Cơn khát card đồ hoạ khi Bitcoin lập đỉnh
Giá Bitcoin, Ethereum lên cao nhất mọi thời đại kéo theo nhu cầu mua bán card đồ hoạ và “trâu cày” tăng mạnh tại Việt Nam.
Hoàng Dũng, một thợ đào tiền số ở Đồng Nai, cho biết anh đang lùng khắp thị trường để mua card đồ hoạ RTX 3080 về thay thế cho dàn “trâu cày” cũ nhưng không được. “Những cửa hàng quen đều báo hết hàng, card về không đủ giao cho khách đặt trước. Một số dân buôn nhỏ nâng giá card theo giá của Bitcoin, Ethereum, cao gấp đôi giá thị trường”, Dũng nói.
Trên các hội nhóm chuyên về “trâu cày” tiền số, mỗi ngày có hàng trăm bài viết mới của cả người mua lẫn người bán. “Nhu cầu tìm mua trâu cày tăng vọt khi Bitcoin đạt đỉnh. Tuy nhiên, phần lớn người bán thanh lý máy cũ, giá cao. Các dàn máy mới, giá tốt được mua ngay trong vài tiếng đồng hồ”, ông Lê Hùng, quản lý một cộng đồng gần 80.000 thành viên về khai thác tiền số, cho biết.
Một dàn máy đào Ethereum 8 VGA RTX 3080Ti được chào bán với giá hơn 350 triệu đồng.
Ông Lê Sinh, đại diện Tin học Ngôi sao – đơn vị chuyên cung cấp máy đào coin, nói: “Card đồ hoạ đang cháy hàng trên diện rộng, cung không đủ cầu. Khách mua máy để khai thác phải đặt trước 1-2 tháng nếu muốn giá tốt. Hiện hệ thống chỉ có sẵn một ít card lẻ nhưng giá rất cao”.
Các mẫu card được giới đào tiền số Việt Nam săn lùng nhiều là RTX 3060 với giá trung bình 17 triệu đồng, RTX3070 giá từ 22,5 triệu đồng, bản cao cấp hơn là RTX 3080 giá gần 34 triệu đồng. So với tháng trước, mỗi model này đã tăng giá 30-40%. Theo ông Sinh, khách mua card giai đoạn này chủ yếu là các chủ trại lớn, mỗi hợp đồng khoảng 10-20 dàn, tương đương 120-180 card đồ hoạ.
Ông Phan Xuân Quang, một thợ đào lâu năm ở Hà Nội, cho biết nhu cầu về card đồ hoạ thực ra đã kéo dài cả năm. Tuy nhiên, các dự báo cho thấy thị trường tiền số sẽ khởi sắc những tháng cuối năm, nên nhu cầu nâng cấp, mở rộng “trâu cày” sôi động hơn trước.
Video đang HOT
Nguy cơ mất tiền khi mua card giá rẻ
“Cơn khát card đồ hoạ đang càn quét khắp thị trường từ đầu tuần và chưa có dấu hiệu dừng lại. Hệ quả không dừng ở việc tăng giá, mà còn xuất hiện tình trạng lừa đảo, ôm tiền của khách rồi bỏ trốn”, ông Quang nói.
Lợi dụng thị trường đang khan hàng trầm trọng, một số người lên mạng rao bán thiết bị với giá bình ổn, nhưng yêu cầu khách đặt cọc 50-100% giá trị đơn hàng rồi biến mất. “Chỉ riêng ngày 10/11, trên diễn đàn do tôi quản lý đã có hai vụ tố cáo dân buôn nhận tiền cọc từ vài triệu đến vài chục triệu đồng, sau đó chặn liên lạc, gỡ sim điện thoại”, ông Lê Hùng nói.
Còn theo ông Sinh, kẻ lừa đảo chủ yếu đánh vào tâm lý ham rẻ. “Trong khi phải chờ cả tháng mới có hàng, nhiều người nóng lòng muốn mua ngay vì thị trường tiền số thay đổi rất nhanh, việc khai thác có thể không còn lợi nhuận nhiều như bây giờ. Chưa kể, họ lo lắng tháng tới giá card tiếp tục bị đẩy cao. Do đó, khi thấy có người bán rẻ, sẵn hàng, người mua sẽ vội đặt cọc, giữ suất. Kẻ gian lợi dụng tâm lý này để trục lợi”, ông Sinh nói.
Ông khuyến cáo, người dùng nên chọn mua card đồ hoạ, mày đào coin ở những địa chỉ uy tín, có trang web, cửa hàng ngoài đời thực. Ngoài ra, không nên đặt cọc số tiền quá lớn. Trong điều kiện không thể mua trực tiếp tại cửa hàng, người dùng nên yêu cầu kiểm tra hàng trước khi thanh toán, tránh sản phẩm được giao không đúng yêu cầu.
Trong khi đó, ông Phan Xuân Quang cho rằng, khi mua hàng trên các hội nhóm, người dùng nên cập nhật bảng giá tại các hệ thống lớn. Nếu mức chênh lệch từ vài triệu trở lên, cần kiểm tra kỹ danh tính người bán và chỉ trả đủ tiền khi nhận hàng.
Tiêu thụ năng lượng tăng vọt khi Bitcoin lập đỉnh
Tiêu thụ năng lượng của mạng lưới Bitcoin tăng mạnh khi giá tiền số này vượt 66.000 USD, giữa lúc lãnh đạo thế giới tìm cách ứng phó biến đổi khí hậu.
Giá đồng tiền mã hoá lớn nhất thế giới đạt 66.700 USD cuối tháng 10, phá kỷ lục lập ra vào giữa tháng 4 năm nay. Đà tăng của Bitcoin cũng giúp Ether, tiền mã hoá lớn thứ hai, tăng lên hơn 4.054 USD một đồng.
Điều này cũng kéo theo nhiều người chạy đua khai thác tiền số, khiến mức tiêu thụ năng lượng của toàn mạng lưới tăng cao. Năng lực khai thác (hashrate) của Bitcoin được đẩy nhanh và nhiều khả năng sẽ lập đỉnh mới, cùng với đó là mức tiêu thụ năng lượng kỷ lục, theo dữ liệu từ Đại học Cambrigde của Anh.
Một hệ thống khai thác Bitcoin tại New York, Mỹ.
Hệ thống Bitcoin sử dụng lượng điện tương đương cả nước Hà Lan, một thực tế khó chịu giữa lúc các lãnh đạo thế giới tham gia hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26 ở Glasgow, Scotland.
Đào Bitcoin
Bitcoin và Ethereum đang vận hành theo phương thức bằng chứng công việc (PoW), trong đó thợ đào sử dụng máy tính để giải các bài toán phức tạp nhằm xác thực giao dịch và được nhận phần thưởng là đồng tiền mới. Phương thức này đòi hỏi hệ thống máy tính cấu hình cao hoặc thiết bị chuyên dụng, vốn tiêu tốn điện năng.
Giá Bitcoin càng cao, hoạt động đào càng hấp dẫn. Doanh thu của giới thợ đào Bitcoin trong tháng 10 tăng vọt lên 1,72 tỷ USD, gần bằng đỉnh 1,75 tỷ USD lập hồi tháng 3.
"Hashrate và tiêu thụ năng lượng sẽ sớm đạt đỉnh mới với mức giá Bitcoin hiện nay, khi ngày càng nhiều người tham gia đào", Alex de Vries, người sáng lập công ty dịch vụ dữ liệu năng lượng Bitcoin Digiconomist, cho hay.
Ngoài sử dụng lượng điện khổng lồ, quá trình đào tiền mã hóa cũng tạo ra nhiều chất thải điện tử, trong bối cảnh giới thợ mỏ liên tục thay máy móc cũ bằng sản phẩm mới có hiệu suất cao hơn. Báo cáo của Digiconomist cho thấy một giao dịch Bitcoin có thể tạo ra lượng chất thải bằng vứt bỏ hai điện thoại iPhone.
Tranh cãi nảy lửa
Mức tiêu thụ năng lượng tăng không đồng nghĩa với phát thải carbon cũng tăng theo, nhất là khi nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành khai thác Bitcoin đang tìm cách chuyển dịch sang nguồn năng lượng tái tạo và thành lập Hội đồng Khai thác Bitcoin (BMC) để thúc đẩy hoạt động đào tiền mã hóa xanh hơn.
Đồng tiền mô phỏng Bitcoin.
Dữ liệu năm 2020 của Đại học Cambridge ước tính, khoảng 40% hoạt động khai thác Bitcoin dùng nguồn năng lượng xanh. BMC tháng trước cho biết tỷ lệ này hiện đã tăng lên 58%, biến đào Bitcoin trở thành một trong những ngành công nghiệp xanh nhất thế giới, dù nhiều người vẫn chỉ trích và cho rằng năng lượng đổ vào đào tiền mã hóa có thể được sử dụng ở những nơi khác.
Đợt trấn áp khai thác tiền số ở Trung Quốc hồi giữa năm cũng thúc đẩy Bitcoin trở nên xanh hơn. Phần lớn hoạt động khai thác ở nước này dựa vào nguồn nhiệt điện than đá, nhưng lệnh cấm của chính quyền buộc nhiều thợ đào chuyển sang Mỹ, nơi năng lượng tái tạo là nguồn cấp điện rẻ nhất.
Các nỗ lực thúc đẩy bảo vệ môi trường trong ngành tài chính cũng tạo nên sự khác biệt, khi các nền tảng ít tiêu thụ năng lượng sẽ thu hút nhiều khoản đầu tư từ những tên tuổi lớn.
Ethereum đang chuẩn bị cho đợt nâng cấp đầy tham vọng là Ethereum 2.0, trong đó mạng lưới sẽ chuyển sang phương thức bằng chứng cổ phần (PoS), dựa vào những người đã nắm giữ tiền mã hóa để xử lý giao dịch mới. Phương thức này không đòi hỏi hệ thống máy tính tiêu tốn điện, thân thiện với môi trường hơn PoW hiện nay.
Bitcoin lên đỉnh, giá VGA ở Việt Nam cuối tháng 10 ra sao: Cháy vẫn hoàn cháy, 'mua bia kèm lạc' là chuyện đương nhiên Trong bối cảnh nguồn cung card đồ họa vẫn chưa được cải thiện, tình trạng card đồ họa 'cháy hàng' lại tiếp tục tiếp diễn tại Việt Nam. Sau một thời gian trồi sụt vào tháng 6 và tháng 7/2021, giá trị của Bitcoin đã liên tục có dấu hiệu hồi phục, trước khi chính thức phát 'đỉnh' cũ để đạt mức giá...