Con gái NS Bảo Phúc tổ chức đêm nhạc tưởng nhớ cha
Những ca khúc đã đi vào lòng người sẽ vang lên một lần nữa trong chương trình “ Ký ức bình yên”, gợi nhớ đến nhạc sĩ tài hoa đã mất tròn 3 năm.
Nhạc sĩ Bảo Phúc (ngoài cùng bên trái, hàng đứng) chụp ảnh cùng bạn bè, anh em lúc sinh thời.
Cuối tháng 5, Sài Gòn bước vào mùa mưa, đây cũng chính là dịp những người yêu âm nhạc có thể nghe lại những ca khúc Những nẻo đường phù xa, Gót hồng, Một thoáng Sài Gòn, Mê khúc… của vị nhạc sĩ tài hoa.
Đặc biệt, trong đám giỗ thứ ba của Bảo Phúc, lại chính là giỗ đầu của vợ anh – người phụ nữ trở thành cảm hứng sáng tác cho bài hát Mình ơi, cũng là lời cám ơn cuối đời của anh dành cho bà xã.
Đêm nhạc đầy kỷ niệm được gia đình cố nhạc sĩ tổ chức tại White Palace (TP.HCM) ngày 28/5 sẽ có sự hiện diện của các nghệ sĩ gắn bó với âm nhạc Bảo Phúc như: Mỹ Lệ, Thanh Thúy, Hiền Thục, Mai Khôi, Lam Trường, Nguyệt Ánh, Đình Nguyên, Trọng Bắc…
Người đứng đầu, phụ trách chương trình là cô con gái anh – Tôn Nữ Phương Trang đã có những chia sẻ về đêm nhạc kỷ niệm này.
- Chị có thể cung cấp thêm thông tin cho người hâm mộ về đêm nhạc “Ký ức bình yên”, kỷ niệm 3 năm ngày mất của nhạc sĩ Bảo Phúc?
- Mỗi năm đến giỗ ba, tôi đều muốn thực hiện một cái gì đó để mọi người có thể tìm đến âm nhạc của ông. Tôi chỉ nghĩ đơn giản như vậy và làm theo cảm xúc riêng. Tôi hy vọng đó là một món quà tôi dành cho ba hàng năm.
- Đêm nhạc năm nay được chị tổ chức như thế nào?
- Khi bước vào sảnh, mọi người sẽ nhận thấy một không gian màu tím hiền hoà, bên cạnh lối đi dẫn vào sẽ là những con bướm giấy. Trên thân bướm được gia đình tôi ghi chép cẩn thận những câu nói, lời chúc đầy kỷ niệm của bạn bè và người thân khi ba tôi qua đời.
Nhân đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả những lời chúc, tri ân của mọi người dành ông suốt thời gian qua. Khi ông mất, mọi người luôn quan tâm, dõi theo và chia sẻ khi mẹ tôi qua đời vào năm ngoái.
Cuộc sống mọi người trong gia đình tôi cứ thế trôi qua với nhiều bộn bề lo toan. Tôi chỉ có dịp hỏi thăm sức khỏe các chú, bác qua điện thoại. Vì vậy, qua đêm nhạc, tôi mong muốn gửi lời tri ân đến tất cả người thân hai bên nội ngoại và bạn bè, thân hữu của ba lúc sinh thời.
Video đang HOT
Vợ chồng nhạc sĩ Bảo Phúc.
- Bên cạnh những ca khúc quen thuộc như “Những nẻo đường Phù Sa”, “Một thoáng Sài Gòn”, “Gót hồng” cũng là bài để lại dấu ấn không chỉ trong sự nghiệp của cố nhạc sĩ Bảo Phúc. Chị có nhiều kỷ niệm với các ca khúc nào của ba mình?
- Hầu hết các ca khúc của ba đều gắn liền với tuổi thơ của tôi. Ba đã nuôi lớn tôi cũng như đời sống tinh thần mọi người trong gia đình bằng âm nhạc. Những cảm xúc bất chợt của người nghệ sĩ lúc 2-3h sáng là chuyện dễ hiểu.
Ba cũng như nhiều nghệ sĩ khác, những đêm khuya vắng khi tôi và em gái đang yên giấc, ông lặng lẽ làm việc. Thỉnh thoảng, tiếng đàn của ba trong đêm đánh thức tôi. Đôi khi, đó là tiếng hát của ông phá tan bầu không khí yên tĩnh nên tôi là một trong những người thuộc lòng các ca khúc của ông ngay từ khi chúng chưa hoàn thiện hay được trau chuốt.
- Chị có nhiều ấn tượng với ca khúc nào nhất của Bảo Phúc?
- Tôi nghĩ đó là Tình yêu còn lại. Đây là ca khúc ba tôi viết cho bộ phim cùng tên và do chính ông thể hiện. Sau khi ba mất, tôi luôn nghe bài hát này vào những lúc nhớ ông hay mất niềm tin vào cuộc sống. Nó như một liều thuốc giúp tôi vượt qua tất cả và tiếp tục sống, yêu đời.
- Đêm nhạc kỷ niệm 3 năm ngày mất nhạc sĩ Bảo Phú và giỗ đầu tiên của người vợ thân yêu của ông. Vậy chị có dàn dựng một phần riêng dành cho người phụ nữ đặc biệt này?
- Những đêm nhạc trước, mỗi khi quyết định cho mẹ đi xem tôi cảm thấy rất khó khăn. Mỗi lần mẹ tham dự, mẹ đón nhận cảm xúc rất tự nhiên, nhưng trở về nhà là mẹ đổ bệnh, bỏ ăn vì nhớ ba.
Mẹ tôi là người phụ nữ khá khép kín, thầm lặng bên cạnh sự thành công của chồng. Sự ra đi của ba đã để lại những khoảng trống không thể nào bù đắp được trong lòng mẹ. Trong đêm nhạc sắp tới, tôi chuẩn bị một clip do chính mình dàn dựng để tặng mẹ trên nền ca khúc Mình ơi. Mọi đêm nhạc tôi tổ chức đều có một cây piano trên sân khấu như nói lên sự hiện diện của ba. Và trong đêm sắp tới, tôi sẽ đặt thêm một chiếc ghế ngồi của mẹ. Thật sự, tôi luôn cảm nhận được một điều, ngay lúc này, ba và mẹ đang hạnh phúc bên cạnh nhau.
Một số hình ảnh của nhạc sĩ Bảo Phúc lúc sinh thời:
Bảo Phúc với Ý Lan.
QUANG HUY
Theo Infonet
Những ca khúc nhạc phim còn mãi với thời gian
Dù những bộ phim này đã được chiếu cách đây rất lâu nhưng khi nghe lại những bài hát trong phim, từng thước phim vẫn như còn rất mới.
Nhạc phim là một yếu tố quan trọng để tạo nên thành công của bộ phim đó. Có những bản nhạc đã vượt qua cả tên gọi nhạc phim để trở thành những ca khúc độc lập, được nhiều người thuộc nằm lòng.
1. "Những bàn chân lặng lẽ" - Nhạc phim "Cảnh sát hình sự"
Thời gian đài truyền hình Việt Nam chiếu bộ phim này, đâu đâu người ta cũng có thể thuộc những câu: "Có bàn chân lặng lẽ. Giữa dòng đời như nước cuốn. Chập chờn trắng đen không thể nhìn thấy đáy. Dù cho bão giông vẫn nghe tiếng gọi. Năm tháng xóa mờ như mây bay. Ai khóc? Ai cười? Ngang qua đây. Cuộc đời như giấc mộng trả vay..."
Giọng hát của ca sỹ Thùy Dung dường như rất thích hợp với bài hát này. Cô đã thể hiện được những góc khuất của cuộc đời, những mặt trái của hạnh phúc, giàu sang. Cuộc đời là một giấc mộng, nơi mọi thứ đều được đong đêm bằng những trả vay sòng phẳng. Nhưng cũng chính trong cuộc đời đó, những người chiến sỹ an ninh như những bông hoa trắng giữ lòng trong sạch quyết bảo vệ đến cùng chân lý, lẽ phải. Chuỗi phim này còn được đài truyền hình tiếp tục thực hiện trong nhiều năm sau đó nhưng nhạc phim đầu tiên này vẫn là một ca khúc đi cùng năm tháng.
2. "Những nẻo đường phù sa" - Nhạc phim "Những nẻo đường phù sa"
Nếu bạn từng theo dõi phim truyền hình của TFS từ những ngày đầu, chắc hẳn không thể nào bỏ qua bộ phim rất nổi tiếng của đạo diễn Châu Huế mang tên "Những nẻo đường phù sa". Nhắc đến bộ phim này là nhắc đến những giai điệu ngọt ngào từ ca khúc cùng tên với bộ phim do cố nhạc sĩ Bảo Phúc sáng tác. Ca từ dặt dìu, tràn đầy tình người, hòa cùng giai điệu nồng nàn, bi hùng đã đưa bài hát đứng top hàng tuần liền trong bản xếp hạng Làn Sóng Xanh và có mặt trong sổ tay của bất cứ người yêu âm nhạc nào.
Bài hát được đánh giá là "nối được bước của dòng nhạc cách mạng". Ca khúc này đã gây nhiều xúc động không chỉ vì ca từ mà còn vì những thước phim đi liền với nó. Khi những câu hát hào hùng:"Gạt đi nước mắt thôi ta biệt ly. Tình yêu non nước trong tim còn ghi, quyết ra đi không nản lòng. Tầm vông trong tay ta tiến nguyện cứu nước non. Sắc son trong tim xa rời. Tuổi xuân hy sinh cho đời. Ước mong tương lai rạng ngời đất mẹ ơi" vang lên cũng là lúc hình ảnh những người con ưu tú của miền Nam yêu thương anh dũng chiến đấu hiện lên trong tâm trí người nghe. Bi mà hùng, có lệ mà không ủy mị, ca khúc này được nhiều người làm trong quân ngũ yêu và thuộc nằm lòng.
3. "Chị tôi" - Nhạc phim "Người Hà Nội"
Có đến 2 ca khúc tựa đề là "Chị tôi" rất nổi tiếng, một của nhạc sĩ Trần Tiến, một của Trọng Đài phổ thơ Đoàn Thị Tảo. Nhưng với những ai mê phim, khi hỏi đến ca khúc "Chị tôi" họ sẽ hát cho bạn nghe bài hát: "Thế là chị ơi rụng bông hoa gạo. Ô hay, trời không nín gió cho ngày chị sinh ...". Đó chính là ca khúc "Chị tôi" của Đoàn Thị Tảo được nhạc sỹ Trọng Đại phổ nhạc trong phim truyền hình "Người Hà Nội" do ca sĩ Mỹ Linh trình bày. Sau bao nhiêu năm kể từ khi bộ phim ra đời, "Chị tôi" vẫn được đánh giá là một ca khúc đỉnh cao của ca sĩ Mỹ Linh.
Ca khúc đã ghi dấu trong lòng khán giả nhiều năm liền bởi chất thâm trầm ám ảnh trong ca từ, và phảng phất nét gì đó rất Hà Nội. Một Hà Nội buồn vương vấn, một Hà Nội cổ xưa với những cây hoa gạo nở đỏ chiều hè, một Hà Nội khắc khoải nhớ mong của phận gái long đong.
4. "Mong ước kỷ niệm xưa" - Nhạc phim "Xin hãy tin em"
"Mong ước kỷ niệm xưa"là một ca khúc dường như chưa bao giờ thiếu trong những buổi chia tay bè bạn. Nó làm người ta rơi nước mắt nhưng nó cũng làm người ta nở nụ cười. Kỷ niệm đã đi qua nhưng kỷ niệm cũng mãi ở trong tim. Buồn vui ngày nào rồi cũng sẽ theo ta đi suốt cuộc đời này. "Xin hãy tin em" là một bộ phim được sản xuất từ năm 1997. Thế hệ ngày nay dường như không biết nhiều về nội dung bộ phim nhưng "Mong ước kỷ niệm xưa" thì ai cũng có thể hát được.
Ca khúc này đã vượt qua ranh giới nhỏ hẹp của một bản nhạc phim. Nó đã trở thành một ca khúc được biết bao thế hệ biết đến và ngân lên trong những mùa phượng nở chia tay trường lớp, bạn bè. Biết bao trang lưu bút đã nắn nót dòng chữ in lời ca khúc này, đã bao bạn trẻ rơi nước mắt ôm chầm lấy nhau khi miệng vẫn cất lên lời ca "Thời gian trôi qua mau chỉ còn lại những kỷ niệm. Kỷ niệm thân yêu ơi sẽ còn nhớ mãi tiếng thầy cô. Bạn bè mến thương ơi sẽ còn nhớ những lúc giận hờn...".
5. "Giã từ dĩ vãng" - Nhạc phim "Giã từ dĩ vãng"
Ca khúc "Giã từ dĩ vãng" của nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung từ lâu đã được khán giả trẻ đón nhận như một bài hit đỉnh nhất của ca sĩ Phương Thanh, nếu nói không quá, bài hát đã đưa tên tuổi Phương Thanh đi lên trong làng nhạc Việt. "Giã từ dĩ vãng" là ca khúc chính trong bộ phim cùng tên của đạo diễn Đinh Đức Liêm. Bài hát khiến cho bất cứ ai xem phim cũng phải nán lại đến phút cuối của mỗi tập để lắng nghe và cảm nhận cái thần của bộ phim trong lời nhạc. Nhưng quan trọng hơn hết, bộ phim đã vượt khỏi vai trò "làm nền" mà đủ "cứng cáp" để sống mãi trong lòng người.
Ca khúc này dường như được ấn định cho giọng hát khàn của Phương Thanh. Cô đã thể hiện hết được chiều sâu trong ca khúc này, đã lột tả được những xót xa của lòng người qua bao cuộc bể dâu. Phương Thanh là người sống nội tâm, bề ngoài luôn vui tươi nhưng bên trong lại chất chứa những nỗi niềm khó giãi bày. Chính vì thế mà Phương Thanh thể hiện những ca khúc như này rất thành công. Và dấu ấn của "Giã từ dĩ vãng" đã đưa Phương Thanh đi rất xa trong hành trình bật sáng của mình.
Theo TTVN
Thanh Tuyền xúc động nhớ tác giả 'Nỗi buồn hoa phượng' Với nỗi nhớ người nhạc sĩ tài hoa vừa qua đời, nữ danh ca nghẹn ngào thể hiện nhạc phẩm về tuổi học trò mà chị gắn bó từ ngày đầu ca hát. Chất giọng trong, da diết của chị chinh phục khán giả đêm "Giấc mơ - Quê hương". Tối 7/4, tại Nhà hát Hòa Bình, TP HCM diễn ra chương trình...