Con đường gỗ 2000 năm tuổi ở vương quốc Anh
Những con đường được lót gỗ này được làm từ rất xa xưa, các thanh gỗ được đặt trên những đầm lầy và những vùng ngập nước. Nhờ có chúng, người cổ đại ở Anh mới có thể di chuyển một cách dễ dàng, theo thời gian, những con đường bằng gỗ này dần lút sâu dưới đầm lầy và mất hút đi.
Năm 1984, vô tình chúng được phát hiện và được lưu giữ cho đến ngày nay, hiện tại rất nhiều khách du lịch Anh đến với những con đường cổ xưa này để khám phá làm cách nào mà người xưa có thể xây dựng được những con được độc đáo này.
Một con đường gỗ được xây dựng trên một đầm lầy để mô phỏng lại những con đường gỗ năm xưa ở Ireland
Cách đây rất lâu, một phần lớn vùng tây bắc châu Âu, đặc biệt là Ireland và Anh, đã được bao phủ trong đầm lầy. Những vùng đất ngập nước ẩm ướt, bao gồm các tàn tích bị phân hủy một phần của cây chết, được hình thành vào cuối kỷ băng hà cuối cùng, khoảng 10.000 năm trước. Vào thời điểm này, phần lớn phía tây bắc châu Âu được bao phủ bởi các hồ nước nông bị bỏ lại phía sau khi các sông băng tan chảy. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng gần một phần năm đất nước Ireland được bao phủ bởi đầm lầy.
Người ta đã xây một căn nhà để bảo vệ những di tích còn còn sót lại của tuyến đường gỗ cổ xưa
Để vượt qua những vùng đất ngập nước, người dân cổ đại đã xây dựng những con đường bằng gỗ trên những con đường ngập nước. Những lối đi bằng gỗ này thuộc hạng độc nhất ở Châu Âu, chúng được xây dựng từ thời kỳ đồ đá mới đến thời trung cổ. Ban đầu những con đường này được sử dụng cho việc đi bộ, nhưng theo thời gian chúng đã dần rơi vào quên lãng. Cuối cùng, những đường mòn bị xuống cấp và bị các đầm lầy chinh phục, nơi mà cấu trúc hóa học độc đáo của đất bùn và sự thiếu oxy giữ lại các cấu trúc cổ xưa này cho đến ngày nay.
Những tấm gỗ được cố định bằng những cọc nhỏ hai bên
Một trong những ví dụ điển hình được bảo vệ tốt nhất của các tuyến đường bằng gỗ là đường Corlea nằm trên một đầm lầy cổ ở gần làng Keenagh, phía nam thị trấn Longford, Ireland. Con đường dài khoảng 1 km và rộng đủ để vừa với một chiếc xe.
Video đang HOT
Đa số những tấm gỗ dùng để làm đường đều được lấy từ gỗ sồi, một loại gỗ đặc trưng ở Châu Âu
Hiện nay, đường gỗ Corlea nằm trong khu vực khai thác than bùn đã được cơ giới hóa quy mô lớn được thực hiện để cung cấp nguyên liệu cho các trạm điện than bùn. Trong khi vùng đất ngày nay là đất hoang màu nâu nhạt thì ngày xưa nó được bao phủ bởi các đầm lầy, ao, hồ và những khu rừng cây bụi rậm, liễu đá, sồi,… Do vây, đường đi ở nơi đây rất nguy hiểm và không thể đi được trong nhiều năm.
Người ta đục rỗng 1 đầu để đóng một thanh cọc giúp các tấm gỗ nằm im dưới đất
Năm 1984, trong khi đào than bùn, đường ray được phát hiện khoảng hai mét dưới bề mặt của đầm lầy. Phân tích vòng cây của các tấm gỗ sồi được sử dụng để xây dựng đường đua cho thấy những cây bị chặt vào cuối năm 148 TCN hoặc đầu 147 SCN. Các cuộc khai quật tiếp theo đã cho thấy hơn một trăm con đường khác trong khu vực và thêm 74 đường ray khác được phát hiện tại vùng đầm lầy Derryoghil gần đó.
Khi bị chìm sâu dưới vùng đầm lầy, chúng vô tình được bảo quản rất tốt
Phần lớn các đường gỗ này được từ các phiến gỗ sồi dài từ 3 đến 3,5 mét và dày khoảng 15 cm, được đặt trên đầm lầy nhìn giống như những đường ray xe lửa. Để xây dựng đường đi bộ dài 1 km này, phải cần ít nhất 300 cây sồi lớn, tương đương một ngàn xe tải gỗ sồi. Khoảng một lượng gỗ bạch dương được sử dụng cho các thanh ray bên dưới.
Ở những vùng đất cao hơn, người cổ đại còn đặt những cây cầu gỗ cao hơn để thuận tiện cho việc di chuyển trong vùng ngập nước
Đường Corlea đã kết thúc trên một vùng đất cao hơn, từ đó có một đường gỗ thứ hai, dài khoảng 1 km, kết nối với đất khô ở phía bên kia của đầm lầy. Gỗ được sử dụng để xây dựng đường này được lấy từ những cây sồi cùng thời kỳ với đường Corlea. Vì vậy có lý do để tin rằng toàn bộ hệ thống đường đã hoàn thành trong một năm và đòi hỏi nhiều lao động trong quá trình xây dựng.
Không phải tất cả các con đường đều được xây dựng để vượt qua các đầm lầy. Một số cũng được thiết kế để đi vào các đầm lầy, và đường Corlea có thể là một trong số đó. Qua nhiều thế kỷ, các nhà khảo cổ học và các nhà khai thác than bùn đã kéo ra hàng trăm mảnh gỗ từ các vùng đầm lầy ở khắp châu Âu.
Khách tour Anh từ khắp nơi đến để tìm hiểu về nhũng con đường gỗ nơi đây
Khoảng 18 mét trong con đường Corlea cổ đại hiện được bảo quản trong một khu nhà được thiết kế đặc biệt với máy làm ẩm để ngăn không cho gỗ cổ xưa bị phân hủy hoặc nứt trong nhiệt. Số còn đại vẫn còn ngập sâu trong đầm lầy, một số đoạn được chỉnh sửa để du khách có thể đi vào trong và để tận mắt chứng kiến con đường gỗ năm xưa.
Theo trí thức trẻ
Trồng răng sửa mũi thời cổ đại được thực hiện như thế nào
Hàng nghìn năm trước con người trồng răng giả bằng sắt, răng nạm ngọc hay xỏ vàng, chèn ống cây thầu dầu vào lỗ mũi để nâng mũi.
Theo AO, phẫu thuật thẩm mỹ can thiệp sâu đã được tiến hành từ trước khi kỹ thuật gây mê hiện đại xuất hiện. Xưa hơn nữa, từ hàng nghìn năm trước người cổ đại đã can thiệp vào trong cơ thể bằng nhiều cách để làm đẹp.
Nâng mũi ở Ấn Độ cổ đại
Một trong những kiểu phẫu thuật thẩm mỹ sớm nhất được ghi lại trong cuốn sách Sushruta Samhita, tài liệu y học cổ đại quan trọng từ Ấn Độ là quá trình nâng mũi. Quá trình này được mô tả như sau:
- Phần mũi phẫu thuật được ước lượng bằng một mảnh lá. Sau đó, bác sĩ mổ một miếng da với kích cỡ phù hợp từ phần da sống trên má và lật ngược lại để chùm lên mũi. Bác sĩ chỉ để lại một phần da nhỏ vẫn còn dính vào má. Phần mũi được đắp da phải làm thô bằng cách cắt chân mũi bằng dao.
- Tiếp đó, bác sĩ đặt phần da trên mũi và khâu hai phần lại với nhau. Phần da được nâng lên cao bằng cách chèn hai ống cây thầu dầu vào hai lỗ mũi để định dạng chiếc mũi mới.
- Sau khi phần da được điều chỉnh chính xác, họ rắc bột cam thảo, cây gỗ đỏ và dã nhân sâm vào vết mổ. Cuối cùng, họ đắp bông lên và nhỏ dầu mè sạch liên tục vào vết mổ.
Sách Sushruta Samhita được xác định niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 6 TCN. Tác giả của y thư này là bác sĩ Sushruta.
Trồng răng giả bằng sắt
Một cái răng giả được tìm thấy từ hài cốt của người phụ nữ Celtic ở Le Chene, Pháp. Chiếc răng giả bằng sắt có kích thước và hình dạng giống với răng cửa hàm trên của người phụ nữ. Các nhà khảo cổ cho rằng, ghim sắt được bao bọc bởi răng giả làm từ gỗ hay ngà voi chạm khắc.
Chiếc răng giả này được tìm thấy trong hầm mộ đầy đủ nội thất có niên đại 2.300 năm tuổi thuộc thời kỳ đồ sắt. Trong các trường hợp cùng loại, đây là ca trồng răng xưa nhất được tìm thấy ở khu vực Tây Âu.
Chiếc răng giả làm bằng sắt được tìm thấy có niên đại 2.300 tuổi. Ảnh: HT
Răng nạm ngọc và răng xỏ dây vàng
Nhiều thiên niên kỷ trước, các nghiên cứu di thể cổ xưa từ khắp nơi trên thế giới đã cho thấy sự khéo léo trong các ca phẫu thuật thẩm mỹ và làm đẹp răng.
Nền văn minh lưu vực sông Ấn đưa ra các bằng chứng về loại hình nha khoa sớm nhất xuất hiện từ 7.000 năm TCN. Các di tích khảo cổ ở Pakistan cho thấy việc thực hành nha khoa chữa các bệnh về răng bằng khoan tay hình cung. Dưới bàn tay của các thợ thủ công lành nghề, răng của người cổ đại được nạm ngọc trên thân răng và xỏ dây vàng xung quanh kẽ răng.
Răng nạm ngọc và răng xỏ dây vàng được thực hiện dưới bàn tay lành nghề của những thợ thủ công thời cổ đại. Ảnh: AO
Nha khoa đã được thực hành ít nhất 9.000 năm. Còn kỹ thuật nhổ răng và thuốc trị đau răng có lẽ đã xuất hiện trước đó rất lâu. Khi tái dựng lại các hình thức nha khoa cổ xưa này, các nhà khoa học cho rằng những phương pháp được sử dụng là đáng tin cậy và hiệu quả.
Cẩm Anh
Theo Vnexpress
Phát hiện bộ xương 6.000 năm tuổi còn nguyên vẹn dưới công trường xây dựng Hai bộ xương người từ 6.000 năm trước được bảo quản cực tốt và hàm răng vẫn còn nguyên bất ngờ lộ diện tại một công trường xây dựng ở Brazil. Bộ xương cổ tìm thấy dưới công trường Bộ xương được tìm thấy trên đường BR-470 tại đô thị Ilhota ở bang Santa Catarina. Phần xương sọ và chân được bảo quản...