Con ‘chúa đảo’ Tuần Châu đề nghị gì với tài sản liên quan tới bà Trương Mỹ Lan?
8 tài sản đang nằm trong 1.121 mã tài sản của bà Trương Mỹ Lan bị kê biên, con trai “ chúa đảo” Tuần Châu đề nghị toà phúc thẩm loại bỏ các tài sản này ra khỏi vụ án hình sự để cho các bên khởi kiện bằng vụ án dân sự.
Ngày 22/11, phiên xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tiếp tục phần tranh luận của các luật sư.
Theo người đại diện của ông Đào Anh Tuấn (con trai ông Đào Hồng Tuyển, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tuần Châu Quảng Ninh), ông Tuấn là chủ sở hữu của 8 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Công ty T&H Hạ Long, nằm trong 1.121 mã tài sản đang bị kê biên và bản án sơ thẩm tuyên giao cho SCB xử lý.
Theo người đại diện, 8 giấy chứng nhận này là các tài sản có trước khi quen biết và hợp tác với bà Trương Mỹ Lan, không liên quan tới hành vi phạm tội của bà Lan. Vì vậy, ông Đào Anh Tuấn đề nghị tòa xem xét loại bỏ 8 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang bị kê biên ra khỏi vụ án hình sự để cho các bên khởi kiện bằng vụ án dân sự.
Tại phiên sơ thẩm hồi tháng 4/2024, trả lời HĐXX về việc hợp tác này, bị cáo Trương Mỹ Lan khai đã nhiều lần đưa tiề.n cho ông Tuyển Tuần Châu (ông Đào Hồng Tuyển) trong suốt nhiều năm mà không có giấy tờ gì.
Theo lời bà Lan, bà Phạm Thị Lan Phương là người phụ trách dự án của tập đoàn làm việc với công ty Tuần Châu. “Chị Phương bị phù não đang đi Úc điều trị nên tài liệu không bàn giao lại, những vấn đề liên quan bị cáo cũng không nhớ rõ chi tiết.
Video đang HOT
Về việc công ty Tuần Châu cho SCB mượn tài sản, bị cáo không rõ, chỉ biết SCB đang cơ cấu liên tục, luôn thiếu tài sản…việc này có Trần Thị Mỹ Dung (cựu Phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB) và Trương Khánh Hoàng (cựu quyền Tổng giám đốc SCB) biết”.
Về lờ.i kha.i của bà Lan, theo bị cáo Trương Khánh Hoàng, việc hợp tác giữa Công ty Âu Lạc với bà Trương Mỹ Lan xảy ra trước thời điểm bị cáo vào làm việc tại SCB, nên bị cáo không nắm rõ việc này.
Liên quan tới quan hệ dân sự nói trên, bản án sơ thẩm đã buộc Công ty Cổ phần T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc của ông Đào Hồng Tuyển nộp lại số tiề.n hơn 6.000 tỷ đồng đã nhận của bà Lan để đảm bảo thi hành án.
Đối với quan hệ thế chấp, bảo đảm liên quan các quyền sử dụng đất của Công ty Âu Lạc và Công ty Hạ Long dùng để đảm bảo dư nợ cho các khoản vay tại ngân hàng SCB, cơ quan cảnh sát điều tra đang ngăn chặn giao dịch chuyển nhượng. Vì vậy, TAND TPHCM nhận thấy cần phải tách ra để Công ty Tuần Châu và Công ty Âu Lạc giải quyết với Ngân hàng SCB và các bên liên quan (nếu có) trong một vụ án khác khi các bên có yêu cầu.
Bà Trương Mỹ Lan đòi một Tổng giám đốc 800 tỷ đồng
Có tài sản nằm trong 1.121 mã tài sản đang bị kê biên, đại diện của ông Nguyễn Sơn Hoa (Tổng giám đốc Công ty Hồng Hà) đề nghị cấp phúc thẩm dành quyền khởi kiện dân sự liên quan cho công ty với SCB. Đồng thời đề nghị cấp phúc thẩm giải tỏa kê biên, phong tỏa tạm thời đối với sổ tiết kiệm, tài khoản cá nhân và giấy chứng nhận tài sản thuộc Công ty Hồng Hà và ông Hoa do không liên quan trực tiếp đến vụ án.
Trước đó, trình bày tại tòa, người đại diện của ông Nguyễn Sơn Hoa cho biết, chỉ tới khi bản án sơ thẩm được công khai, ông Sơn mới biết tài sản của Công ty Hồng Hà là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ở 194B-202 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3, TPHCM) bị kê biên. Đại diện của Công ty Hồng Hà khẳng định công ty này không có quan hệ gì với Ngân hàng SCB.
Trả lời HĐXX về quan hệ với ông Hoa, bị cáo Trương Mỹ Lan cho biết, thông qua ông Hồ Quốc Minh bà mới biết ông Hoa. Sau này, khi SCB muốn sở hữu dự án ở Nam Kỳ Khởi Nghĩa của ông Hoa nhưng vì SCB không được phép kinh doanh bất động sản nên nhờ công ty của nhóm Hồ Quốc Minh làm trung gian. Ông Hoa đồng ý bán dự án với giá hơn 2.200 tỷ đồng, nhưng giữ 20% cổ phần để hoàn tất thủ tục pháp lý.
Tuy nhiên do SCB không thể giải ngân đủ, bà Lan đã cho SCB mượn gần 800 tỷ đồng để trả cho ông Hoa. Bà Lan khẳng định, SCB đã chuyển cho Công ty Hồng Hà 1.350 tỷ đồng, trong đó có gần 800 tỷ đồng là tiề.n do bà cho mượn.
Vì vậy, bà Lan yêu cầu ông Hoa phải trả lại cho bà gần 800 tỷ đồng cho bà, nhằm khắc phục hậu quả vụ án.
Nếu ông Hoa không trả, sau phiên xét xử phúc thẩm này, bà Lan cho biết sẽ gửi yêu cầu tới Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an vào cuộc, làm rõ.
Kỳ 1: Huy động Công an 58 tỉnh, thành để làm việc với từng bị hại
Trong vụ "đại án" liên quan đến Trương Mỹ Lan và hệ sinh thái của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP) ở TP Hồ Chí Minh, số lượng tài sản của các bị can, bị cáo và các tổ chức, cá nhân liên quan được các cơ quan tố tụng phong tỏa, ngăn chặn, kê biên và thu giữ rất lớn.
Việc này không nằm ngoài mục đích nhằm bảo đảm thu hồi triệt để tài sản đã bị Trương Mỹ Lan và đồng phạm chiếm đoạt cho Nhà nước và hoàn trả cho bị hại là người dân, doanh nghiệp.
Nhưng dù các cơ quan tố tụng đã thực hiện công tác này một cách thận trọng, chặt chẽ, thì cũng không tránh khỏi việc gây ảnh hưởng đến một bộ phận người dân, doanh nghiệp có hoạt động kinh tế với những công ty trong hệ sinh thái của Tập đoàn VTP. Với những người dân tích cóp cả đời được một số tài sản nhưng bị lừ.a đả.o, trở thành bị hại trong vụ "đại án" này, mang tâm trạng "của đau, con xót", nóng lòng muốn được nhận lại một phần tài sản cũng đã có những suy nghĩ chủ quan, lệch lạc. Trong đó không ít người đã "đổ thừa" rằng việc các cơ quan tố tụng kê biên, phong tỏa tài sản gây khó khăn đến nghĩa vụ trả nợ cho các bị hại. Song thực tế trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan tố tụng đã chứng minh điều ngược lại...
Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm được lực lượng Công an bảo vệ nghiêm ngặt trong những ngày xét xử vụ án.
Ở giai đoạn 1 của vụ "đại án" "Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản" liên quan đến Trương Mỹ Lan và các cá nhân, doanh nghiệp trong hệ sinh thái của Tập đoàn VTP, các cơ quan tố tụng đã chứng minh rõ trong quá trình hoạt động, Tập đoàn VTP đã thành lập, xây dựng hơn 1.000 doanh nghiệp, gồm các công ty con, công ty thành viên trong và ngoài nước được chia làm nhiều tầng lớp. Trong đó Tập đoàn VTP giữ vai trò trung tâm. Kết quả điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, các bị can giữ vai trò chủ mưu hoặc giúp sức tích cực là đại diện các công ty trong hệ sinh thái của Tập đoàn VTP đã trực tiếp hoặc gián tiếp khiến Ngân hàng SCB âm vốn chủ sở hữu lên đến hơn 443 nghìn tỷ đồng, lỗ lũy kế của SCB là 464 nghìn tỷ đồng thông qua việc nắm giữ cổ phần, chi phối, điều hành hoạt động ngân hàng. Sau đó thành lập các công ty "ma" để tạo lập hồ sơ vay vốn khống nhằm hợp thức hóa việc rút vốn ngân hàng. Quá trình tạo lập hồ sơ vay vốn để rút tiề.n của Ngân hàng SCB, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã đưa 1.166 mã tài sản để đảm bảo cho 1.284 khoản vay với tổng giá trị đảm bảo đã bị nâng khống, ghi nhận theo giá trị sổ sách lên đến hơn 1,26 triệu tỷ đồng. Trong đó hàng loạt khoản nợ xấu của SCB đã được bán cho VAMC. Khi vụ án được khởi tố, trong số tài sản đảm bảo này, Công ty Thẩm định giá Hoàng Quân chỉ có thể định giá được 726 mã tài sản với giá trị thực khoảng 253,5 nghìn tỷ đồng. Còn lại 440 tài sản, đơn vị thẩm định giá không thể thực hiện do các tài sản là cổ phần, cổ phiếu, quyền tài sản, BĐS không đủ hồ sơ pháp lý. Đán.h giá lại các tài sản đảm bảo cho khoản vay để phục vụ quá trình điều tra, chính SCB cũng đã phải thừa nhận có hàng trăm tài sản đảm bảo cho các khoản vay không đủ cơ sở pháp lý.
Quá trình điều tra, truy tố, xét xử giai đoạn 1 của vụ "đại án", các cơ quan tố tụng đã làm rõ trách nhiệm gây thiệt hại với số tiề.n cụ thể của từng đối tượng. Trong đó Viện KSND Tối cao đề nghị Trương Mỹ Lan phải bồi thường toàn bộ số tiề.n thiệt hại lên đến 677.286 tỷ đồng cùng khoản lãi phát sinh từ số tiề.n thiệt hại trên và đề nghị này đã được Hộ đồng xét xử (HĐXX) chấp thuận. Để đảm bảo nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của Trương Mỹ Lan và các đồng phạm sau này, ngay trong quá trình điều tra ở giai đoạn 1 của vụ án, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã thu giữ 590 tỷ đồng, gần 15 triệu USD, phong tỏa 42 tài khoản của các đối tượng mở tại ngân hàng với tổng số tiề.n gần 1.900 tỷ đồng và hơn 8,4 triệu USD. Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng đã tạm giữ, kê biên, ngăn chặn giao dịch một loạt tài sản là bất động sản (BĐS), gồm 1.266 bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ), Giấy chứng nhận công trình xây dựng; 1.784 bản photo Giấy chứng nhận QSDĐ. Ngoài ra còn tạm giữ danh sách 269 nhà, đất cho thuê, 21 hợp đồng công chứng, 147 thỏa thuận bồi thường các thửa đất và các Giấy chứng nhận QSDĐ tại dự án Bắc Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh. Cơ quan CSĐT cũng đã kê biên 1.237 BĐS liên quan trực tiếp đến Trương Mỹ Lan, kê biên 61 BĐS và ngăn chặn giao dịch 8 BĐS của các đồng phạm và tổ chức, cá nhân liên quan. Đối với tài sản là cổ phần tại SCB và các công ty liên quan đến Trương Mỹ Lan, Cơ quan CSĐT cũng đã kê biên 857 triệu cổ phần SCB của Trương Mỹ Lan và do các cá nhân khác đứng tên giùm; kê biên hàng trăm triệu cổ phần tại một loạt các công ty có hoạt động kinh tế với Trương Mỹ Lan. Đến giai đoạn truy tố, Viện KSND Tối cao cũng đã tiếp tục thu giữ từ các bị can số tiề.n hơn 55 tỷ đồng.
HĐXX sơ thẩm giai đoạn 1 của vụ án nhận định, đối với 658 BĐS do các công ty thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn VTP đứng tên hoặc giao cho các cá nhân đứng tên hộ, về bản chất đều là tài sản của Trương Mỹ Lan nên cần tiếp tục kê biên, xử lý để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án cho Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án. Với 76 BĐS tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đã bị kê biên, HĐXX xét thấy số tài sản này có dấu hiệu liên quan đến hành vi sai phạm của một số cá nhân đứng tên hộ cho Trương Mỹ Lan, cần phải tách ra để giải quyết trong một vụ án khác nên cần tiếp tục kê biên, giao cho Cơ quan CSĐT Bộ Công an làm rõ, xử lý sau. Về 475 BĐS liên quan đến Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (QCGL), gồm 301 Giấy chứng nhận QSDĐ; 21 hợp đồng công chứng; 147 thỏa thuận bồi thường các thửa đất tại xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè và 6 Giấy chứng nhận QSDĐ tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh đã được Trương Mỹ Lan sử dụng Công ty Sunny ký hợp đồng hứa mua, hứa bán dự án với Công ty QCGL với giá 14.800 tỷ đồng. Sau khi Công ty Sunny thanh toán cho Công ty QCGL 2.882 tỷ đồng, hai bên tranh chấp tại Trung tâm trọng tài quốc tế và ngày 5/12/2023, TAND TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định hủy phán quyết trên của Trung tâm trọng tài quốc tế. Từ đó HĐXX cho rằng, để đảm bảo quyền lợi cho Nhà nước và các bên liên quan, cũng như để buộc Công ty QCGL phải hoàn trả lại toàn bộ số tiề.n đã nhận của Trương Mỹ Lan để bị cáo này khắc phục hậu quả cho vụ án, số BĐS trên cần tiếp tục kê biên. Đối với 2 BĐS tại tỉnh Long An do Công ty Phú An đứng tên sở hữu, hồ sơ vụ án thể hiện Công ty Phú An và đại diện doanh nghiệp này có giao dịch với Trương Mỹ Lan, hiện còn nợ Trương Mỹ Lan 145 tỷ đồng cùng 1.000 lượng vàng SJC nên HĐXX đề nghị tiếp tục kê biên nhằm buộc Công ty Phú An và đại diện doanh nghiệp nộp lại số tiề.n này cho nghĩa vụ bồi hoàn của Trương Mỹ Lan. Ngoài ra, một loạt BĐS khác như biệt thự cổ ở số 110-112 Võ Văn Tần, quận 3; tòa nhà ở số 19-25 Nguyễn Huệ, quận 1; khu đất tại phường Tân Phú, quận 7 cũng tiếp tục được HĐXX đề nghị kê biên.
Liên quan đến hơn 18 triệu cổ phần, chiếm hơn 70% cổ phần của Công ty T&H Hạ Long, 3 BĐS của Công ty T&H Hạ Long và 8 BĐS thuộc sở hữu của Công ty Âu Lạc, sau khi phân tích các chứng cứ thể hiện giao dịch của các bên trong hồ sơ vụ án, HĐXX đề nghị tiếp tục kê biên để đảm bảo thu hồi số tiề.n hơn 6.095 tỷ đồng Trương Mỹ Lan đã chuyển cho 2 công ty trên. Đồng thời, từ các chứng cứ trong vụ án, HĐXX đề nghị kê biên hơn 116 triệu cổ phần, chiếm 96% số cổ phần tại Công ty địa ốc Đông Á; kê biên hơn 69% cổ phần tại Satsco miền Nam, 49% cổ phần tại Satsco miền Bắc và 49% cổ phần tại Satsco Phú Quốc nhằm đảm bảo việc thu hồi tiề.n cho nghĩa vụ khắc phục hậu quả của Trương Mỹ Lan.
Về hành vi lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản thông qua việc phát hành trái phiếu khống trong giai đoạn 2 của vụ "đại án" trên, Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định cho đến khi khởi tố vụ án, có 35.824 bị hại là nhà đầu tư đang sở hữu 25 mã trái phiếu của 4 công ty trong hệ sinh thái của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, gồm các Công ty An Đông, Quang Thuận, Sunny World và Setra. Tổng số lượng trái phiếu khống do 4 công ty trên phát hành lên đến 308,6 triệu trái phiếu nhằm huy động vốn, chiếm đoạt số tiề.n hơn 30 nghìn tỷ đồng. Trong đó, các cơ quan tố tụng đã chứng minh, làm rõ là đến ngày khởi tố vụ án, Công ty An Đông còn dư nợ hơn 24.969 tỷ đồng của 30.738 nhà đầu tư (bị hại) nhưng không có khả năng thanh toán do đã sử dụng số tiề.n trên không đúng mục đích phát hành. Công ty Sunny Word còn dư nợ 1.612 tỷ đồng của 6 nhà đầu tư nhưng không có khả năng thanh toán; Công ty Quang Thuận còn dư nợ 1.500 tỷ đồng của 2.649 bị hại nhưng không còn khả năng thanh toán và Công ty Setra còn dư nợ 2.000 tỷ đồng của 2.431 bị hại nhưng mất khả năng chi trả.
Nhằm bảo đảm quyền lợi cho số bị hại rất lớn trên, trong quá trình điều tra vụ án, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã nhiều lần ra thông báo tìm bị hại và ra các quyết định điều tra gửi đến Cơ quan CSĐT Công an 58 tỉnh, thành phố trên cả nước để lấy lờ.i kha.i của toàn bộ các bị hại và làm rõ yêu cầu của họ. Do sồ tiề.n thu giữ của các đối tượng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử chỉ ở mức hơn 408 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với thiệt hại Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã gây ra, nên Cơ quan CSĐT đã phong tỏa ngay 79 tài khoản của Trương Mỹ Lan và các đồng phạm với tổng số tiề.n hơn 92 tỷ đồng. Tiến hành ngăn chặn giao dịch đối với 205 tài khoản thanh toán, số tiết kiệm, tài khoản chứng khoán của các bị can và pháp nhân liên quan với tổng số tiề.n hơn 824 tỷ đồng và 261 nghìn USD. Đồng thời kê biên, ngăn chặn giao dịch với nhiều tài sản là cổ phần, phần vốn góp liên quan đến Trương Mỹ Lan và các bị can tại một loạt các công ty cùng nhiều nhà, đất liên quan đến Trương Mỹ Lan và các đồng phạm.
Bà Trương Mỹ Lan: Chỉ cần bán 10% tài sản đã thu được 500.000 tỷ đồng Tại phiên tòa, bà Trương Mỹ Lan cho rằng công ty định giá tài sản trong vụ án đã định giá chưa chính xác. Chỉ cần 10% tài sản là bất động sản đã thu được 500 ngàn tỷ đồng. Ngày 5/11, phiên xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm tiếp tục phần xét hỏi của các luật sư. Trả...