Con gái bị bạn nam bắt nạt, bố tức giận đến tìm đứa trẻ trả thù, đoạn video được gửi vào nhóm phụ huynh thật đáng sợ
Nếu con gái bị bắt nạt, bạn phải dạy con đánh lại hay nhẫn nhịn và dùng lý lẽ thuyết phục đối phương? Cách xử lý khác thường của ông bố dưới đây đã gây ra tranh cãi.
Có một câu hỏi luôn khiến nhiều bậc phụ huynh băn khoăn đó chính là phải dạy con phản ứng như thế nào nếu bị bạn bè bắt nạt? Nếu bị người khác đánh, họ phải dạy con đánh lại hay nhẫn nhịn và dùng lý lẽ thuyết phục đối phương? Người bố ở Phật Sơn, Quảng Đông (Trung Quốc) dưới đây lại có cách xử lý gây tranh cãi.
Theo lời chia sẻ của những người liên quan, con gái của người đàn ông này đang học tại trường tiểu học địa phương. Nhiều lần khi con gái về nhà đều thút thít khóc và kể rằng bị một bạn nam trong lớp bắt nạt. Nhìn thấy con gái mong manh yếu đuối, ông bố không thể chấp nhận được liền tức giận tìm đến đứa trẻ đầu gấu để trả thù cho con.
Trong đoạn video do chính ông bố quay lại, chiều hôm đó, nhân lúc tan học, ông ta đã đến trường của con gái tìm gặp nam sinh hay bắt nạt cô bé. Sau đó ông bố đã dùng sức bóp chặt cổ của đứa trẻ, đè xuống đất và hét lên: “Mày có muốn chết không hả?”.
Người đàn ông phẫn nộ đe dọa cậu học sinh không được ăn hiếp con gái ông ta nữa. Đứa trẻ nằm dưới đất mặt đỏ bừng lên vì ngạt thở và sợ hãi, không dám nhúc nhích. Bảo vệ và các giáo viên trong trường đến can ngăn thì người đàn ông mới chịu buông đứa trẻ ra.
Đoạn video được ông bố này gửi vào nhóm chat của các phụ huynh trong lớp với lời nhắn đanh thép: “Thầy cô, bố mẹ không dạy được nó thì để tôi dạy cho nó bài học sâu sắc này. Đây là sự cảnh tỉnh dành cho những kẻ thích đi bắt nạt người khác”.
Sự việc lan truyền đã tạo ra những luồng ý kiến trái chiều về cách xử lý đầy bạo lực của ông bố. Có ý kiến cho rằng trẻ con chơi đùa với nhau, người lớn không nên can thiệp một cách thô lỗ như vậy, chưa kể cách làm này có thể bị pháp luật trừng trị.
Video đang HOT
Có người cho rằng nếu ông bố không can thiệp kịp thời, hành vi bắt nạt có thể tồi tệ hơn, gây tổn thương sâu sắc hơn đến những đứa trẻ bị bắt nạt. Mặt khác, theo lời ông bố này nhắn trong nhóm chat, rất có thể vụ việc đã nhiều lần được báo cáo nhưng giáo viên và phụ huynh của đứa trẻ đều không có hành động can thiệp hiệu quả, chính vì vậy chính ông ta phải ra tay trừng trị đứa trẻ.
Nhiều ý kiến cũng đồng tình với việc phải mạnh tay với những đứa trẻ chuyên đi bắt nạt người khác thì chúng mới thật sự nhìn thấy sự sai quấy của mình và thay đổi suy nghĩ.
Ngoài ra, điều quan trọng nhất vẫn là phương pháp giáo dục đúng đắn của phụ huynh khi con bị bắt nạt. Trong trường hợp cần thiết, con cần phải biết cách bảo vệ bản thân hợp lý. Hãy hướng dẫn con đối mặt một cách dũng cảm, báo sự việc cho giáo viên, chia sẻ với gia đình để cùng tìm ra hướng xử lý tốt nhất.
Con gái chiếm xích đu ở công viên không cho bạn chơi cùng, 3 người mẹ có cách xử lý khác nhau, dân mạng tranh cãi ai mới đúng?
Cách giải quyết của bậc làm cha làm mẹ trong các tình huống này sẽ là tấm gương và trở thành bài học lớn cho con cái.
Công viên và khu vui chơi công cộng là những nơi yêu thích nhất của trẻ con. Việc chơi ở nơi công cộng cũng là cơ hội mà bọn trẻ có thể học hỏi được rất nhiều điều về cách chia sẻ cũng như cách sử dụng những đồ dùng của chung.
Tuy nhiên, trẻ con thườngchỉ quan tâm đến cảm xúc của bản thân mà không quan tâm đến người khác. Vì lý do này, cha mẹ có thể gặp phải những tình huống khó xử và gây ra mâu thuẫn với những phụ huynh khác khi dắt con ra ngoài chơi. Cách giải quyết của bậc làm cha làm mẹ trong các tình huống này sẽ là tấm gương và trở thành bài học lớn cho con cái.
Bé gái "chiếm dụng" chiếc xích đu công cộng, xem như là của mình
Cách đây không lâu, tại khu vui chơi công cộng tại một cộng đồng dân cư ở Trung Quốc. Một bà mẹ đưa con gái 8 tuổi đến chơi và cô bé này chỉ thích mỗi trò xích đu. Chính vì vậy, cô bé đã leo lên xích đu ngồi suốt nửa tiếng hơn, không chịu leo xuống, cũng không cho bất cứ đứa trẻ nào khác tới gần.
Việc cô bé chiếm dụng riêng chiếc xích đu khiến những đứa trẻ khác tức tối và xảy ra tranh cãi. Nhìn thấy con gái bị "bắt nạt", người mẹ vô cùng tức giận đã lớn tiếng mắng mỏ rồi đuổi những đứa trẻ đi chỗ khác.
Trước hành động gây bất bình này, một số phụ huynh đã lên tiếng phản đối nhưng người mẹ lại hét lên: "Nếu con cô muốn chơi thì lần sau đến sớm hơn đi chứ!".
Sự ngang tàng vô lý của bà mẹ làm cho các vị phụ huynh ngao ngán. Mọi người cũng không muốn tranh luận thêm nên dắt con họ đi chỗ khác chơi cho yên chuyện.
Câu chuyện chiếm xích đu được lan truyền trên mạng, khiến cho nhiều người ngỡ ngàng vì cách xử lý của người mẹ. Một số người mẹ khác cũng để lại ý kiến riêng của mình.
Người mẹ thứ nhất: Đưa con đi chơi là để vui. Tôi không muốn nhìn con người khác cười còn con mình phải khóc.
Người mẹ này cho rằng việc đưa con đi chơi là để thư giãn tinh thần và thể chất. Nhìn thấy nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của con, cô cũng sẽ cảm thấy thoải mái. Vì vậy, nếu con thích chơi xích đu và đã lên được xích đu rồi thì con có quyền chơi cho đến khi nào không thích nữa thì thôi, mặc kệ người khác ra sao.
Cách làm của người mẹ này rất ích kỷ, tự cho mình là trung tâm và hoàn toàn thiếu sự đồng cảm.
Người mẹ thứ hai: Lần trước đến muộn nên không chơi được xích đu. Lần sau phải cố đi sớm hơn.
Người mẹ này cho hay trước đây từng có kinh nghiệm đến công viên muộn nên con không có chỗ chơi. Sau này cô luôn cố đưa con đến sớm hơn để giành được chỗ chơi yêu thích. Một khi con giành được rồi thì có thể ngồi bao lâu tùy thích.
Từ việc vui chơi của con bỗng dưng biến thành cuộc chiến giữa các phụ huynh với nhau. Cách hành động của người mẹ này chẳng dạy cho con cái được điều gì ngoài sự khôn lỏi và ý thức cạnh tranh sai lầm.
Người mẹ thứ ba: Xích đu là đồ vật của chung. Con có thể ích kỷ nhưng tôi thì không!
Quan điểm của người mẹ này rất tích cực. Cô cho rằng con mình thích chơi xích đu và không quan tâm đến cảm xúc của người khác, đó là một hành động ích kỷ. Trẻ em ích kỷ là điều dễ hiểu nhưng cha mẹ chiều theo sự ích kỷ là không đúng. Việc chiều chuộng tính ích kỷ của con chỉ làm hại con mà thôi.
Cần phải nâng cao nhận thức của trẻ em về quyền sở hữu càng sớm càng tốt, và sự hướng dẫn của phụ huynh là rất quan trọng.
Ban đầu trẻ chiếm lấy xích đu không chịu rời đi là bởi con chưa có đủ sự nhận thức về quyền sở hữu tài sản, cho rằng mình đến trước là của mình. Tính ích kỷ của trẻ không hẳn là xấu, điều này cho thấy trẻ đang dần hình thành ý thức về quyền tài sản.
Việc các bậc cha mẹ phải làm là hướng dẫn và giúp trẻ học cách phân biệt giữa đồ của mình và của người khác, những thuộc về công cộng và những thứ riêng tư. Cha mẹ cũng nên thiết lập các quy tắc để trẻ nhận thức rằng đồ của trẻ thì tự trẻ có quyền xử lý, nhưng đồ đạc không phải của trẻ thì trước khi chạm vào trẻ cần phải được sự đồng ý của chủ nhân, không được tự ý lấy đi hoặc sử dụng.
Ngoài ra, trẻ cần phải hiểu những đồ công cộng và của chung thì không thể tự nhiên chiếm dụng và sử dụng thì phải biết giữ gìn và tuân theo quy định chung.
Hai bà mẹ lao vào đánh nhau ngay trường mẫu giáo, khi bị cảnh sát khống chế, một người thốt lên câu nói khiến ai nấy vô cùng sốc Nghe câu nói người phụ nữ hét lên vào mặt cảnh sát, mọi người xung quanh không giấu được sự ngạc nhiên. Trẻ con đôi khi xích mích là chuyện bình thường, nhưng một số phụ huynh thường có cách cư xử thiếu tệ nhị khi nghĩ con mình bị bắt nạt. Mới đây, ngay lối vào một trường mẫu giáo tại Tô...