Con FOMO đòi mua Baby Three, mẹ từ chối vì “300k bằng 2 ngày công của mẹ, 2 ngày mua thức ăn cho cả nhà” bỗng bị ch.ỉ tríc.h ngược
Trải qua một mùa Tết Nguyên đán, Baby Three vẫn chưa hết hot.
Nối tiếp cơn sốt Labubu, Baby Three trở thành hiện tượng thu hút sự chú ý của dân tình. Từ những phiên livestream đến vỉa hè lề đường, từ lì xì Tết Nguyên đán đến quà tặng khai trương quán xá,… đâu đâu cũng thấy bóng dáng “ Bây Bi Chi”, “sít rịt” đến “mắt lè khe”, “mắt rưng”, “mắt nước”.
Nhưng người ta nói “Nổi tiếng đi kèm tai tiếng”, có không ít tranh cãi xoay quanh Baby Three, khiến món đồ chơi này bỗng dưng trở thành cái tên thị phi. Mới nhất là câu chuyện b.é gá.i đòi mua Baby Three nhưng mẹ không cho vì số tiề.n để mua quá đắt so với mức thu nhập và chi tiêu của gia đình.
“Con gái cứ đòi mua mà tôi không mua. Có giải thích cho nó rằng 1 con Baby Three bằng 2 ngày công của mẹ, bằng 2 ngày mua thức ăn cho cả nhà. Mua về chơi chỉ được 1 – 2 ngày chán là vứt xó. Thế thì bỏ ra 300 – 400k thậm chí cả triệu để mua con đấy có đáng không? Phí cả tiề.n!” - tâm sự được cho là của người mẹ xuất phát trong một nhóm cộng đồng, sau đó lan truyền rầm rộ.
Bài đăng gây ra tranh cãi trên MXH (Ảnh chụp màn hình)
Chưa rõ tinh xác thực của câu chuyện trên song sự so sánh và quan điểm dạy con của bà mẹ trên đang dấy lên tranh cãi dữ dội về Baby Three.
Baby Three có lỗi gì không?
Câu trả lời trong tình huống này gói gọn trong 1 từ, không phải là “Có” hay “Không” mà là “Tùy”. Tùy vào đối tượng sử dụng, vào tình huống, vào mục đích và vào chính mỗi con Baby Three.
Phía dưới câu chuyện nói trên, nhiều người đồng tình với quyết định của người mẹ, khẳng định việc chi 300 – 400k cho một con thú bông là phí tiề.n. Thậm chí có ý kiến còn phàn nàn trào lưu chơi Baby Three là chi tiêu lãng phí vì chỉ mua về khui, chơi được vài ba ngày rồi bỏ xó.
“Thực sự không hiểu con này có gì vui mà bao nhiêu người đổ xô mua như thế”, “Mình cũng thấy phí tiền”, “Có khác các con búp bê khác đâu nhỉ, sao nó đắt vậy? Tôi để tiề.n mua sữa mua bỉm cho con thấy thiết thực hơn”, “Công nhận thấy vớ vẩn phí tiề.n nhưng vẫn cho con mình mua vì nó chọn đấy là phần quà . Mua về được 2 – 3 hôm thì chúng nó vứt loăng quăng mỗi góc nhà 1 con thế mà vẫn đặt mục tiêu học giỏi để được mua tiếp”,… là một số bình luận.
Nhiều người có cả BST Baby Three (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Song cũng có nhiều người phản đối quan điểm “Mua Baby Three là phí tiền”. Họ cho rằng Baby Three không có lỗi và cũng không phí tiề.n mà vấn đề nằm ở chỗ sở thích, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Hơn nữa với nhiều phụ huynh, việc mua một món đồ chơi con thấy vui, thấy hạnh phúc là điều hoàn toàn xứng đáng.
“Người có tiề.n mua, thích sưu tập, thích chơi, người ta thấy đáng. Còn như mình thì mình không có tiề.n, không thích gấu bông nên thấy số tiề.n bỏ ra không xứng đáng, mình không mua thôi. Không có gì phán xét ở đây cả” - một cư dân mạng nói.
“Ai thích thì là mua niềm vui, ai không thích thì bảo phí tiề.n. Mỗi người một cách nghĩ khác nhau, cách dạy con khác nhau. Nhiều khi con thích quá bảo: ‘Mẹ ơi con được điểm 9-10 thi học kỳ thì mẹ mua con nhé!’ hoặc ‘Tháng này con dậy đi học ngoan, không để bố mẹ quát mắng nên mẹ mua cho con nhé!’. Nếu bố mẹ đồng ý với sự cố gắng tốt lên của con thì sẽ được mua món đồ đó thôi. Mua 1 lần mà con vui cũng đáng lắm. Giống như phấn đấu tốt được thưởng vậy đó” – một người bày tỏ.
Một người mẹ nói: “Con tui ngó Baby Three của khách nên tui hỏi thích không mẹ mua cho, đúng là bằng 1 ngày lương thật. Nhưng thấy con thích là mình vui rồi nên mua cho một con. Tui không có tiề.n thật nhưng thấy con vui mình cũng hạnh phúc lắm”.
Mấu chốt ở cách trả lời của mẹ, không phải ở món đồ chơi
Cùng với những ý kiến về Baby Three, cư dân mạng cũng tranh cãi về cách trả lời của người mẹ.
Có bình luận cho rằng việc người mẹ lấy lý do tiề.n mua Baby Three bằng tiề.n công 2 ngày làm hay tiề.n ăn 2 ngày của cả gia đình là không hợp lý. Bởi lẽ cách lý giải đó có thể khiến đứ.a tr.ẻ trở nên tự ti, sau này không dám theo đuổi bất cứ thứ gì mình yêu thích. Thậm chí, có người còn nặng lời, phàn nàn người mẹ rằng nếu không đủ tiề.n nuôi con, mua được món đồ con yêu thích thì tốt nhất là không nên sinh con vì sẽ thiệt thòi cho con.
Ngược lại, không ít ý kiến phản bác, khẳng định đây là cách giải thích thực tế, để con trẻ có thể hình dung được vấn đề dễ dàng.
Và người mẹ cũng không đáng để bị nói như vậy vì: “Từ bao giờ việc nuôi con lại được định nghĩa bằng việc mua những món đồ chơi xa xỉ này vậy? Chị ấy vẫn nuôi vẫn dạy con bình thường, chỉ là điều kiện kinh tế không giàu có dư dả tới mức cho con chạy theo trend đắt đỏ thôi. Chứ nhu cầu cơ bản như ăn uống, quần áo, sách vở, học hành vẫn đảm bảo thì dựa vào cái gì để nói người ta không được đẻ?”.
“Mình là 1 người mẹ và mình thấy rằng không phải con cứ đòi là mẹ phải đáp ứng. Nên mấy bạn đừng hở tí bảo không có tiề.n thì đừng đẻ rồi quy vào mấy cái sự việc kiểu này nó vô lý ấy” - một người khác nói.
(Ảnh minh họa)
Trong chuyện này, vấn đề không nằm ở Baby Three vì nếu không có Baby Three thì trẻ con cũng có vô số món đồ chơi khác để mong muốn. Thay vào đó, sự quan trọng nằm ở cách trả lời của bố mẹ khi con cái đòi hỏi, ăn vạ.
“Đây là do phương pháp giáo dục thôi. Bố mẹ nên dạy được con hiểu rằng món đồ đó phù hợp với con hay không, vì sao không mua hoặc mua,… chứ không phải áp đặt suy nghĩ của bản thân bắt con trẻ phục tùng. Hơn nữa tùy vào điều kiện từng nhà mà thấy nó đắt hay rẻ, đáng hay không đáng. Còn đã là đồ chơi thì cái nào cũng là niềm vui và háo hức của con trẻ” là bình luận của một netizen.
Đòi hỏi mua đồ chơi từ con cái có lẽ là tình huống phổ biến với bất kỳ bố mẹ nào. Cách trả lời của bố mẹ không chỉ giải quyết vấn đề trong thời điểm đó mà còn ảnh có tác động sâu sắc đến sự phát triển của trẻ.
Chìa khóa để giải quyết vấn đề nằm ở cách hướng dẫn và giao tiếp của bố mẹ với con cái. Để tránh tình huống này, bố mẹ có thể thử một số cách như làm gương cho con trong việc mua sắm, thống nhất quy tắc mua đồ chơi với con, không đáp ứng đòi hỏi chỉ vì con khóc, không nói những câu khiến con tự ti, đổi việc nhà hoặc kết quả học tập lấy đồ chơi,…
'Đám giỗ bên cồn', săn Baby Three và loạt trào lưu gây sốt năm 2024
Trong năm qua, dân mạng Việt Nam đã liên tục 'đu trend' săn đồ chơi, xé túi mù và hưởng ứng các từ khóa hot như 'manifest' hay mới đây là 'đám giỗ bên cồn'.
1. Labubu: Từ khoảng giữa năm 2024, sản phẩm art toy (đồ chơi nghệ thuật) có xuất xứ Trung Quốc, đã tạo cơn sốt khắp mạng xã hội thế giới. Tại Việt Nam, nhiều người trẻ săn lùng Labubu một phần được thúc đẩy bởi hiệu ứng từ Lisa, nghệ sĩ thuộc nhóm nhạc BlackPink của Hàn Quốc. Nhiều nghệ sĩ sau đó cũng khoe về chú thỏ lông với khuôn mặt cau có, lém lỉnh và đặc trưng bởi hàm răng nhọn. Labubu là một nhân vật trong Vương quốc Quái vật, được thực hiện bởi nghệ sĩ Hong Kong Kasing Lung từ năm 2015, lấy cảm hứng từ thần thoại Bắc Âu.
Theo báo cáo Thị trường sàn bán lẻ trực tuyến quý III/2024 do nền tảng thống kê thương mại điện tử Metric thực hiện, Labubu vẫn là sản phẩm nổi bật của quý. Doanh số đến từ món đồ chơi nhồi bông thịnh hành này trên 5 sàn TMĐT Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và TikTok Shop đạt 6,9 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 741% so với quý II. Theo Metric, sức hấp dẫn của món art toy này đến từ thiết kế độc đáo, số lượng giới hạn, tạo ra "cơn sốt" trong cộng đồng sưu tầm. Sự nổi tiếng của chú thỏ bông răng nhọn lan tỏa trên MXH qua những video "đậ.p hộp" và đán.h giá.
2. Săn Baby Three: Sau Labubu, Baby Three là món đồ chơi sưu tầm tiếp theo gây sốt tại Việt Nam từ tháng 10. Theo báo cáo về sản phẩm Baby Three được nền tảng phân tích dữ liệu mua sắm trực tuyến Metric thực hiện trong giai đoạn từ ngày 15/10 đến ngày 15/11, người tiêu dùng chi hơn 8,8 tỷ đồng cho sản phẩm này trên 2 sàn TMĐT Shopee và TikTok Shop.
Trên mạng xã hội, nhiều sao mạng và nghệ sĩ thích thú khoe clip "đậ.p hộp" những mẫu Baby Three hot nhất càng khiến cơn sốt lan rộng. Bộ lông mềm mại, mùi thơm cùng các phiên bản mắt đa dạng như mắt lé, mắt dora, mắt nước... đã giúp mẫu đồ chơi này chiếm được tình cảm của nhiều đối tượng khách hàng. Không chỉ được mua bán sôi nổi trên các sàn thương mại điện tử, Baby Three còn tạo cơn sốt khi xuất hiện khắp các vỉa hè ở TP.HCM.
3. Xé túi mù: Tháng 9 và tháng 10 vừa qua, các phiên livestream xé túi mù bất ngờ bùng nổ trên TikTok, thu hút cả những nghệ sĩ và người nổi tiếng tham gia. Người chơi sẽ trả tiề.n cho một số lượng túi mù, hay còn gọi là túi may mắn hoặc túi nhân phẩm, nhất định mà không biết sản phẩm bên trong có hình thù ra sao. Người bán sẽ xé túi trên sóng livestream, nếu có hai sản phẩm xé ra giống nhau hoặc trúng "nguyện vọng", người chơi sẽ được cộng thêm một lượt xé.
Tâm lý tò mò và hy vọng gặp may đã kích thích nhiều người chơi. Có những phiên livestream kéo dài nhiều tiếng, thu hút hàng nghìn người xem cùng lúc. Theo dữ liệu từ nền tảng lắng nghe mạng xã hội SocialHeat 3.0 của YouNet Media, lượng thảo luận về các món đồ chơi túi mù liên tục gia tăng từ tháng 2 đến nay, và đặc biệt bùng nổ trong tháng 9. Hơn 98% lượng thảo luận xuất hiện trên TikTok và Facebook, lần lượt thu hút hơn 188.550 lượt và gần 150.000 lượt trong 9 tháng đầu năm.
4. Đám giỗ bên cồn: Đây là từ khóa gây sốt khi Lê Tuấn Khang (sinh năm 2002) bất ngờ thành hiện tượng bùng nổ trên TikTok vào cuối tháng 11. Theo đó, trong loạt clip của anh, nhân vật bà Sáu liên tục nhờ" chở đi ăn đám giỗ bên cồn", khiến cụm từ này gây chú ý. Những người không ở miền Tây thắc mắc "bên cồn" là ở đâu, vì sao được nhắc liên tục. Nhiều người còn "đu trend" làm clip "giải mã" và trải nghiệm đi ăn đám giỗ bên cồn.
"Bên cồn sao đám giỗ quài dị. Đám giỗ bình dân nhưng bên cồn thuê gánh hát" hiện là hai câu hát viral nhất mạng xã hội sau khi được TikToker Lê Tuấn Khang và mẹ anh thể hiện trong một clip. Trên TikTok, đã có khoảng 100.000 clip của người dùng sử dụng các âm thanh liên quan đến "Đám giỗ bên cồn", nhiều trong số này thu hút hàng triệu lượt xem.
5. Manifest: Hôm 20/11, Từ điển Cambridge đã công bố "manifest" là từ của năm 2024, chứng tỏ sức ảnh hưởng và mức độ lan rộng của trào lưu này trong giới trẻ. Manifest ám chỉ việc chủ động tư duy và hành động để biến ước mơ thành hiện thực. Quá trình bắt đầu từ việc cụ thể hóa mong muốn thông qua việc viết rõ ràng các mục tiêu, lặp lại những khẳng định tích cực như "tôi có thể làm được" hay "tôi xứng đáng có được" mỗi ngày.
Trên mạng xã hội, manifest đặc biệt thu hút những người trẻ Gen Z (sinh năm 1997-2012). Từ khóa #manifest liên tục xuất hiện với hàng tỷ lượt xem. Dần dần, thuật ngữ này được du nhập về Việt Nam và trở thành một từ ngữ quen thuộc. Thực hành "manifesing" trở thành phương pháp được nhiều người áp dụng mỗi khi mong muốn đạt được điều gì đó trong cuộc sống như có người yêu, có việc mới hay săn được vé đu concerts.
Thanh niên đi bán cơm rang và đồ lót vỉa hè thành triệu phú đứng sau "đế chế" Baby Three: Cuộc đời ly kỳ hơn cả phim! Dù nói rằng quá trình khởi nghiệp của mình có nhiều may mắn nhưng trước khi thành công như hiện tại, triệu phú 33 tuổ.i đã gặp không ít thất bại. Trong dịp cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán vừa qua, Baby Three làm mưa làm gió MXH Việt Nam với những từ khóa như: "Bây By Chi" (Baby Three), "Bé Ba",...