Con gái thờ bố mẹ đẻ: Yêu thương đặt trong tim
Cát bụi sẽ trở về cát bụi, việc thờ cúng hay không thì chỉ là hình thức, người ta yêu thương vẫn đặt trang trọng trong tim.
Tình cờ đọc vài tâm sự của các anh trai có vợ về việc vợ muốn thờ cúng cha mẹ mình. Đây là ý nguyện chính đáng của hầu hết người dân châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Ta tạm gọi thờ cúng là cảm xúc về tâm linh! Tuy nhiên “tâm linh” là vô hình, là suy tưởng mênh mông ta không thể chạm vào. Cảm xúc sẽ trải dài – ngắn hay nông – sâu đôi khi lại tùy thuộc vào chỉ số hạnh phúc ta sống mỗi ngày. Và ta muốn… nhiều thứ!
Đầu tiên ta muốn cha mẹ, người thân khi chết đi đều được siêu thoát. Nôm na là được lên thiên đàng, không ai muốn họ rơi vào địa ngục. Tình yêu là thiêng liêng, nên việc cầu nguyện cho người ta yêu thương được điều tốt đẹp là đương nhiên, và thờ cúng khi họ mất đi, để cảm nhận họ vẫn luôn ở bên ta như chưa hề có cuộc chia ly cũng là hợp lẽ.
Song, ước nguyện họ vẫn ở bên ta và phù hộ ta như một số người mong ước liệu có mâu thuẩn với việc ta ước họ đã lên thiên đàng? Không nhiều nhưng chắc là đôi khi ta cắm nén nhang hay chuẩn bị hoa trái và mời họ về dùng thì trong thâm tâm ta cũng biết họ đã đi rồi! Vậy điều gì là tốt nhất cho họ hay cho ta? Đừng gọi nữa để họ siêu thoát, hay gọi về để họ phù hộ ta? Có vẻ như ta muốn cả hai!
Video đang HOT
Cát bụi sẽ trở về cát bụi, việc thờ cúng hay không thì chỉ là hình thức, người ta yêu thương vẫn đặt trang trọng trong tim. Gần gũi hơn khi ta nhớ họ, ta chỉ cần đặt đôi tay ấm áp của mình lên trái tim nồng ấm hay đặt họ lên bàn thờ cao xa, chắc chắc là không gần sát bằng ngay trái tim rồi.
Tư tưởng con cháu thờ ông bà cha mẹ đã có từ ngàn năm, nó đã được mặc định và gắn chặt vào quan điểm sống qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên điều đó đôi khi lại ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hiện tại của các gia đình không cùng chí hướng. Nếu ta nghĩ thoáng một chút, ta đủ biết rằng hãy để họ đi, và điều gì là tốt nhất trong cuộc sống hiện tại này. Tình yêu, hôn nhân gia đình và con cái? Cái nào mới là quan trọng nhất? Ta cứ nhập nhằng để quá khứ làm nên hiện tại là vô tình ta bỏ qua luôn tương lai.
Cuộc sống đẹp lắm nhất là khi ta được sống! Hãy trân trọng những gì ta đang có, xây dựng một gia đình bền vững và yêu thương thì cần lắm những trái tim rộng mở bao dung, và một lý trí vững vàng biết hoạch định cho tương lai phía trước, biết đâu là chính đâu là phụ.
Hy vọng các đôi trẻ biết nắm giữ và nâng niu hạnh phúc mà đôi khi phải vất vả lắm mới kết đôi được, đừng vì những nhặt nhạnh thường tình mà quên đi đang có vài trái tim thổn thức.
Mất cân bằng giới tính một phần do quan niệm con gái không được thờ bố mẹ đẻ
Chính vì quan niệm con gái không được thờ bố mẹ đẻ, ma không về nhà con gái... nên nhiều nhà cố gắng lựa chọn giới tính khi sinh con, dẫn đến mất cân bằng giới tính.
Xã hội bây giờ tân tiến hơn nhiều so với mấy chục năm trước, bất bình đẳng giới, trọng nam khinh nữ có giảm, họ ngoại họ nội được đối xử đỡ chênh lệch hơn. Tuy nhiên tôi thấy chuyện ngăn cản vợ thờ cúng bố mẹ trong nhà như bạn gì chia sẻ trong bài "Vợ không hiểu chuyện, nhất định đòi thờ bố mẹ đẻ trong nhà chúng tôi" vẫn còn nhiều.
Tôi không nghĩ là những người đó không tốt hay hoàn toàn ích kỷ. Một số người tôi quen vẫn rất tốt trong chuyện khác, rất biết nghĩ cho mọi người và biết nhượng bộ, nhưng trong vấn đề này lại khắt khe và kiên quyết bảo thủ. Tôi nghĩ điều này cũng dễ hiểu đối với các vấn đề liên quan đến tập tục, tâm linh.
Dù có thể hiểu và thông cảm, tôi cho rằng cần nâng cao sự hiểu biết, văn minh của mọi người để tình trạng này không còn tiếp diễn. Việc ngăn cản người phụ nữ làm tròn đạo hiếu sẽ khiến họ cảm thấy không được chia sẻ, thấy cô đơn và thậm chí có thể ngấm ngầm oán trách, hận chồng và nhà chồng, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình.
Đối với nhiều phụ nữ, việc không thể thờ cúng bố mẹ tại nhà mình là một nỗi đau. (Ảnh minh họa)
Người phụ nữ sẽ thấy day dứt khi không thể báo hiếu bố mẹ chu đáo về mặt tâm linh. Với một số chị mà tôi biết, đây thực sự là nỗi đau âm ỉ kéo dài, kiểu như cái dằm trong tim.
Chính vì con gái không được thờ bố mẹ đẻ, trong khi về mặt tâm linh, chúng ta cần có người hương khói sau khi qua đời nên nhiều nhà, nhất là ở nông thôn, cố gắng đẻ bằng được con trai. Sức khỏe người mẹ lẫn kinh tế gia đình kiệt quệ vì phải sinh và nuôi đến 4-5 đứa trẻ. Bọn trẻ không được chăm sóc, học hành chu đáo nên không thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo.
Bây giờ nhờ công nghệ hiện đại, người ta có thể biết giới tính thai nhi để chọn lựa, thậm chí có gia đình còn sang hẳn nước ngoài để chọn lọc ngay từ giai đoạn tạo ra đứa trẻ. Những năm gần đây chênh lệch giới tính trẻ em khi sinh rất cao, tôi cho rằng có nguyên nhân gián tiếp từ quan điểm con gái chỉ thờ họ tộc nhà chồng, ma không về nhà con gái này.
Vợ không hiểu chuyện, nhất định đòi thờ bố mẹ đẻ ở nhà chúng tôi Tôi giải thích rất nhiều về tâm linh, truyền thống, đưa ra các giải pháp dung hòa nhưng vợ vẫn cứng đầu không chịu, nhất định đưa bát hương bố mẹ đẻ cô ấy về thờ. Vợ tôi là con một, bố mất từ nhiều năm trước, mẹ qua đời cũng gần 2 năm. Mới đây, vợ bảo với tôi khi mãn tang...