Con dâu không đẻ được mẹ vẫn yêu chiều hết mực, tôi nhắc nên “thay” thì xấu hổ với lời lẽ của bà
Lần đầu tiên tôi thấy mẹ giận dữ như thế, mẹ bênh con dâu và quát nạt tôi. Chẳng lẽ mẹ không muốn có cháu nội, không muốn có người nối dõi ư?
Tôi có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, bố mẹ chồng khó tính, không thương tôi. Ở chung nhiều vấn đề, tính tôi lại nóng, không chịu nhịn nên cãi nhau với mẹ chồng rồi chồng suốt. Đã bao lần ấm ức tôi tính bỏ về ngoại nhưng mẹ cản, mẹ bảo tất cả là do cái miệng tôi, tôi bớt lại mọi thứ sẽ bình thường.
Nhưng cô em dâu tôi thì khác, mợ ấy cũng ở chung với bố mẹ chồng nhưng sướng hơn cả con gái. Mợ chỉ việc đi làm, cơm nước nhà cửa mẹ tôi lo hết, hoạ chăng chỉ rửa bát là hết nhiệm vụ. Đã vậy lại còn được chồng thương, tâm lý, lúc nào cũng đội vợ lên đầu. Nhiều khi tôi ghen tỵ với mợ Hiền, bởi số mợ ấy sướng được làm dâu nhà tôi.
Bao lần sang ngoại thấy mẹ chiều em dâu như vậy, tôi nhắc nhở mẹ kệ mợ ấy, chiều thành ra ỉ lại. Vậy mà mẹ lại bênh: “Có thương con dâu như con ruột sau bố mẹ già yếu nó mới thương lại mình. Mày cứ có định kiến mẹ chồng – con dâu thì sao mà hoà hợp được. Bớt nói lại cho đỡ khổ con ạ”. Tôi chẳng hiểu mợ Hiền biếu mẹ thứ gì mà mẹ bênh như thế, trong khi mợ ấy ít nói, mặt lúc nào cũng lì lì, làm lương chẳng được bao nhiêu. Rồi chưa kể hai vợ chồng cậu mợ kết hôn 5 năm rồi vẫn chưa có con.
Sợ em dâu “tịt”, nhà không có cháu nối dõi, tôi khuyên mẹ nên “thay dâu” chứ cưới về không đẻ được thì giữ làm gì. Mợ ấy người nhỏ gầy thế kia chắc gì đã có con được, 5 năm rồi có ít đâu. Vậy mà mẹ liền quát tôi, cấm nhắc lại lần hai. Bà không suy xét gì mà nói ẩn ý khiến tôi khó hiểu: “Chắc gì em trai mày đã có. Thế giờ nghe mày bỏ cái Hiền, lấy đứa khác rồi nó về cũng không có, lại bỏ rồi lại cưới người khác tiếp à? Con gái nhà người ta chứ có phải gà mái đẻ đâu mà thay!”.
Video đang HOT
Lần đầu tiên tôi thấy mẹ giận dữ như thế, mẹ bênh con dâu rồi quát nạt tôi. Chẳng lẽ mẹ không muốn có cháu nội, không muốn có người nối dõi ư? Hay có uẩn khúc gì trong chuyện này? Gặng hỏi mãi mẹ mới thở dài tâm sự: “Là do em trai mày, nó khó có con. Đi khám người ta bảo cứ tích cực điều trị, thụ tinh nhân tạo vẫn có cơ hội. Suốt 3 năm qua 2 vợ chồng nó vào viện liên tục đấy, nhưng may mắn chưa tới”.
Hoá ra lỗi là do em trai tôi nhưng biết chồng khó có con, mợ Hiền vẫn ở lại bên cậu, cùng chồng vượt qua khó khăn. Mẹ tôi chiều con dâu như thế vì để giữ Hiền chứ ông bà cũng mong mỏi cháu lắm rồi. Chuyện chỉ vợ chồng mợ ấy, bố mẹ tôi biết. Vì cái miệng tôi không giữ được nên mẹ không nói gì cả.
Tôi cứ ngỡ mợ Hiền sướng, được làm dâu nhà tôi là phúc nhưng không phải. Bất hạnh lớn nhất của phụ nữ không phải có chồng vô tâm tệ bạc, mà là không có con. Hai vợ chồng mợ ấy vẫn không ngừng nuôi hy vọng có em bé, mong cậu mợ sẽ đạt được mong ước đó. Tôi cũng lo dù yêu, vì nhau đến mấy nhưng ở lâu không có con mợ Hiền sẽ bỏ đi thôi. Làm gì có ai chịu được cảnh không con đến già trừ trường hợp mình mất khả năng sinh sản?
(Xin giấu tên)
Trẻ chăm con, về già lại chăm đàn cháu mọn
Sau những năm tháng "còng lưng" nuôi các con khôn lớn nên người, bà Nguyễn Thị Quế lại tất tả sớm hôm để chăm lo cho mấy đứa cháu.
Bà Nguyễn Thị Quế chăm đứa cháu nội mới 3 tháng tuổi
5h sáng thứ 2, bà Nguyễn Thị Quế (65 tuổi) đã "tay xách nách mang" bắt xe Grap đi từ bến xe Nước Ngầm về chung cư HH Linh Đàm (Hoàng Liệt, Q.Hoàng Mai, Hà Nội). Vội vàng khuân vác quà quê về căn hộ, bà Quế chẳng có lấy một phút nghỉ ngơi sau chặng được 300km, bà phải "tiếp quản" ngay 2 đứa cháu để bố mẹ chúng còn đến công ty làm việc.
"Thời gian đầu chưa quen với guồng quay khiến tôi mệt lử. Thế nhưng lâu dần thành quen. Hơn 10 năm nay tôi cứ đi về giữa Nghệ An và Hà Nội liên tục. Hết chăm con thằng cả, giờ đến con thằng hai. Đứa út sắp tới cưới vợ miền Nam, nó sinh con, tôi lại phải vào trong đó. Trẻ chăm con, già chăm cháu, chắc còn lâu tôi mới được nghỉ ngơi", bà Quế chia sẻ.
Bà Quế quê ở huyện Yên Thành (Nghệ An). Dù vợ chồng bà làm nông nhưng cả 3 người con trai đều được học hành đến nơi đến chốn. Tốt nghiệp đại học, 2 người con trai lớn lập nghiệp ở Hà Nội. Riêng người con út lại chọn miền Nam làm nơi an cư.
Năm 2010 con trai lớn của bà Quế lấy vợ, một năm sau gia đình vui mừng đón cháu trai đầu lòng. Vợ chồng bà Quế ở quê làm đến 5 sào ruộng, công việc bận tối ngày. Thế nhưng, sau khi có cháu, bà Quế lập tức được con "điều động" ra Hà Nội để phụ giúp trông cháu. "Ban đầu tôi tính sẽ cố gắng đến lúc cháu đi trẻ thì mình sẽ được "giải phóng". Thế nhưng, đứa lớn vừa đi học, con dâu lại mang bầu. Mọi công việc ở quê đành giao hết cho chồng, tôi gần như ở hẳn ngoài Hà Nội", bà Quế kể.
Việc chăm sóc 2 cháu do một mình tay bà Quế lo liệu. Sáng lo cho cháu ăn, rồi lại vội vàng tay bế đứa nhỏ, tay dắt đứa lớn tới trường. Tranh thủ lúc cháu ngủ, bà giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bữa trưa, bữa chiều... Thời gian cứ thế trôi đi, đến lúc cả 2 đứa cháu đều đi học thì bà Quế được trở về với công việc đồng ruộng quen thuộc.
Thế nhưng, thời gian ở quê chẳng được bao lâu khi nàng dâu thứ 2 sinh con và bà Quế lại bắt đầu một chặng đường "mới mà cũ". Bây giờ đã là năm thứ 11 và bà Quế đang chăm đứa cháu thứ 4. "Cố gắng lắm 1-2 tháng tranh thủ về quê 1 lần. Tối thứ 6 về, tối Chủ nhật lại vội vàng ra để chăm cháu. Nuôi 3 đứa con cũng không mệt bằng chăm mấy đứa cháu bây giờ", bà Quế tâm sự.
Đau đầu vì chuyện "người quê ở phố"
Dù công việc vất vả nhưng bà Quế cảm thấy hạnh phúc vì mối quan hệ giữa mẹ chồng và 2 người con dâu đều rất tốt. Có lẽ cả 2 nàng dâu đều là người cùng quê nên dễ cảm thông và thấu hiểu. Điều này, bà Trịnh Thị Tuyết (75 tuổi, quê Thanh Hóa) lại không có được.
Bà Tuyết cũng có "thâm niên" gần chục năm ra Hà Nội chăm cháu. Bà vốn quen với lối sống ở thôn quê, phố thị luôn khiến bà ngột ngạt nên chỉ những lúc được về quê bà mới thấy thoải mái. Tuy nhiên, điều bà Tuyết cảm thấy không thoải mái là sự "vênh" nhau giữa bà và con dâu trong cách chăm sóc các cháu. "Tôi là giáo viên tiểu học về hưu, tôi cũng có đầy đủ kiến thức về việc chăm sóc, nuôi dạy một đứa trẻ. Thế nhưng, giữa tôi và con dâu vẫn xảy ra những bất đồng. Tôi bị chỉ trích vì cưng chiều cháu quá mức nhưng tôi không thể một tay cầm thìa xúc cháo, tay cầm roi như mẹ nó được...", bà Tuyết nói.
Có lúc tức giận bà muốn bỏ về quê nhưng nghĩ thương con, thương cháu, bà lại thôi. Gửi trẻ ở phố tháng mất mấy triệu bạc, các cháu lại không được chăm chút như ở với bà. Rồi cháu quen hơi, bà chỉ về quê ít ngày các cháu đã khóc. "Sau khi nghỉ hưu cứ nghĩ được thảnh thơi nhưng bây giờ còn vất vả hơn. Cũng may các cháu đứa nào cũng khỏe mạnh, lớn nhanh. Chúng là món quà vô giá, chuyện người quê như chúng tôi sống ở phố có nhiều cái không hợp nghĩ thì cũng là đương nhiên", bà Tuyết nói như để an ủi.
Chiều muộn, trên sân chung khu HH Linh Đàm, hàng chục ông bà già bế những đứa trẻ trên tay ngồi "buôn chuyện" vui vẻ. Mỗi người một quê, một câu chuyện, người ăm ắp niềm vui, người cũng chứa chất những nỗi niềm. Thế nhưng, tất cả đều hai chữ "vì con, vì cháu". "Con nào chẳng thương cha, thương mẹ. Đâu phải chúng nó vô trách nhiệm mà "đẩy" việc chăm con cho ông, cho bà, bản thân các con cũng vất vả đi sớm về hôm để lo cuộc sống mưu sinh. Chỉ mong sau những ngày mệt nhoài, tối về cả nhà quây quần bên mâm cơm đầy ắp tiếng cười là toại nguyện rồi", bà Hòa (quê Hòa Bình) bộc bạch.
Ngày về thăm quê, vợ chồng anh trai tôi dẫn theo một đứa trẻ lạ Khi biết được hoàn cảnh của bé Tú, mẹ tôi đã khóc thương cho đứa bé số khổ. Tuần vừa rồi, anh trai tôi báo tin cả gia đình sẽ về thăm quê khiến bố mẹ tôi rất vui. Anh trai tôi lập nghiệp xa nhà, chưa bao giờ gia đình anh chị về quê đủ 4 thành viên. Hầu như lần nào...