Con gái sụt sùi thương bố mẹ đẻ trong đêm cuối cùng ở cữ nhà ngoại
Năm 2017, câu chuyện của chị Y.H. sống tại Hà Nội kể về tâm trạng đêm cuối cùng ở nhà bố mẹ ruột kết thúc tháng ngày ở cữ nhà ngoại đã nhận được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng mạng.
Mặc dù sự việc đã qua lâu, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại câu chuyện vẫn được các mẹ bỉm nhắc đến, chia sẻ lại như một tâm trạng chung mà bất kỳ người mẹ trẻ nào cũng trải qua trong đời.
Chị Y.H. chia sẻ vào thời điểm còn ở cùng với bố mẹ. (Ảnh: Chụp màn hình)
Ở một số địa phương, khi mới sinh con được tròn tháng, sản phụ cùng em bé sẽ về sống tại nhà ngoại, ở cữ một thời gian để tiện bề chăm sóc. Có thể nói, đây là khoảng thời gian được rất nhiều người mong chờ vì có dịp ở nhà với bố mẹ ruột lâu sau thời gian lấy chồng xa, phần vì người vừa sinh sức khoẻ yếu, tinh thần mong manh rất cần những người thực sự hiểu, quan tâm mình chăm sóc.
Ông bà đưa cháu đi tiêm phòng. (Ảnh: Lamchame)
Với tâm lý đó, chị Y.H. cũng ở cữ nhà ngoại được một thời gian và không khỏi xúc động trước ngày về lại nhà chồng, xa rời bố mẹ ruột. Người mẹ trẻ tâm sự: ” Còn đêm nay nữa thôi là mai mẹ con Gà phải khăn gói tạm biệt ông bà ngoại để về bên nội rồi. Sẽ chẳng còn ai bế con cho để kích sữa nữa, đêm cũng không còn cảnh ông bà thay nhau ru cháu để mẹ nó nằm cho khỏi đau lưng vì đẻ xong người yếu lắm, như con cua lột.
Chẳng được ăn những món ăn ngon mà mẹ nó thích bà ngoại nấu nữa. Sữa mới kích được từ 30ml lên 120ml thôi, công trình xây dở biết làm sao đây. Hôm qua ông ngoại Gà vừa bế Gà vừa nói chuyện: ‘Còn mai nữa thôi là tạm biệt rồi, ông nhớ con lắm nhưng mẹ con phải tự lập thôi’. Đang ngồi hút sữa nghe ông nói thế mà oà khóc. ”
Bố mẹ cô đã hết lòng chăm sóc cháu trong thời gian con gái ở cữ. (Ảnh: Lamchame)
Theo lời chia sẻ của chị, mặc dù con gái đã lớn, có gia đình riêng nhưng trong mắt bố mẹ lúc nào cũng vẫn là đứa con nít. 4 năm sau khi kết hôn, hai vợ chồng mới có được con đầu lòng nên khi về ông bà cũng rất lo lắng, liên tục dặn dò con gái. Thời gian ở cữ, bất kỳ việc gì bố mẹ cũng giúp đỡ con và cháu, từ chuyện cháu tắm rửa thường ngày đến những buổi cháu đi tiêm phòng.
Video đang HOT
Chị nhớ ngày bố mẹ đón con gái về ở cữ vẫn còn rất hào hứng, hôm nào cũng gọi điện nhắc đã dọn phòng cho hai mẹ con. Thế nhưng giờ cả hai đi, căn phòng rộn tiếng cười ngày nào cũng đã không còn. Bố mẹ chị không có con trai, vì vậy sau khi con gái rời đi, ông bà lại tiếp tục lủi thủi ở nhà với cụ.
” Giờ nằm ôm con ngủ mà cứ khóc thôi, bao nhiêu tình cảm giữ trong lòng nhưng chưa bao giờ nói với bố mẹ. Bên bố mẹ con lúc nào cũng là trẻ con thôi. Kiếp sau mong cho ông bà được làm ông bà nội “, chị Y.H. xúc động.
Có lúc bà ngoại còn ngủ khi đang chăm cháu. (Ảnh: Lamchame)
Được biết, hiện tại con gái của chị Y.H. đã được 4 tuổi. Chị và ông xã cũng đã có thêm cậu con trai hơn 1 tuổi. Mặc dù chuyện qua lâu, song với những mẹ bỉm khác, nỗi niềm ấy không chỉ riêng chị Y.H. cảm nhận mà còn là cảm xúc chung của nhiều chị em phái nữ.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về câu chuyện này? Hãy bày tỏ quan điểm, cảm xúc của mình dưới phần bình luận nhé!
Hãy theo dõi và cùng cập nhật những tin tức hấp dẫn mỗi ngày trên YAN nhé!
Đang ở cữ, vợ uất ức tố chồng xúc phạm nhà ngoại nghèo hơn, đong đếm từng bữa ăn, giấc ngủ phòng điều hòa
Cảm thấy gia đình mình dư dả hơn nhà vợ, người chồng liên tục kể công, cho rằng cô quá may mắn khi được cưới về.
Sau khi sinh, những người vợ rất cần sự chăm sóc, thông cảm của chồng. Lúc đó họ có nhiều vấn đề để lo toan, suy nghĩ và cả sự bận rộn của việc chăm sóc con cái nữa. Nếu như người chồng vô tâm, không biết cách đỡ đần thì rõ ràng tháng ngày ở cữ của vợ chẳng dễ chịu nổi.
Việc so sánh nhà nội, nhà ngoại đừng bao giờ là một chủ đề tranh cãi giữa hai bên. Nó chỉ càng tăng thêm sự xích mích, tranh cãi mà thôi.
Mới đây, một cô vợ đăng tải bài viết tố chồng mình ăn nói không biết suy nghĩ.
" Cứ chửi nhau vì chuyện vớ vẩn. Mình lấy nó, nó cứ so sánh nghèo với không nghèo trong khi nhà nó cũng có gì ăn đâu. Mình ăn học đàng hoàng. Mỗi lần cãi nhau nó đều lôi nhà mình ra xúc phạm thì xem có nhịn được không? Bố mẹ chồng không có gì chê nhưng chồng thì sống không chấp nhận được. Các bác cho em lời khuyên, em trầm cảm mất".
Bài viết được đăng tải.
Đây là những tâm sự do một cô vợ đăng tải. Cô đang ở cữ tại nhà chồng nhưng ngày ngày phải đón nhận những nhận xét không hề hay ho của anh ta. Đính kèm là những đoạn tin nhắn vợ chồng gửi cho nhau.
"- Mày cứ tưởng tượng nếu mày ở bên nhà bà mày hay mẹ mày chắc gì đã lo cho mẹ con mày như gia đình tao.
- Lo thì ngày 3 bữa. Mày cứ làm như nhà mày dư dả lắm. Tao đẻ con, ở nhà trông con đây là bổn phận nuôi tao với con là đúng chứ có cái gì. Hay mai tao đi làm, tao lo lại cho nó công bằng nhé. Nhà tao nuôi tao bằng từng này, ăn học đàng hoàng. Ngu tao mới lấy cái loại mày.
- Nhà không có chỗ ngủ mà cữ hãnh diện. Không hiểu nổi.
- Tao về nhà mày có 1 năm thôi. Ngày ba bữa cơm có khi không có gì ăn.
- Con tao nó toàn nằm điều hòa.
- Vâng nằm điều hòa. Nóng thì phải nằm.
- Nhà con tao rộng. Nghèo quá lớn lên không có thằng lấy đâu".
Người chồng liên tục kể công chuyện nhà mình chăm vợ.
Hai bên bắt đầu nặng lời.
Chồng cậy nhà mình to hơn, coi thường vợ.
Rõ ràng, người chồng này đang so sánh quá tủn mủn nhiều thứ. Việc này không cần thiết phải nói ra khi hai người đã là vợ chồng. Người chồng thể hiện sự coi thường nhà vợ, coi thường chính bản thân vợ vô cùng. Những việc nhỏ như chăm vợ, nuôi vợ ở cữ, nằm phòng điều hòa cũng được anh ta mang ra kể lể, tỏ vẻ hơn người.
Trong hôn nhân, việc đối xử với nhau thế nào, nói chuyện thường ngày ra sao cũng vô cùng quan trọng. Nó không chỉ thể hiện sự tâm lý, khéo léo của một người mà còn nói lên lòng tôn trọng dành cho đối phương nữa. Hi vọng rằng, cô vợ trong câu chuyện sẽ có buổi nói chuyện thẳng thắn, giải quyết dứt điểm những việc này. Ngày ngày phải "đối đầu" với chồng về vài vấn đề tủn mủn cũng thật sự khó chịu làm sao.
Vợ "ông trùm" xe hơi Sài Gòn khoe da bà đẻ trắng nõn nhưng lại bị nhắc nhở một chuyện "Nàng dâu hào môn" này không chỉ đẹp khi bầu mà đẹp cả khi đi đẻ và ở cữ, nhưng vì cô không thực hiện theo việc ở cữ truyền thống nên bị nhắc nhở. Mỗi khi nhắc đến từ "mẹ bỉm", trong suy nghĩ của nhiều người sẽ hiện lên hình ảnh một bà mẹ đầu xù tóc rối, quần áo xộc...