‘Con dao hai lưỡi’ khi đổ tiền đầu tư cho game NFT
Nhiều người nhảy vào đầu tư game NFT khi nhìn thấy nhiều “nhà đầu tư” đi trước nhanh chóng kiếm tiền từ việc chơi game mà không lường trước rủi ro mất trắng.
NFT (Non-fungible Token – Token không thể thay thế) là một loại tài sản kỹ thuật số sử dụng công nghệ blockchain tương tự bitcoin để tạo ra chuỗi độc nhất. Ngoài các sản phẩm nghệ thuật, thời gian gần đây nhiều người bắt đầu đổ tiền vào các tựa game sử dụng NFT và xem đây như một kênh đầu tư kiếm lời.
NFT có thể là bong bóng đầu tư thời kỹ thuật số
Để tham gia vào game NFT, người chơi sẽ cần bỏ ra một số tiền thật nhất định ban đầu để mua các vật phẩm hoặc nhân vật trong game. Quá trình chơi được xem như quá trình đầu tư thông qua việc cho nhân vật chiến đấu, sinh sản và giao dịch vật phẩm với người chơi khác để thu về loại tiền ảo được sử dụng trong game. Tiền này sau đó được quy đổi ra giá trị tiền thật (bằng đơn vị tiền tệ tại quốc gia người chơi đang sinh sống hoặc theo ví tiền ảo chỉ định) và được định giá theo thị trường. Điều này đồng nghĩa số tiền thu về sẽ phụ thuộc vào từng thời điểm, tùy theo biến động và tiềm ẩn rủi ro về 0, mất trắng khoản đầu tư.
Anh Q.Đ (TP.HCM), một người đã bỏ thời gian nghiên cứu về hình thức đầu tư vào game NFT cho biết bản chất đây là cuộc chơi đa cấp theo mô hình Ponzi mà ở đó, người vào cuộc sau thì rủi ro mất tiền càng cao. Nhà phát triển – thường được xem như nhà cái đối với mô hình game NFT luôn thu được lợi nhuận từ người chơi. “Có những đơn vị làm nghiêm túc, nhưng cũng có người mở ra để lừa đảo, ôm tiền của người chơi và biến mất nhanh chóng”, anh nói.
Video đang HOT
Anh cho rằng một người phải xác định khi đổ tiền cho game NFT là đã tham gia vào vụ đầu tư tiềm ẩn đầy rủi ro, bất định. Họ phải bỏ ra tiền thật để thu về một số tiền ảo trong game, tìm cách cho tiền ảo sinh sôi và bán đi để thu về tiền thật. Nếu bán kịp thì lãi, còn không theo kịp thị trường thì cầm chắc phần thua lỗ trong tay, thậm chí là mất toàn bộ nếu đồng tiền ảo thoái trào và tụt giá.
“Nhà phát hành có thể bơm tiền ảo liên tục và vô tận vào nền tảng để thu về tiền thật. Trong khi đó thứ người chơi có trong tay lại là tiền ảo. Khi số lượng quá nhiều thì dẫn tới tình trạng mất giá trầm trọng. Ngoài ra, người chơi game NFT bản chất là để đầu tư, kỳ vọng kiếm được tiền, không phải vì đam mê trò chơi. Một tựa game như vậy, khi người chơi không còn hứng thú thì sẽ chết nhanh chóng”, anh Q.Đ khẳng định.
Người chơi sẽ không khó để tìm thấy những ví dụ về các game thủ không chuyên nhưng kiếm được hàng trăm, thậm chí nghìn USD mỗi tháng nhờ bắt kịp xu hướng game NFT, thậm chí tại Philippines đã có người chơi khoe mua được 2 căn hộ bằng cách kiếm tiền qua game. Tại Việt Nam, hình thức đầu tư này cũng bắt đầu xuất hiện gần đây và một số người tham gia tính toán lượng tiền thu về hằng tháng cũng lên tới 30 – 40 triệu đồng sau khi bán vật phẩm và đổi tiền ảo ở thời giá trị đạt đỉnh.
Nhiều người tìm đến game NFT với hy vọng kiếm tiền từ việc chơi điện tử trực tuyến
“NFT ra đời và mang giá trị định danh, đặc biệt là trong lĩnh vực kỹ thuật số để mọi thứ đơn giản, minh bạch hơn so với hình thức thủ tục bàn giấy truyền thống. Tuy nhiên công nghệ này đang bị một số kẻ sử dụng để lừa những người ít kiến thức về vấn đề nhưng ôm mộng kiếm tiền nhanh chóng”, anh T.Đ.P – một thành viên trong cộng đồng NFT tại TP.HCM chia sẻ.
Theo anh T.Đ.P, NFT tại Việt Nam bây giờ đang bị lợi dụng như một sân chơi của “cá mập để lùa cá con” vì đa số người chơi nhỏ lẻ bị tâm lý FOMO (hội chứng sợ bỏ lỡ), chạy theo số đông, theo xu hướng mà thiếu đi kiến thức cơ bản, dễ trở thành mồi cho những nhà đầu tư lọc lõi thường được gọi là “cá mập”. Trong dòng game NFT, không gì có thể giải quyết được tác động quan trọng nhất đến sự sinh tồn của trò chơi là nhà cái.
“Nhà cái đổi luật chơi thì mọi thứ bị xóa xổ. Và không phải ai cũng đủ tỉnh táo để nhận ra đang có quá nhiều bong bóng NFT trên thị trường để câu kéo những ai thiếu tỉnh táo với đồng tiền của chính mình”, anh nhận định.
Sự phát triển của game NFT hiện nay có quy mô toàn cầu và một vài trong số đó còn được xem là “bùng nổ”. Một ví dụ điển hình là game Axie Infinity. Từ khi ra đời vào năm 2018 đến ngày 1.7.2021, game chỉ có doanh thu 21 triệu USD. Nhưng sau khi trở nên nổi tiếng, chỉ trong 1 tháng tựa game đã mang về cho công ty mẹ khoản tiền gấp 23 lần, đạt 485 triệu USD với tổng giá trị giao dịch trong game hơn 2 tỉ USD, theo số liệu của CryptoSlam. Lượng người chơi bùng nổ ban đầu đẩy giá trị của tiền ảo SLP sử dụng trong game tăng cao, đạt 0,35 USD/SLP vào tháng 7 nhưng nhanh chóng tụt xuống 0,06 USD/SLP ở tháng 9, cho thấy một khoản lỗ đáng kể đối với những ai nhảy vào đầu tư trong giai đoạn này.
Để tránh nhận lấy phần rủi ro, người chơi không có cách nào khác là phải tìm hiểu và nắm rõ bản chất của game, quyết định thời điểm đầu tư và lúc nào nên rút lui khi xác định mục đích tham gia để kiếm tiền. Đối với các tựa game NFT không đặt nặng yếu tố đầu tư sinh lợi nhuận mà đề cao khía cạnh giải trí, game thủ vẫn cần hiểu để có thể tối ưu hóa tích lũy thu về từ vật phẩm NFT trong quá trình chơi, làm giàu cho bộ sưu tập của mình vì đó là giá trị độc nhất.
NFT gây chia rẽ thế giới game: Steam cấm cửa hoàn toàn, Epic Store lại dang tay chào đón
Có thể thấy các tựa game NFT hoặc dựa trên nền tảng tiền mã hóa đang gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng game thế giới.
Trong khi các tựa game dựa trên công nghệ blockchain hoặc cho phép người dùng trao đổi vật phẩm NFT đang trở nên phổ biến, Steam - một trong các cửa hàng phân phối game PC lớn nhất thế giới - vừa ra quyết định cấm cửa các tựa game này trên nền tảng của mình, theo một quy tắc mới được hãng Valve bổ sung.
Thay đổi được phát hiện ra bởi SpacePirate, một nhà phát triển game dựa trên nền NFT. Nhà phát triển game này phát hiện ra thay đổi này khi hãng Valve không cho phép các vật phẩm game được mang giá trị thật.
Điều này đang mang đến cơ hội lớn cho đối thủ của Steam, cửa hàng phân phối game Epic Store khi CEO Tim Sweeney cho biết công ty không có ý định ngăn cản các vật phẩm này trên cửa hàng của mình. Theo Epic, công ty rất "cởi mở" với ý tưởng các game sử dụng vật phẩm NFT hoặc tiền mã hóa.
Steam vốn có quá khứ thường đưa ra các quyết định kiểm duyệt gây tranh cãi, đặc biệt khi đề cập tới các game liên quan đến nội dung tình dục. Tuy vậy trong trường hợp này, đường như quyết định của Steam lại được nhiều người ủng hộ - phần lớn những người re-tweet và quote lại dòng tweet của SpacePirate đều ủng hộ quyết định này của Valve.
Có thể hiểu được lý do tại sao Steam muốn tránh để NFT xuất hiện trên nền tảng của mình. Cho dù SpacePirate cho rằng các vật phẩm NFT có thể có giá trị thật (tương tự như nhiều bộ skin trong CS:GO đang được cộng đồng toàn cầu mua đi bán lại), các vật phẩm NFT và game dựa trên nền tảng tiền mã hóa đang không có danh tiếng tốt.
Nhiều người vẫn còn nhớ đến câu chuyện về tựa game Evolved Apes khi nhà phát triển bán ra các NFT với lời hứa chúng sẽ được đưa vào trong trò chơi đối kháng, nhưng dường như sau đó nhà phát triển này đã ôm tiền và bỏ trốn. Tất nhiên cũng có nhiều trò chơi thú vị khác đang khai thác tiềm năng của NFT, nhưng thật khó nói được bao nhiêu trong số chúng phù hợp với Steam - nếu được cho phép.
Cách tiếp cận khác nhau giữa Steam và Epic cho thấy thực tế rằng bất kỳ nền tảng hay cửa hàng nào cũng phải đưa ra quyết định về việc liệu họ có muốn các ứng dụng hoặc game bán vật phẩm NFT hay không. Giờ đây, sự chú ý tiếp theo sẽ hướng đến Apple khi họ đang nắm trong tay App Store - nơi có nguồn thu về game lớn hơn cả các cửa hàng phân phối game khác cộng lại.
NFT giúp đưa game Việt Nam ra toàn cầu Ứng dụng NFT vào game giúp các sản phẩm của Việt Nam có thể vươn ra toàn cầu, đưa Việt Nam trở thành "thủ phủ" của game thế hệ mới. Nhận định được đưa ra bởi các chuyên gia về blockchain và game tại triển lãm NFT GameFi tổ chức trực tuyến hôm 14/8. GameFi là thuật ngữ chỉ các trò chơi trên...