Con làm vỡ hộp bút của bạn cùng lớp bị đòi bồi thường 3,5 triệu, người bố đanh thép đáp trả một câu khiến phụ huynh bên kia tẽn tò chỉ dám lấy 1/10 số tiền
Người bố này đã có cách đáp trả khiến dân mạng phải bái phục.
Trẻ em ở độ tuổi đi học hẳn sẽ vô cùng nghịch ngợm và hiếu động. Chính bởi điều này mà khiến phụ huynh phải đau đầu không ít để quản lý con cái.
Anh Tiểu Thái, một nhân viên văn phòng tại Trung Quốc có con trai năm nay vừa vào lớp 1. Một hôm, anh nhận được cuộc gọi từ cô giáo chủ nhiệm yêu cầu anh đến trường gấp để xử lý việc con trai anh làm vỡ hộp bút của bạn cùng bàn. Anh đã lập tức chạy đến trường, bắt con trai mình phải xin lỗi bạn học đồng thời nói rằng anh sẽ chịu trách nhiệm bồi thường hộp bút cho đứa trẻ kia.
Phụ huynh của cậu bé kia cũng có mặt tại đó. Người này rất bực tức khi thấy hộp bút của con không còn nguyên vẹn. Thường thì với những đồ dùng văn phòng phẩm như hộp bút, giá thành sẽ không quá cao và chỉ trên dưới vài trăm nghìn. Ấy thế nhưng người bố của đứa trẻ bị hư đồ lên tiếng đòi phải bồi thường cho con anh ta số tiền lên tới 1000 tệ, tức là xấp xỉ 3,5 triệu đồng. Người này giải thích, hộp bút của con trai mình là phiên bản giới hạn, được người thân mang từ nước ngoài về nên có giá trị vô cùng cao.
Anh Tiểu Thái chưa vội đáp lại ông bố kia mà quay sang hỏi con về lý do khiến hộp bút bị vỡ. Hóa ra, do con trai của anh đang chăm chú làm bài tập thì cậu bé kia đến gây sự, không cho em đụng bút. Lúc này, vì khá bực tức nên cậu nhóc đã đẩy bạn của mình ra để mình được yên tĩnh làm bài. Nhưng cú hích này không hề hấn gì với người bạn kia mà lại gây ra sự việc đáng tiếc là chiếc hộp bút đặt trên bàn rơi xuống đất.
Khi thấy đồ của mình bị vỡ, chủ nhân của chiếc hộp đã bật khóc nức nở, đến ngay cả cô giáo cũng không thể dỗ dành nên đành gọi phụ huynh hai bên đến giải quyết.
Video đang HOT
Sau khi nghe được lời giải thích, Tiểu Thái không muốn kết thúc sự việc mà mang phần thiệt thòi cho con mình nên đã lên tiếng: “Anh nói hộp bút này giá tới 1000 tệ Nếu nó thực sự có đắt đến như vậy, tôi sẽ đền lại cho cậu bé. Nhưng trước hết, hãy cho tôi xem hóa đơn mua hàng để chứng minh điều trên!:
Chưa hết, ông bố cũng đáp trả lại một câu đanh thép: “Vừa rồi, anh cũng nghe lý do vì sao mà hộp bút của con anh bị vỡ. Đó là vì nó đã làm phiền việc học của con tôi. Anh cũng biết việc học là vô giá, vậy nếu con tôi không thể học bài chỉ vì bị quấy rầy, vậy anh nghĩ mình phải đền như thế nào mới hợp lý?”
Người bố kia ban đầu tỏ ra hung hãn và đòi bằng được 1000 tệ, nhưng sau khi nghe Tiểu Thái nói, anh đã chịu nhượng bộ và chỉ nhận 100 tệ để giải quyết sự việc vì không chứng minh được nguồn gốc thật sự của chiếc hộp và nhận thấy con mình cũng có phần lỗi trong sự việc.
Trên thực tế, chuyện con cái xảy ra mâu thuẫn với bạn bè là chuyện thường tình, nhưng trong những tình huống này, cha mẹ phải tìm cách giải quyết sao cho vừa hợp lý lại vừa hợp tình. Trên hết là việc để trẻ biết nhận lỗi nếu mình sai, không chiều chuộng hay bệnh vực con quá mức, cha mẹ chỉ giải quyết giúp con các vấn đề mà các bé không thể tự mình xử lý được.
Giáo viên bỗng dưng yêu cầu nộp 700 ngàn đồng mua giày thể thao, khi biết lý do, phụ huynh khen ngợi cô quá thông minh và tinh tế
Dù bị yêu cầu nộp thêm tiền nhưng khi biết nguyên do tất cả phụ huynh đều vui vẻ đồng ý.
Giáo viên lớp 8 tên Thần Thụy trường trung học cơ sở ở Hành Thủy, Hà Bắc, Trung Quốc đã bàn bạc với phụ huynh để mua những đôi giày thể thao giống nhau cho cả lớp. Cô giáo chủ nhiệm giải thích: "Gần đây, trẻ em trở nên ganh đua hơn. Chúng so sánh quần áo và giày dép. Tôi muốn giảm bớt sự so sánh theo cách này."
Các bậc phụ huynh rất đồng tình với ý kiến này, mỗi người chịu khoảng 200 tệ (hơn 700 nghìn đồng) tiền giày thể thao. Cô giáo cho rằng đây là mẫu giày đã được sự thống nhất của các em, vừa tiện lợi vừa nhẹ nhàng, và thông qua việc "đồng phục hóa" cả quần áo lẫn giày dép, cô mong các em sẽ trở nên bớt nhìn ngoại hình để đánh giá lẫn nhau.
Cô Thần Thụy đã bàn bạc với phụ huynh để mua những đôi giày thể thao giống nhau cho cả lớp.
Hành động của cô giáo cũng nhận được sự ủng hộ từ cư dân mạng. Trên thực tế ở nhiều trường học hiện nay, thay vì tập trung học tập, nhiều học sinh nhìn trang phục của nhau để so sánh giàu nghèo hơn thua. Hầu hết ý kiến cho rằng trẻ em kết bạn với nhau rất nhanh, chúng vô tư và không để ý đến khoảng cách đó. Nhưng thực tế, chúng mới là đối tượng nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất. Khi nhìn thấy những món đồ đẹp hơn, lộng lẫy hơn, những đứa bé sẽ không thể tránh khỏi cảm giác ghen tỵ hay buồn bã.
Nhiều người cho rằng không chỉ đồng phục mà để vực dậy tính hòa đồng, yêu thương ở học trò thời nay thì giáo viên cần phải lồng ghép nhiều hơn những câu chuyện mang tính giáo dục về sự hòa đồng, san sẻ. Cần cho học trò thấy giá trị của mỗi con người không chỉ ở sự giàu có mà còn nằm ở một nhân cách tốt, tâm hồn cao thượng.
Hành động của cô giáo cũng nhận được sự ủng hộ từ cư dân mạng.
Làm sao để con không so sánh và ghen tỵ?
Chen Zhilin, một chuyên gia về giáo dục thanh thiếu niên và một nhà tâm lý học từ Hiệp hội Tâm lý Anh, cho rằng khả năng so sánh là bản năng của con người và trẻ em cũng không ngoại lệ. Sự so sánh phù hợp thực sự có thể trở thành động lực thúc đẩy sự tiến bộ, nhưng nếu sự so sánh biến thành phân biệt, tị nạnh, nhất là về khía cạnh vật chất, nó có thể làm sai lệch tâm lý của trẻ.
Nếu như trước đây sự chênh lệnh giàu nghèo không quá nặng nề và ảnh hưởng thì ngày nay, giá trị vật chất đã hằn sâu vào tâm hồn non nớt của trẻ thơ mà nếu không kịp thời nắn chỉnh, sẽ gây ra những hệ lụy khó lường về mặt nhân cách.
1. Cha mẹ là tấm gương soi cho con, trước mặt trẻ đừng tỏ ra phân biệt và so sánh. Ví dụ, thảo luận về túi của ai đắt hơn, xe của ai tốt hơn...
2. Thiết lập quan điểm đúng đắn về tiền bạc cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, chẳng hạn như để trẻ tự kiếm một phần tiền tiêu vặt thông qua việc tham gia lao động, để trẻ hiểu rằng đồng tiền khó có thể kiếm được. Ngoài ra, nếu có điều kiện, bạn có thể dẫn con đi trải nghiệm cảnh làm việc của bố mẹ trong một ngày để con biết rằng việc kiếm tiền của bố mẹ không hề dễ dàng chút nào.
3. Khi trẻ đòi mua đồ chơi mới hoặc quần áo mới, hãy tìm đồ chơi và quần áo cũ của trẻ đồng thời cùng trẻ nhớ lại thời điểm mua, để trẻ nhận ra rằng mình không hề thiếu những thứ này.
4. Bạn có thể thông qua các buổi họp phụ huynh để trao đổi với giáo viên và cha mẹ của những đứa trẻ khác, cùng nhau tạo ra một môi trường hài hòa, bình đẳng và có ích cho bọn trẻ.
Con trai đi học giật đứt vòng tay vàng của cô giáo, mẹ chẳng những không bồi thường còn nói 1 câu khiến cô ngậm ngùi cho qua Sau khi về nhà, chị Lý đem chuyện không bồi thường vòng vàng nói với chồng. Tuy nhiên anh chồng lại không đồng tình với cách xử lý của vợ. Một câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội Weibo, Trung Quốc mới đây đã thu hút sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Chị Lý (tên nhân vật đã được...