn miệt mài soạn bài tập trắc nghiệm cho học trò.
"Mình cảm thấy cô là 1 người rất tận tâm và yêu nghề, chỉ bảo cho bạn ấy từng chút một. Chỗ nào không hiểu cô dạy rất cặn kẽ. Cô còn soạn trắc nghiệm cho Mạnh đến tận 79 câu rồi sửa nhanh chóng vào ngày hôm sau" - anh Hải cho biết.
Hiện nay, tình trạng sức khoẻ của hai cô trò rất khoẻ và chờ đến ngày hoàn thành cách ly để trở về nhà tiếp tục công việc học tập. Đoạn clip được đăng tải trên mạng xã hội cũng nhận được rất nhiều bình luận tích cực như:
- Khoảnh khắc thật đẹp, cô và trò đều dễ thương. Video làm mình nhớ cô giáo cũ quá, những người "lái đò" luôn hết mình vì học sinh.
- Lớp học quá đặc biệt, cô giáo quá có tâm, chắc đi cách ly về bạn này sẽ thành học sinh giỏi đấy!
- Cô giáo "nhà người ta" là đây chứ đâu, đi cách ly vẫn tranh thủ ôn thi hiệu quả nhé!
Nguồn: Nhân vật cung cấp
Giáo viên đang dạy online, mic của học sinh bỗng phát ra âm thanh lạ làm cả lớp đứng hình Dạy online chưa bao giờ thiếu chuyện hài hước để kể, như câu chuyện của nhóm học sinh dưới đây. Ảnh minh họa Học online đã dần trở thành hình thức quen thuộc trong suốt thời gian vừa qua. Khi học online các bạn học sinh luôn phải chú ý về không gian học tập, đường truyền... để có thể học tập hiệu...