Con đường đau khổ xuyên đảo ngọc Quan Lạn
Chủ đầu tư xây dựng đường xuyên đảo Quan Lạn – Minh Châu thi công đoạn đường này vượt dự toán mà không kịp thời báo cáo UBND tỉnh Quảng Ninh nên tỉnh này vẫn chưa phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư, khiến cho công trình phải “đắp chiếu”.
Quyết một đằng, làm một nẻo
Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường xuyên đảo Minh Châu – Quan Lạn dài trên 15km, mặt đường rộng 12m, được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt vào năm 2010 với tổng mức đầu tư trên 278 tỷ đồng.
Tháng 5/2011, Ban quản lý Khu kinh tế Vân Đồn – chủ đầu tư dự án – đã điều chỉnh nhiều hạng mục so với thiết kế cơ sở, khiến cho dự toán bị đẩy lên tới hơn 334 tỷ đồng, vượt tổng mức đầu tư gần 56 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này không được báo cáo cho UBND tỉnh thời điểm đó.
Con đường đau khổ xuyên đảo ngọc Quan Lạn.
Cuối năm 2011, dự án đã được khởi công xây dựng, dự kiến hoàn thành vào năm 2013. Đến tận tháng 10/2012, sau khi đã cho nhà thầu thi công theo bản vẽ thiết kế có dự toán vượt tổng mức đầu tư, Ban quản lý Khu kinh tế Vân Đồn mới đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt điều chỉnh. Sự chậm trễ này khiến cho từ cuối năm 2012 đến nay, công tác thi công công trình đã bị dừng lại do chưa được tỉnh chấp thuận.
Theo quy định tại điểm 2 điều 70 Nghị định 85/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu, trường hợp dự toán do chủ đầu tư phê duyệt vượt quá phải điều chỉnh tổng mức đầu tư đúng quy định – có nghĩa chủ đầu tư phải báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Sự chậm trễ trong việc thi công con đường trên khiến cho công trình giậm chân tại chỗ, ngổn ngang đất đá, xuất hiện chi chít những ổ gà cùng những vũng sình lầy. Người dân đi lại đã khó khăn nguy hiểm nhưng với khách du lịch thì còn khốn khổ hơn nhiều.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn An (60 tuổi, ở thôn Sơn Hào, Quan Lạn) cho biết, trước đây, khi con đường còn là đường bê tông, người dân cùng khách du lịch qua lại đã khổ vì sự xuống cấp. Nhưng con đường “nửa nạc nửa mỡ” kiểu này còn kinh khủng hơn. Mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bay mù trời.
Bà Nguyễn Thị Hồng Mỹ – Chủ tịch HĐND xã Minh Châu – cho biết, kể từ ngày thi công tuyến đường này, người dân đã phải chấp nhận cảnh “sống chung với lũ”. Nhất là về mùa mưa bão, con đường trở lên lầy lội, trơn trượt, người dân hết sức vất vả, khốn khổ khi phải đi qua. Khổ nhất là những người hàng ngày đi biển, mua bán hàng hóa giữa đảo và đất liền và khách du lịch.
Bao giờ mới hết “đau khổ”?
Tháng 12/2013, UBND tỉnh Quảng Ninh đã thành lập đoàn kiểm tra công tác đầu tư xây dựng dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường xuyên đảo Minh Châu – Quan Lạn. Sau khi tiến hành kiểm tra toàn diện, Đoàn kiểm tra của tỉnh đã phát hiện nhiều nội dung sai khác giữa hồ sơ thiết kế cơ sở với hồ sơ bản vẽ thi công tại đây.
Cụ thể: kết cấu mặt đường, kết cấu vỉa hè, kè trọng lực taluy âm, độ dốc mái taluy đào, hào kỹ thuật… đều khác với thiết kế ban đầu. Bên cạnh đó, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng cũng tăng gần gấp đôi (bước lập dự án là 43,215 triệu đồng, bước thiết kế bản vẽ thi công là 71 tỷ đồng). Điều này dẫn đến giá dự toán tư vấn, xây lắp bị đội lên tới hơn 56 tỷ đồng so với phê duyệt của UBND tỉnh.
Bị dừng thi công, con đường ngổn ngang đất đá.
Đoàn kiểm tra kết luận, Ban quản lý Khu kinh tế Vân Đồn khi tổ chức lập và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán các gói thầu xây lắp vượt quá giá trị dự toán, cộng chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư làm tăng tổng mức đầu tư dự án mà không kịp thời báo cáo UBND tỉnh là chưa đúng với qui định. Đến nay, UBND tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư trên.
Bà Nguyễn Thị Hồng Mỹ – Chủ tịch HĐND xã Minh Châu cho biết: “Hàng năm, cứ mỗi kỳ tiếp xúc cử tri, người dân lại kêu ca, phàn nàn nhiều lắm nhưng đâu vẫn đóng đó. Đường thì “đắp chiếu” còn dân dân thì khổ chồng khổ.”
Theo bà Vũ Thị Khánh – Phó chủ tịch thường trực HĐND xã Quan Lạn – việc thi công chậm tiến độ hoàn thiện tuyến đường xuyên đảo này đang là nỗi bức xúc của người dân và khách du lịch. Ngày nắng thì đất cát bụi mù mịt, ngày mưa bão thì lầy lội, có nhiều đoạn thành ổ trâu, ổ voi… gây khó khăn, vất vả cho người dân xã đảo và khách du lịch ra tham quan nghỉ dưỡng tại đây. Tuy chưa, xảy ra vụ tai nạn giao thông nào nghiêm trọng nhưng những vụ tai nạn giao thông nhỏ vẫn thường xảy ra.
“Là xã đảo có lợi thế về du lịch nhưng đường thi công chậm tiến độ đã ảnh hưởng lớn đến nguồn thu của người dân làm dịch vụ, du lịch. Khách du lịch thì kêu ca, phàn nàn nhiều lắm. Cứ như thế này thì mất điểm quá!” – ông Lưu Thành Viên – Chủ tịch UBND xã Quan Lạn than thở.
Theo Dantri
Tàu số hiệu Trung Quốc đâm tàu đánh cá Việt Nam ở vịnh Bắc Bộ
Tàu cá HP 90258 của ông Nguyễn Đức Quang, trú tại xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng vừa bị tàu mang số hiệu Trung Quốc phun vòi rồng, đâm va dẫn đến hư hỏng nặng.
2 giờ bị truy đuổi trên biển
Sáng hôm nay, ngày 10/6, ông Nguyễn Huy Hoàng, phó chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên xác nhận với PV báo Dân trí việc tàu cá của ngư dân địa phương bị tàu mang số hiệu Trung Quốc đâm va dẫn đến hư hỏng khá nặng, phải quay về, không tiếp tục khai thác được. Vụ việc đang được chính quyền huyện đặc biệt quan tâm. Theo đó, huyện Thủy Nguyên vừa tổ chức đoàn xuống nhà ngư dân thăm hỏi động viên và tiếp tục động viên các ngư dân khác yên tâm hỗ trợ ngay bám biển. Ngay hôm nay, UBND huyện Thủy Nguyên cũng phát động ủng hộ kinh phí để sửa chữa phương tiện cho ngư dân vừa gặp nạn trên biển tiếp tục ra khơi. Hiện có 3 thuyền viên trên tàu này bị thương nhẹ và ước tính thiệt hại do tàu bị hư hỏng với thiệt hại khoảng trên 300 triệu đồng.
Ông Quang chỉ phần bóng đèn trên tàu bị nhóm thuyền viên Trung Quốc đập vỡ
Trước đó, vào lúc 9h20 ngày 6/6 vừa qua, tàu cá của ngư dân Nguyễn Đức Quang đang hoạt động tại ngư trường đã ở tọa độ 20054'N - 108016'E (khu vực đường phân định Vịnh Bắc Bộ) thì bị tàu mang số hiệu China Guard Type - 45024 của Trung Quốc phun vòi rồng, uy hiếp. Lúc đó trên tàu của ông Quang có 5 thuyền viên chứng kiến vụ việc. Các thuyền viên này cho biết, tàu cá của mình đang nghỉ để chờ câu mực thì bỗng xuất hiện một tàu sắt, sơn màu trắng sọc xanh, cabin 2 tầng màu trắng, cắm cờ màu đỏ có 5 ngôi sao màu vàng, boong phía trước có ụ súng phủ bạt, có số hiệu 45024 màu đen ở mạn tàu kèm theo chữ Trung Quốc.
Trên tàu này có khoảng trên 20 người, mặc quần áo rằn ri, tay cầm gậy áp sát, tấn công tàu của ông Quang. Hành động này hoàn toàn bất ngờ vì người trên tàu không sử dụng loa hoặc tín hiệu khác để thông báo, yêu cầu gì. Khi đến gần, tàu này đã gỡ bỏ bạt che, chĩa vòi rồng để bắn nước đồng thời ném chai lọ, dùng sào gắn đinh đập vào bóng điện cao áp của tàu ông Quang.
Trước tình hình đó, các ngư dân trên tàu đã phải quay đầu bỏ chạy nhưng tàu phía họ vẫn truy đuổi .Vì vậy, ông Quang và các thuyền viên phải cho tàu chạy vòng tròn liên tục để tránh bị đâm trực diện. Có lúc bị vây ép ráo riết quá, tàu ông Quang đã phải vượt qua đường phân định 1,6 hải lý. Sau vụ việc, tàu cá của ông Quang hư hỏng nhiều bộ phận, 3 thuyền viên trên tàu bị thương nhẹ sau 2h đồng hồ bị truy đuổi.
Tàu của ông Quang chỉ được an toàn khi chạy về được đến đảo Cô Tô. Sau đó, chủ tàu và các thuyền viên đã trình báo toàn bộ sự việc cho Đồn Biên phòng Quan Lạn (Quảng Ninh) và được hỗ trợ về địa phương neo đậu tại Mắt Rồng, xã Lập Lễ, Thủy Nguyên.
3 người bị thương, thiệt hại hơn 300 triệu đồng
Trao đổi với PV đại tá Phạm Quang Đáo - Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng TP.Hải Phòng cho biết thêm, ngay sau khi nhận được tin báo từ ngư dân Nguyễn Đức Quang, lực lượng biên phòng Hải Phòng đã có buổi làm việc, lấy lời khai của các thuyền viên trên tàu để điều tra làm rõ. Đại tá Đáo nói rõ, vị trí khu vực tàu cá HP 90258 TS neo đậu và bị tàu Trung Quốc tấn công tại tọa độ như đã nói nằm trên khu vực đường phân định vịnh Bắc Bộ, xung quanh không có các phương tiện nào khác nên không thu thập được thêm thông tin về vụ việc.
Các cơ quan chức năng đã khuyến cáo đến ngư dân trong bối cảnh hiện nay không được đi biển đơn lẻ mà phải phối hợp với nhau tạo thành đoàn, tổ để khi xảy ra sự cố có thể hỗ trợ nhau và thu thập các bằng chứng xác thực. Đây cũng là một việc làm mà bà con ngư dân cần chú ý hơn trong thời gian tới. Hiện công tác điều tra tìm hiểu rõ phản ánh của ngư dân bị tàu Trung Quốc đâm đang được tích cực tiến hành.
Phần tàu bị hư hỏng của ông Quang sau khi bị tấn công
Mặc dù, tận mắt chứng kiến tàu cá của ông Quang bị thiệt hại nặng và 3 thuyền viên bị thương do tàu Trung Quốc tấn công nhưng hầu hết ngư dân Thủy Nguyên vẫn thể hiện tinh thần kiên trì bám biển. Ông Quang, người vừa trở về sau lần sinh tử khẳng định: "Tôi không hề lo sợ ngay cả lúc đối mặt với tàuTrung Quốc trên biển. Biển của mình thì mình khai thác, dù chết cũng không rời. Chỉ cần tàu của tôi sửa chữa xong thì tôi lại sẽ tiếp tục ra khơi bám biển".
Thu Hằng
Theo Dantri
Những đảo du lịch đẹp phải đi tàu ở Việt Nam Các đảo ngọc hút khách du lịch thường nằm cách đất liền hàng giờ đi tàu. Do đó, để chuyến đi được suôn sẻ, bạn cần nắm rõ lịch hoạt động của tàu cũng như giá vé. Đi tàu trên biển dù cẩn trọng vẫn sẽ gặp những tình huống không thể lường trước. Đi phà ra đảo Cát Bà (Hải Phòng) Tàu...