Con được sinh ra để bế bồng, ủ ấm chứ không phải để… ngủ xuyên đêm
“ Sao con em chẳng ngủ thẳng giấc? Con chị đã ngủ xuyên đêm chưa? Vì sao em bé của người khác lại ngủ tốt hơn em bé của bạn?”…
Đã bao nhiêu lần bạn tự hỏi một trong câu hỏi này? Muốn trả lời được trước tiên bạn cần hiểu câu hỏi một cách đầy đủ.
Định nghĩa y khoa về giấc ngủ thẳng của trẻ là giấc ngủ kéo dài 5 giờ đồng hồ. 5 GIỜ – chứ không phải là 8 giờ, 10 giờ hay 12 giờ như nhiều người mong muốn. Hầu hết các bé sẽ vẫn thức dậy khoảng 2-3 lần mỗi đêm cho tới 6 tháng tuổi và 1-2 lần một đêm cho tới 1 tuổi. Một em bé được coi là ngủ thẳng giấc khi con có thể ngủ 5 giờ liên tục mà không thức dậy để bú.
Mặc dù thông tin trên có thể không phải định nghĩa mà bạn mong muốn về việc ngủ qua đêm của trẻ, nhưng đó thực sự là thước đo hợp lý để đánh giá giấc ngủ của các em bé. Và tất nhiên, có một số em bé có được giấc ngủ này muộn hơn nhiều so với những em bé khác. Nhưng cuối cùng, em bé nào cũng sẽ có được giấc ngủ đó.
Hầu hết trẻ em không ngủ qua đêm vì… trời sinh ra thế. Những quan niệm hiện đại kiểu “để con khóc, bế con lên làm hư con…” dường như đang làm suy yếu những nỗ lực làm cha mẹ tích cực của chúng ta. Văn hóa ngày nay hình như khuyến khích sự độc lập của trẻ từ khi còn quá nhỏ và nhiều người nói rằng những em bé ngoan là không nên được bế bồng ôm ấp liên tục hay nên ngủ một mình.
Về mặt sinh học, nhân chủng học và tâm lý, những em bé sơ sinh không có ý định ngủ một mình. Con được sinh ra để bế bồng, ủ ấm. Trẻ sơ sinh lại càng không nên ngủ qua đêm.
Giấc ngủ bình thường ở trẻ nhỏ
Chúng ta dành quá nhiều thời gian để kỳ vọng vào con nhưng lại dành rất ít thời gian để tìm hiểu và nhận ra những điều đó thực sự là gì.
Nếu bạn đã từng thấy những con voi con và ngựa con có thể làm gì ngay sau khi sinh (chúng có thể đi bộ và chạy ngay sau đó) và thấy em bé không thể làm gì ngay sau sinh – bạn sẽ hiểu được phần nào lí do vì sao em bé dễ bị tổn thương và luôn cần cha mẹ ở bên. Em bé cần đợi cho tới khi não đủ trưởng thành để có thể bước đi, đầu của em quá to để có thể đứng lên một cách an toàn. Con người cũng không cần phải chạy để giữ an toàn như ngựa hay voi.
Con người khi sinh ra là ít trưởng thành nhất về mặt thần kinh, bởi vậy rất cần người chăm sóc trong một thời gian dài. Em bé không thể tự giữ ấm, lấy thức ăn, đi đứng, nói chuyện hoặc là tính toán. Con cũng không thể thao túng được bố mẹ và con càng không thể có ý thức hay cố tình khiến bố mẹ trở thành những phụ huynh tồi.
Trẻ bình thường ngủ vào ban ngày và thức dậy vài lần vào ban đêm, ít nhất là trong vài tuần đầu tiên (6-8 tuần). Đó là điều bình thường và chúng ta không nên cố làm gì để thay đổi điều đó. Điều đó cũng có nghĩa là nếu có thể thì bố mẹ nên tranh thủ ngủ khi con ngủ để tránh bị thiếu ngủ. Trẻ lớn thức dậy vào ban đêm, nhưng ít thường xuyên hơn và điều đó cũng là bình thường.
Chúng ta có thực sự cần một em bé 2 tháng tuổi phải độc lập không? Tại sao con phải tự làm điều đó? Con có thể lên tiếng nếu cần gì đó không? Có thể tự tìm thức ăn hay tự xoa dịu bản thân không? Không, nếu muốn rèn sự độc lập, thì cũng không phải là thời gian này.
Vì sao em bé của người khác lại ngủ tốt hơn em bé của bạn?
Video đang HOT
Mọi diễn đàn hội nhóm đều có chỗ thảo luận về giấc ngủ, và bạn có thể không khó để thấy những gương mặt thiếu ngủ của rất nhiều những ông bố bà mẹ. Xã hội hiện đại giờ đây ngập tràn những yêu cầu và phán xét, rằng một em bé cần phải ngủ xuyên đêm mới là ngủ tốt. Nhưng nếu con bạn không ngủ thẳng giấc, thì đó không phải là lỗi của bạn. Có quá nhiều áp lực bắt chúng ta phải chứng minh mình là cha mẹ tốt hay làm điều đúng đắn liên quan tới giấc ngủ khiến các bậc phụ huynh che giấu sự thật với bạn bè, người thân hay thậm chí cả những bác sĩ.
Trang web Netmums đã làm khảo sát với 11.000 ông bố bà mẹ về các vấn đề giấc ngủ. Và kết quả cho thấy áp lực để trở thành những phụ huynh hoàn hảo quá lớn đến nỗi 1/3 đã thừa nhận họ NÓI DỐI về thói quen ngủ của con họ.
Nếu có thể thì bố mẹ nên tranh thủ ngủ khi con ngủ để tránh bị thiếu ngủ. (Ảnh minh họa)
Và còn bao nhiêu lời nói dối nữa từ những vị phụ huynh khác nhưng không chịu thừa nhận?
Nếu bạn biết rằng giấc ngủ ở trẻ hoạt động như thế nào, bạn sẽ có thể thư giãn và tận hưởng thời gian chăm em bé tốt hơn. Những kỳ vọng sẽ được giảm bớt, áp lực cũng giảm bớt và bạn có thể mạnh mẽ chống lại bất kỳ lời khuyên vô lý nào khiến bạn cảm thấy suy sụp trước đó.
Vài con số khác về giấc ngủ có thể sẽ giúp bố mẹ yên tâm hơn:
- Chỉ có 16% trẻ ngủ thẳng giấc trước 6 tháng tuổi – 84% không ngủ thẳng giấc trước 6 tháng.
- 17% trẻ thức dậy nhiều hơn 1 lần mỗi đêm, thường là từ 2 đến 8 lần.
- 5% trẻ thức dậy 1 lần mỗi đêm.
- 50% thỉnh thoảng tỉnh dậy giữa đêm.
Một nghiên cứu được thực hiện với 3269 phụ huynh liên quan tới thói quen ngủ của trẻ (ở Úc) đã cho thấy:
- Nhịp sinh học ở trẻ thường không được thiết lập tốt và đều đặn trước 4 tháng tuổi.
- Khi càng lớn, giấc ngủ ban ngày càng trở nên ít và đều đặn hơn, giảm rõ rệt nhất là sau thời điểm 3 tháng tuổi.
- 11% trẻ dưới 3 tháng thậm chí không có giấc ngủ ngày.
- Thức dậy thường xuyên giữa đêm (từ 4-12 lần) là phổ biến.
- Ngủ thẳng giấc: 71,4% đã ngủ thẳng giấc ít nhất 1 lần trong 3 tháng đầu nhưng sau đó lại thường xuyên thức dậy khi 4-12 tháng. Phải sau 24 tháng việc thức dậy giữa đêm và đòi bố/mẹ mới ít phổ biến.
Vài nét về tác giả:
Chị Linh Phan là một Parent coach chuyên nghiệp, đồng thời là tác giả cuốn sách “Mẹ Việt nuôi dạy con kiểu Bắc Âu”. Với mong muốn mang đến nhiều hơn giá trị cho cộng đồng và nền giáo dục nước nhà, chị Linh sáng lập dự án Raised Happy nhằm cung cấp kiến thức hữu ích và hoàn toàn miễn phí cho bố mẹ có con từ 0-6 tuổi. Hiện chị Linh đang sống, làm việc tại Na Uy và là mẹ của 2 em bé Ốc và Sò.
Theo Helino
Hình ảnh hiếm hoi về người Korowai - bộ lạc mà thế giới "suýt" không biết đang tồn tại
Mãi đến năm 1974, bộ lạc Korowai ở Tây Papua, Indonesia mới được phát hiện. Họ bị đồn rằng sống trên cây cao và thực hành tục ăn thịt đồng loại nhưng một số nhà nhân chủng học còn đang tranh cãi.
Cho đến nay, thành viên bộ lạc vẫn "úp mở" về những câu chuyện này khi được du khách phương Tây hỏi, nhưng người ta cho rằng đó chỉ là "chiêu" để quảng bá du lịch.
Bộ lạc Korowai, hiện được cho là có khoảng 3.000 người, sống ở khu vực rừng nhiệt đới nguyên thủy ở Tây Papua, Indonesia
Tài liệu đầu tiên về bộ tộc này nói rằng một nhóm các nhà khoa học đã tình cờ bắt gặp các thành viên bộ lạc vào năm 1974
Bộ ảnh mới nhất này được thực hiện sau khi phóng viên ảnh người Italia Gianluca Chiodini, 41 tuổi dành nhiều ngày ở cùng với bộ lạc Korowai
"Người Korowai sống ở trung tâm của rừng nhiệt đới, chưa từng tiếp xúc với thế giới hiện đại, nên họ vẫn duy trì nhiều truyền thống lâu đời", anh Chiodini nhận xét
Người Korowai được cho là sống trên các túp lều đặc biệt trên cây, cố gắng bảo vệ nhà mình khỏi các bộ lạc đối thủ, tránh nước lũ dâng cao và các cuộc tấn công đốt phá.
Tuy nhiên, tới nay các thành viên của bộ tộc này phần lớn đã di chuyển vào các ngôi làng định cư.
Một thành viên của bộ lạc Korowai ăn một con bọ sống trước ống kính của phóng viên ảnh Gianluca Chiodini.
Cư dân bộ lạc ăn mặc rất gần người nguyên thủy khi sử dụng lá cây làm quần áo.
Hầu hết người trong bộ lạc này đều có kỹ năng săn bắn hái lượm thuần thục. Nguồn thức ăn kiếm được thường dựa vào việc săn bắn và câu cá
Trong đời sống thường ngày, bộ tộc này không được tiếp cận với nhiều loại thuốc hiện đại và thường điều trị bệnh bằng thảo dược, vì vậy tỷ lệ tử vong khá cao.
Đối với người Korowai, văn hóa dân gian, bùa phép rất quan trọng trong đời sống tâm linh của họ. Mọi người đều tin vào sự tái sinh và những câu chuyện thần thoại truyền miệng.
Các nghi lễ hiến tế liên quan tới động vật hiện vẫn còn lưu giữ, họ xem đó như một món quà tổ tiên để lại cho họ.
Do không có kiến thức khoa học, bộ lạc trong rừng sâu ở Indonesia tin rằng con người ta chết là do ma quỷ. Người Korowai cho rằng bất cứ ai bị yêu quái giết đều bị các thành viên bộ lạc ăn thịt, một nghi thức để bảo vệ những người còn lại
Từ những năm 1990, người Korowai bắt đầu tiếp xúc nhiều hơn với bên ngoài khi hợp tác với các công ty lữ hành địa phương để tổ chức các chuyến tham quan quanh làng.
Có người nói tục ăn thịt người đó được cho là vẫn giữ cho đến gần đây, nhưng các nhà nhân chủng học khác tin rằng, đây chỉ là câu chuyện hư cấu nhằm thúc đẩy sự hiếu kỳ của du khách
Theo anninhthudo.vn
Chuyện lạ: Cô gái khẩn cứu bác sĩ mở rộng 'vùng kín' để có cảm hứng 'yêu' Thay vì mong muốn thu hẹp âm đạo thì một phụ nữ lại khẩn cứu bác sĩ muốn nới rộng vùng kín để có cảm hứng 'yêu'. Khẩn cứu bác sĩ để mở rộng vùng kín Thời gian gần đây, trào lưu thu hẹp âm đạo được rất nhiều chị em quan tâm. Không ít chị em muốn tìm lại cảm giác yêu...