Con dâu xấc xược mắng chửi, đánh tát mẹ chồng
Mọi chuyện sẽ vẫn cứ thế diễn ra nếu như không có một ngày, tôi về nhà sớm và chứng kiến cảnh tượng đau lòng đó: Chị dâu tôi sau màn xấc xược chửi mắng mẹ chồng là “đồ vô tích sự” thì xông tới kéo tóc, dằng tát tới tấp vào mặt mẹ tôi.
Ngày anh tôi dẫn chị ta về nhà, bố mẹ và chị em tôi đã thấy không ổn và bất an. Trước khi lấy vợ, mẹ tôi đã dặn dò anh tìm vợ thì “tránh mấy cái đứa tuổi hổ ra. Tuổi đó cao số chỉ cósát phu, phá hoại gia đình mà thôi”. Thế nhưng, anh tôi vẫn không nghe lời, hoặc có thể bị chị ta lừa, bỏ bùa mê thuốc lú mới dẫn đến cơ sự đó.
Mới đầu về nhà chồng, chị ta rất ngon ngọt với bố mẹ và các em chồng. Hết hái rau, rửa bát, giặt giũ, nấu ăn, quét dọn đủ thứ, chị ta đều thoăn thoắt làm hết mà không hé răng kêu ca gì. Mẹ tôi tưởng có được cô con dâu ngoan hiền còn vui ra mặt: “Trước giờ cứ nặng về tuổi tác quá. Nó hiền ngoan chứ đâu như mình lo nghĩ bấy lâu nay”.
Bố tôi cũng vui lắm. Sau giờ đi làm, ông còn chú tâm mua đồ ngon về, trước là cho gia đình thêm gần gũi, sau là để con dâu bồi bổ nhanh đẻ cho ông bà đứa cháu đích tôn.
Thế nhưng niềm vui đó không kéo dài được bao lâu. Sau khi tôi và em gái lấy chồng, chị ta thỏa sức một mình thể hiện với bố, mẹ chồng.
Cưới nhau được hơn năm trời, mãi chị ta vẫn không sinh được con. Bố mẹ tôi bắt đầu tỏ ra lo lắng. Ông bà vẫn thường tìm đồ ăn tẩm bổ cho cả hai vợ chồng và không quên nhắc nhở cả hai vào viện thăm khám. Hôm gặp bác sĩ về nhà, chị ta nhỏ to với mẹ tôi: “Anh Dũng bị yếu tinh trùng mẹ à, chứ không phải lỗi do con. Bác sĩ bảo phải kiêng rượu bia, thuốc thang đầy đủ mới mong có con được”.
Mẹ tôi nghe xong buồn bã kéo anh trai vào phòng nói chuyện. Không ngờ, anh trai tôi nhất mực nghe lời vợ cũng bao che ậm ừ gật đầu bệnh do mình. Suốt mấy hôm sau đó, mẹ buồn không ăn không ngủ được.
Video đang HOT
Rồi tai họa ập xuống, mẹ tôi bị tai biến nằm một chỗ. Không vận động được, mọi sinh hoạt từ vệ sinh cá nhân đến các nhu cầu khác đều phải có người khác chăm lo. Mất sức, bệnh tật mẹ xin nghỉ hưu sớm và nhận một khoản tiền trợ cấp.
Chị ta vừa lấy khăn quệt qua mấy cái trên mặt mẹ tôi vừa chửi: “Nằm yên đi, đừng có động đậy, đúng là cái đồ vô tích sự”. Ảnh minh họa.
Mới đầu, biết mẹ có gần trăm triệu tiền nghỉ hưu, chị dâu tôi ngon ngọt chăm lo chu đáo lắm. Gặp mặt gia đình, bố tôi còn hết lời khen con dâu hiếu thảo, chăm lo mẹ chồng chu đáo không một câu than thở. Rồi chị ta ton hót bảo giữ hộ tiền, mẹ tin tưởng con dâu giao hết.
Nhưng lòng người nhanh chóng đổi thay. Chỉ mấy hôm sau, thái độ chăm sóc của chị ta thay đổi hẳn. Những lần về thăm mẹ, đến giường ngửi thấy mùi hôi thối, tôi đã nghi ngờ điều không hay. Tôi gặng hỏi mẹ chị dâu có thay đồ, rửa ráy cho mẹ hằng ngày không. Mẹ tôi không rõ vì muốn giữ hòa khí gia đình hay thế nào mà gật đầu. Chỉ đến khi tôi ngoảnh đi, khóe mắt mẹ rỉ nước.
Trước mặt mọi người, chị ta vẫn tỏ ra ân cần, khéo léo chăm sóc mẹ tôi từ miếng ăn đến việc vệ sinh cá nhân. Mỗi lần về nhà hay nghe bố tôi kể, chị ta lấy khăn ướt lau mặt mũi, tay chân, ngon ngọt một điều mẹ, hai điều mời mẹ ăn cháo lấy sức. Ra ngoài, bố tôi tự hào lắm vì con trai lấy được đứa con dâu vừa giỏi giang, vừa hiếu thảo.
Mọi chuyện sẽ vẫn cứ thế diễn ra nếu như không có một ngày, tôi về nhà sớm và chứng kiến cảnh tượng đau lòng đó. Chị ta vừa lấy khăn quệt qua mấy cái trên mặt mẹ tôi vừa chửi: “Nằm yên đi, đừng có động đậy, đúng là cái đồ vô tích sự”. Xong rồi cầm bát cháo nóng lên, chị ta để thế múc cả thìa lớn cạy miệng mẹ tôi. Mẹ tôi thấy nóng giật mình tránh đi liền bị chị ta kéo tóc, đánh tát liên tiếp vào mặt rồi chửi tiếp: “Có ăn không, già rồi còn để tao hầu hạ thế này. Bưng đến tận miệng còn chê hả. Đồ vô tích sự!”
Tôi chết lặng không nói nên lời, nước mắt trào ra chạy đến cầm chặt tay chị ta: “Chị dám đánh mẹ ư? Chị là người hay quỷ thế?” Chị ta hốt hoảng lại chuyển giọng cười nói đon đả: “Đâu chị đuổi ruồi, muỗi cho mẹ đấy chứ. Em mới về đó à?”
Quá bức xúc, tôi đã kéo chị ta ra ngoài phòng và tuyên bố thẳng: “Chị đừng sống trong nhà này nữa. Mẹ tôi ốm đau như thế mà chị dám đánh tát như thế ư? Nếu không chăm lo được thì nói để nhà tôi còn thuê người chăm sóc, chị em tôi thay nhau về chăm mẹ. Sống giả tạo, ác độc như thế rồi có ngày quả báo”.
Thế mà chị ta lu loa lên nào là tôi coi thường, nhục mạ chị dâu rồi lăn ra giữa nhà khóc lóc chờ đến lúc bố và anh tôi về. Bố tôi buồn bã không nói gì vào phòng mẹ. Anh trai tôi nhu nhược nghe vợ đòi dọn ra ngoài sống.
Bao năm qua, chị em tôi cũng lớn lên được bố mẹ cho ăn học đàng hoàng, dạy bảo đến nơi đến chốn. Về làm dâu nhà người nào dám hé miệng nói bố mẹ chồng câu nào. Đằng này chị ta dám xấc xược chửi mắng rồi đánh đập mẹ chồng như vậy. Quả thực, bây giờ thì tôi đã hiểu, vì sao người ta tránh lấy vợ tuổi hổ và vì sao ngay từ đầu, mẹ tôi đã phản đối như vậy.
Theo ĐSPL
Đàn ông tốt thì đừng làm khổ vợ
Anh em bạn bè cần giúp đỡ anh ấy chẳng bao giờ nỡ chối từ,từ vay tiền, mượn xe, đến xin việc hộ cho con, cứ làm được là anh ấy giúp. Bạn bè gọi anh ấy là đàn ông tốt.
Anh em bạn bè cần giúp đỡ anh ấy chẳng bao giờ nỡ chối từ, từ vay tiền, mượn xe, đến xin việc hộ cho con, cứ làm được là anh ấy giúp. Bạn bè gọi anh ấy là đàn ông tốt.
Thế nhưng, lần lượt 3 bà vợ của anh ấy, bà nào cũng thương yêu rồi ở được một thời gian, là dứt áo ra đi. Bà vợ cả buộc tội anh ấy chỉ biết đòi hỏi mà không được tích sự gì. Công to việc lớn trong nhà đều dồn vào tay bà ấy cả, ông chồng suốt ngày đi nhậu, múa mép với bạn bè. Lo việc nhà chưa xong, bà ấy còn phải lo thêm việc thiên hạ cho chồng mát mặt. Số là bà ấy cũng có chút vị trí trong một công ty nhà nước, cho nên ông chồng cứ nhận lời xin việccho con nhà ai thì "đá bóng" luôn cho vợ. Ban đầu vì nể chồng, lại cũng quan hệ rộng nên bà vợ không nỡ từ chối, sau thấy mệt thân mà còn ấm ức vì chẳng được lời cảm ơn. Ai đặt vấn đề cảm ơn ông chồng cũng phẩy tay "chuyện nhỏ như con thỏ". Thế là bà ấy giải tán. Anh bạn tôi chê vợ ích kỷ, không giữ thể diện cho chồng, rốt cuộc đường ai nấy đi.
Bà vợ thứ hai buộc tội anh ấy bo bo với vợ con, nhưng ra ngoài lại tỏ ra mình hào phóng. "Nói thì bảo nhỏ nhen, nhưng ông ấy sống không thật" - chị bức xúc. Quả là chướng mắt khi tiền tháng anh chẳng đưa nổi cho chị nhưng tiền mang đi làm... từ thiện thì bao nhiêu cũng không vừa. Như hôm có ông bạn mượn ô tô về quê, anh nhiệt tình đánh xe đưa về tận nơi, tiền xăng xe cò nhăng hái trả. Đến nơi chả biết được tung hô thế nào mà vung ra cả tiền triệu mua quà quê, chia cho cả đoàn mỗi người một ít. Thế nhưng con có xin tiền học thì lại chỉ tay "sang mẹ". Anh luôn mồm bảo "đời còn nhiều người nghèo, giúp được ai thì giúp...". Nhưng nghe đến lần thứ n thì vợ hai quắc mắt: "Thế tôi giàu à? Ai cho tôi tiền đâu?" rồi dứt áo ra đi.
Bà vợ ba bỏ anh ấy vì lý do khó nói hơn. Già rồi, lấy vợ trẻ hơn nhiều tuổi, lại hay chè chén tối ngày, nên anh ấy thường rơi vào cảnh "xìu xìu ển ển". Mới có ngoài ba mươi, tưởng vớ được ông chồng vừa già vừa giàu, lại phong độ, ai ngờ chỉ được cái mẽ, cô vợ quá chán bỏ của chạy lấy người. Hôm gặp tôi cùng nhậu, anh ấy còn chán nản: "Cái loại đàn bà, chẳng đứa nào có tình, chẳng đứa nào chung được chí lớn với thằng đàn ông".
Tôi thì nghĩ đơn giản, đàn ông có chí khí vẫy vùng, tung hoành dọc ngang ở đâu đi chăng nữa, vẫn phải là đàn ông lo được cho vợ con, đối tốt với người thân trước khi đối tốt với người ngoài, mới thực là đàn ông tốt. Đừng tin lời bạn bè nói: "Anh có thể là bạn tốt nhưng là một ông chồng tồi". Đó chỉ là cách nói khéo léo nhằm né tránh một sự thật rằng, anh chưa phải người đàn ông tốt mà thôi.
Theo VNE
Hết yêu, trở thành... kẻ thù Khi yêu, nhiều người thường dành cho nhau những lời hoa mỹ nhưng lúc chia tay, mọi thứ quay ngoắt 180 độ. "Trời ơi, mới chia tay mình chưa đầy 1 tháng mà "nó" đã cặp kè với con khác. Mình có nên đánh ghen một trận cho hả giận không?" - ý kiến của N., sinh viên ngành ngoại ngữ một trường...