Con dâu báo sáng 30 Tết mới về, mẹ chồng liền trách “có như không” nhưng màn “thỏa thuận ngược” của cô lại khiến bà phải thay đổi thái độ
“Đúng như em đoán, vừa nghe em nói vậy, mẹ chồng đổi giọng…”, nàng dâu chia sẻ.
Một trong những áp lực lớn nhất của nàng dâu chính là chuyện đón Tết ở nhà chồng. Phải làm sao mới làm hài hòa mọi việc, làm cho mẹ chồng hài lòng luôn là nỗi trăn trở của bất cứ cô gái nào bước chân đi làm dâu.
Cùng mang tâm trạng căng thẳng ấy, mới đây một nàng dâu đã lên mạng xã hội than thở về cảnh làm dâu của mình. Câu chuyện của cô như sau:
“Ngày con gái, ở với bố mẹ em thích Tết lắm vì những ngày ấy được nghỉ ngơi, gọi là chơi xuân theo đúng nghĩa. Song từ ngày lấy chồng, Tết với em trở thành nỗi ám ảnh. 3 năm đón 3 cái Tết bên nhà nội, chưa khi nào em thấy thoải mái. Cảm giác Tết còn mệt mỏi hơn ngày thường. Công việc nhiều đã đành, mệt nhất là phải chiều theo ý của mẹ chồng em. Ngày thường bà đã khó tính, tới Tết còn khó hơn mấy lần nên em thấy áp lực kinh khủng.
Bài chia sẻ của nàng dâu
Mẹ chồng em tính cầu toàn, bà đúng chuẩn mẫu phụ nữ của gia đình nên bà luôn đòi hỏi khắt khe con dâu cũng phải như thế. Mỗi lần nhà có việc là bà toàn gọi điện bảo em phải về sớm làm cùng mọi người. Bà sợ người ta bàn tán rằng bà không biết dạy dỗ con dâu nên trong những ngày đó, lúc nào bà cũng muốn em phải thể hiện hết mình. Thành thử mỗi lần về quê với em là cả 1 áp lực không hề nhẹ.
Chuyện Tết nhất cũng thế, như mọi năm thu xếp được công việc em sẽ về từ 26, 27 để dọn dẹp nhà cửa, đưa mẹ chồng đi sắm Tết. Năm nay công việc của em bận tối mắt lại còn phải trực hết ngày 29 mới được nghỉ. Biết rằng về muộn như thế, kiểu gì mẹ chồng cũng không vui nhưng chẳng còn cách nào, em buộc phải gọi về báo với bà. Quả đúng như em nghĩ, vừa nghe con dâu bảo chiều 30 mới về, mẹ chồng em thở dài: ‘Chắc lười việc nên mới vin cớ trực không về được chứ gì. Tôi còn lạ gì mấy nàng dâu trẻ bây giờ. 30 về thì chỉ để ăn chứ còn tích sự gì nữa. Đúng là mang tiếng có con dâu mà cũng như không’.
Nghe bà nói thế, em chạnh lòng, thấy tự ái kinh khủng nhưng vẫn cố nhẹ nhàng giải thích: ‘Mẹ đừng nghĩ thế về con. Mấy năm con về nhà mình làm dâu chẳng lẽ mẹ còn chưa hiểu tính con. Tết nhất con cũng muốn về sớm đỡ đần bố mẹ nhưng công việc của con thật sự rất bận.
Video đang HOT
Nếu con bỏ lại việc để về chuẩn bị Tết với mẹ, công việc công ty ứ đọng, lúc quay lên mất việc cũng nên. Khi ấy kinh tế lại dồn cả lên vai chồng con, anh ấy sẽ vất vả lắm. Con tin như thế bố mẹ cũng không thể yên lòng’.
Biết tính mẹ chồng, bà không sợ gì bằng sợ con dâu thất nghiệp vì như thế gánh nặng kinh tế sẽ đổ lên vai con trai bà. Bà xót ruột không chịu được sẽ phải động lòng suy nghĩ.
Nghe vẻ ậm ừ của bà là em biết bà cũng suy nghĩ, em bắt đầu quay giọng giận dỗi 1 tí rằng nếu bà nghĩ em không về sớm là trốn việc, chỉ đợi ngày về ăn thì em cũng không dám về nữa. Để sang năm được nghỉ sớm, em sẽ về lo Tết tươm tất cho ông bà. Khi ấy, em về cũng thoải mái chứ không mang tiếng chỉ vác miệng về ăn.
Đúng như em đoán, vừa nghe em nói vậy, mẹ chồng đổi giọng: ‘Mẹ chỉ nói vậy thôi chứ không có ý gì. Các con bận thì cứ ở trên ấy lo công việc cho xong rồi hãy về. Việc ở nhà bố mẹ lo được, hai đứa không phải lo gì cả nhé’.
Ảnh minh họa
Biết những ngày cuối năm này thấy con cháu nhà người ta về rồi, con cháu nhà mình chưa về bố mẹ chồng sẽ buồn nên em thuê xe để con về với ông bà trước cho vui. Nay em gọi về, bà có vẻ hài lòng lắm, vẫn dặn đi dặn lại con dâu khi nào xong việc hãy về.
Đấy người già khó tính nên mình cứ phải lựa từng tí một. Nếu không khéo là mẹ chồng nàng dâu lại chiến tranh ngay”.
Đúng là cuộc sống làm dâu chưa bao giờ là dễ dàng với mọi cô gái bước chân đi lấy chồng. Không chỉ bởi khoảng cách thế hệ dẫn tới hai lối tư tưởng, suy nghĩ khác nhau mà còn bởi cả mẹ chồng, nàng dâu đều là những người xa lạ bước tới từ 2 thế giới hoàn toàn tách biệt. Do vậy đôi bên cần có thời gian để tìm hiểu, hòa hợp với nhau. Tuy nhiên trong bất hoàn cảnh nào, nếu chúng ta dùng sự chân thành, khéo léo và mong muốn gắn kết thì tin rằng mẹ chồng có khó tính thế nào rồi cũng sẽ có lúc mở rộng lòng đón nhận bạn, giống nàng dâu trong câu chuyện trên là 1 ví dụ.
Dâu vừa sinh xong, mẹ chồng đã tuyên bố "Cháu ngoại mới chuẩn cháu mình" nhưng câu trả lời của cô lại khiến bà đỏ mặt ngượng
"Thật buồn, tới khi em mang bầu thì thực tế lại phũ phàng ngoài sức tưởng tượng. Mang tiếng em chửa lần đầu, chưa có kinh nghiệm tự chăm sóc bản thân mà mẹ chồng không hề ngó ngàng, quan tâm...", nàng dâu tâm sự.
Làm sao để có thể hòa thuận khi sống chung dưới một mái nhà với mẹ chồng quả thật luôn là câu hỏi khó đối với mỗi cô gái bước chân đi lấy chồng. Bởi dù có cố gắng hết sức thì vẫn không tránh hết được những va chạm, mâu thuẫn giữa đôi bên khiến cảnh làm dâu càng thêm phần áp lực.
Cũng vì mệt mỏi với cảnh làm dâu của mình, mới đây một cô gái trẻ đã lên mạng xã hội than thở: " Chồng em là con út lại là trai duy nhất trong nhà. Trên anh có 2 chị gái đã đi lấy chồng. Thế nhưng khi em bầu bí mẹ chồng cũng chẳng quan tâm, săn sóc. Trong khi đó đợt em mới cưới, chị chồng chửa đẻ, mẹ anh chăm bẵm từng ly từng tí. Thậm chí chồng em còn bảo: 'Cháu ngoại mà mẹ đã chăm vậy, tới khi chăm cháu nội thì còn chu đáo nữa'.
Bài chia sẻ của nàng dâu
Lúc đó em cũng nghĩ như chồng. Thật buồn, tới khi em mang bầu thì thực tế lại phũ phàng ngoài sức tưởng tượng. Mang tiếng em chửa lần đầu, chưa có kinh nghiệm tự chăm sóc bản thân mà mẹ chồng không hề ngó ngàng, quan tâm. Từ lúc có bầu tới lúc sinh, bà tuyệt đối không nấu cho được bát cháo hay mua cho chục trứng, hầm cho con chim, con gà như ngày trước bà chăm con gái.
Lúc em nhập viện sinh cũng chỉ có 2 vợ chồng tự chăm nhau. Chồng em xin nghỉ mấy ngày để chạy đi chạy lại với vợ. Mẹ đẻ lại bận chăm chị dâu sinh không lên với em được.
Vợ xuất viện được vài ngày là chồng em phải đi làm lại. Mẹ chồng hầu như không đỡ đần gì cho con dâu. Đẻ được nửa tháng em phải ngồi dậy tự nấu nướng, quần áo thay ra đợi chồng về giặt, hôm nào con ngoan thì tự vò qua cho vào máy. Thi thoảng nhờ bà giữ cháu giúp nhưng bà toàn bảo già rồi ngồi bế cháu đau lưng.
Hôm đó, con em đi tiêm phòng về sốt, thằng bé quấy khóc nửa ngày. Em bế mỏi nhừ tay, mệt quá nhờ bà bế đỡ một lúc. Tuy bà cũng giúp nhưng thái độ khó chịu. Tại bà quen chân đi chơi hàng xóm, không thích ngồi một chỗ nên mới không thích bế cháu như thế.
Có bà bế đỡ, em tranh thủ chạy ra siêu thị mua bịch bỉm với vài thứ cho con. Lúc về thấy con khóc, em vội rửa tay đón. Bà dỗ cháu mệt, mắng con dâu té tát rằng con thơ mà đi đâu không biết sớm tối. Ức chế nhất là bà bảo: 'Tôi già rồi, mấy chục năm chăm con giờ không có nghĩa vụ chăm cháu. Bố mẹ cô trẻ khỏe hơn tôi, gọi họ lên mà chăm. Nói thật, cháu ngoại mới là cháu mình, nội thì làm sao biết'.
Ôi, nghe mẹ chồng nói em choáng váng luôn vì không thể tin nổi bà có thể như thế. Thì ra đấy cũng chính là lý do mà con gái bầu bí thì bà chăm sóc tận tình. Con dâu chửa đẻ, bà lại dửng dưng như không.
Nghĩ vừa tủi thân, vừa thương con, em chẳng nhịn thêm mà trả lời: 'Nếu mẹ đã khẳng định cháu ngoại mới là cháu mẹ thì con xin phép đặt tên cháu theo họ nhà ngoại. Con cũng không dám nhờ mẹ phải vất vả chăm sóc cháu nó. Cuối tuần mẹ con con về ngoại ở cữ để mẹ được yêu tĩnh nghỉ ngơi'.
Ảnh minh họa
Thực sự lúc ấy là em nản lắm rồi, cứ nói cho hả lòng chứ cũng không quá bận tâm mẹ chồng nghe xong có tự ái hay không. Vậy nhưng bất ngờ, thấy con dâu nói thế bà lại lặng yên không nói gì nữa. Nét mặt bà có chút thay đổi theo chiều hướng nhẹ nhàng hơn. Bà cười gượng cúi xuống bế cháu nựng giọng: 'Bà chỉ nói vui vậy thôi, cháu nội của bà là nhất chứ, ngoại nào sánh bằng'.
Mãi sau em mới biết bà bị hàng xóm, người ngoài kích bác, nói cháu nội không có nét nào giống bố nên bà có phần đắn đo suy nghĩ. Cũng may giờ bà đã hiểu được nên em dễ thở hơn nhiều".
Phụ nữ đi làm dâu chỉ mong có thể sống hòa thuận, vui vẻ bên gia đình nhà chồng. Nhất là những lúc chửa đẻ, vượt cạn họ cần lắm sự quan tâm chia sẻ của người thân. Khi nghe phải những lời thiếu quan tâm của mẹ chồng, nàng dâu trên thấy tủi thân, hụt hẫng mà phản kháng lại như thế là điều ai cũng có thể hiểu.
Bởi nhẫn nhịn lắm sẽ có lúc "tức nước vỡ bờ". Đôi khi cứ thẳng thắn bộc lộ suy nghĩ của mình mới khiến mẹ chồng hiểu và tôn trọng nàng dâu của mình hơn. Từ đấy quan hệ mẹ chồng nàng dâu sẽ dần được cải thiện.
Đám cưới ấn tượng của cặp đôi Đồng Tháp: Có đến 8 nghi lễ với nhiều cái tên lạ lẫm nhưng xem đến từng bức ảnh thì ai cũng phải trầm trồ "Nhưng theo đó cũng có nhiều tục lệ nho nhỏ của người miền Tây mình. Ví dụ như tục xem mắt, lễ giáp lời, lễ thông gia, lễ ăn hỏi, lễ lạy xuất giá... còn có sau đám cưới 3 ngày là lễ giở mâm trầu...", cô dâu Thùy Trang chia sẻ. Bén duyên từ mùa dịch thứ nhất, chính thức về làm...