Con cá đẹp lộng lẫy này hóa ra đang là một thảm họa sinh thái rất nguy hiểm với toàn Đại Tây Dương
Nhưng vẫn có một cách đơn giản để chặn đứng sự gây hại của chúng là… cho lên đĩa!
Cá sư tử (Lionfish) là một loài cá có vây gai độc, sống tại vùng biển nhiệt đới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tuy nhiên vì sở hữu ngoại hình bắt mắt, chúng “mê hoặc” người chơi cá cảnh. Họ đưa chúng lên tàu thuyền, máy bay đáp xuống Đại Tây Dương.
Khí hậu nơi đây ấm áp thích hợp cho “sinh con đẻ cái”, cá sư tử nhanh chóng mở rộng quân số và trở thành thảm họa sinh thái.
Đẹp nhất thế giới sinh vật biển
Nếu là người yêu cá cảnh, bạn sẽ chẳng thể nào thoát khỏi sự quyến rũ vô hạn từ bề ngoài diễm lệ của cá sư tử. Với bộ vây dài xòe rộng ra tứ phía đầy màu sắc, chúng đích thực là “hoa hậu” của thế giới đại dương.
Không chỉ bộ vây mà toàn bộ cơ thể cá sư tử đều là kiệt tác. Trên cái đầu của bộ mặt nhìn như… sầu hết phần thiên hạ là cặp xúc tu hốc mắt độc đáo. Mỗi một loài cá sư tử lại có một kiểu “râu mắt” khác nhau. Các nhà khoa học cho rằng, chúng vừa có tác dụng làm mồi giả đánh lừa con mồi, vừa là công cụ thu hút bạn khác giới.
Trên khắp cơ thể của cá sư tử là các lằn sọc sặc sỡ, có nhiều màu từ đỏ, đen, nâu đến cam, vàng, trắng. Với chiều dài từ 5-45cm, cân nặng trên dưới 1kg và vũ điệu tán tỉnh phức tạp, chúng hệt như những vũ công kỳ tài dưới nước, phô diễn vẻ đẹp khó bì.
Ăn như hạm và đẻ siêu nhiều
Có tổng cộng 12 loài cá sư tử, tuổi thọ dao động từ khoảng 5-15 năm. Khác với vẻ ngoài xinh như tiên và cặp môi bĩu sâu đầy buồn bã, chúng là “sát thủ” tàn độc hàng đầu.
Thức ăn của cá sư tử là cá nhỏ (cá con hoặc cá kích thước nhỏ), động vật không xương sống và thân mềm. Chúng bơi lội rất thong thả, chậm như đứng yên nhưng tốc độ đớp mồi thì nhanh đến mức mắt thường không nhìn kịp.
Con cá đẹp lộng lẫy này hóa ra đang là một thảm họa sinh thái rất nguy hiểm với toàn Đại Tây Dương
Mỗi một lần đến lứa, cá sư tử cái lại hình thành hai cụm trứng có thể gồm 15.000 quả trứng. Chúng cũng sinh sản quanh năm nên thành ra “con đàn cháu đống” siêu nhanh.
Vây gai lưng có độc, không thể bị săn
Tính ra, cá sư tử chỉ mới có mặt ở biển Đại Tây Dương và Caribean từ năm 1990, do những người thích chơi cá cảnh chán chơi đem thả xuống biển. Thế nhưng chỉ sau khoảng 10 năm, chúng đã đủ đông để trở thành thảm họa.
Trên khắp các rạn san hô của Đại Tây Dương, cá sư tử điên cuồng tàn sát và sinh đẻ. Nhờ bộ vây gai lưng siêu dài có độc, chúng an toàn khỏi tất thảy các sinh vật biển ăn thịt khác.
Thảm hơn cả là các loài cá ở biển Đại Tây Dương không hề được chuẩn bị để đối phó với “kẻ thảm sát” này. Thế nên mớ cá con chỉ đơn giản là miếng ngon bày sẵn. Một khi chúng đã bị diết trước khi kịp “thành niên”, sự suy giảm quần thể là không thể tránh.
Chỉ khoảng 20 năm sau ngày cá sư tử xuất hiện ở Đại Tây Dương, người ta ước tính sự đa dạng sinh vật biển đã giảm tới 80%.
Nhưng vẫn bị con người… cho lên đĩa làm món ngon
Không thể để mặc cá sư tử hoành hành, các ủy ban bảo tồn sinh vật biển bắt đầu hành động. Tại Florida (Mỹ), Ủy ban Bảo tồn Cá và Động vật Hoang dã (Fish and Wildlife Conservation Commission) “mạnh tay” trả hẳn 5.000 dollar/25 con (khoảng 116 triệu vnđ) cho ngư dân đánh bắt cá sư tử.
Các nhóm bảo tồn khác và nhiều cửa hàng lặn cũng nhiệt tình hợp tác, bằng cách tổ chức các giải đấu câu cá, hy vọng bắt diết được càng nhiều cá sư tử càng tốt.
Tuy nhiên, đa phần các cách này đều không mấy hiệu quả. Cá sư tử vốn đẻ dày và đẻ sai nên số lượng sớm được phục hồi.
Cá sư tử có độc, nên rất khó bắt
Cuối cùng, Cơ quan Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (National Oceanic and Atmospheric Administration) vào cuộc. “Nếu đã không thể diệt, vậy thì cứ việc ăn chúng thôi,” – họ hạ cú chót.
Kỳ thực, độc của cá sư tử không chỉ đáng ngại với các sinh vật biển mà với cả con người. Chỉ cần bị chúng đâm trúng bằng một gai vây lưng thôi cũng đủ đau đến muốn ngất. Mặc dù độc của cá sư tử không đến nỗi gây tử vong, nhưng vẫn gây khó thở, nôn mửa.
Tuy nhiên nếu loại bỏ mớ vây gai lưng hoặc trung hòa độc, cá sư tử lập trở thành món ngon. Các thớ thịt của chúng tương đối dày, màu trắng đẹp mắt và mùi vị thì thơm ngọt giống như thịt cá mú.
Không quản lý được thì chén!
Chiến dịch “Ăn bền vững, xơi cá sư tử” chào đời, vừa tiện bảo vệ hệ sinh thái lại vừa no bụng. Có không ít cách để chế biến cá sư tử, ví dụ như chiên, hầm, xào, vắt chanh, tẩm bột… Mặc dù hơi vất vả để bắt được chúng, nhưng với tiềm năng kinh tế và ẩm thực lớn, chuyện “dọn dẹp” loài xâm lấn gây hại này nhiều khả năng sẽ sớm hoàn thành.
Tham khảo Mnn
Theo Helino
Nhâm nhi đặc sản "gà biển" nức tiếng Nam Trung Bộ
Những ai lần đầu thấy cá tắc kè đều ngạc nhiên vì bề ngoài quá đỗi khác lạ, xấu xí, y hệt loài tắc kè sống trên cạn.
Nhưng bù lại, cá tắc kè được người dân ở vùng biển biết đến là loài cá có hương vị vô cùng đặc biệt, thơm ngọt như thịt gà đồng.
Cá tắc kè là loại cá sống ở vùng biển khá xa, cách bờ đến cả trăm hải lý. Da cá có màu đỏ hồng, hai vây cánh nằm dọc theo bên thân kéo dài đến tận đuôi. Do hình dáng phần đầu khá giống với con tắc kè sống ở trên cạn nên ngư dân quen gọi là cá tắc kè hay cá kè.
Cận cảnh hình dáng kỳ lạ của cá tắc kè.
Ở Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận, Nha Trang,... cá tắc kè được đánh bắt khá nhiều. Việc đánh bắt cá tắc kè diễn ra quanh năm bằng các hình thức chủ yếu là lưới giã cào, lưới mùng hoặc dùng đoọc để lặn và đâm.... Đặc biệt, vào mùa mưa lũ, biển động (từ tháng 10-12 âm lịch) thì cá tắc kè vào sát các rạng đá gần bờ đảo để sống và sinh đẻ.
Xưa kia, do hình thù xấu xí đến gớm ghiếc, hơn nữa phần thịt của cá tắc kè chỉ chiếm khoảng 1/3 trọng lượng cơ thể nên chẳng mấy ai để ý. Loại cá này chỉ được người dân và các cơ sở chế biến mua về để làm thức ăn cho gia súc. Bỗng dưng mấy năm gần đây, sau khi biết cách chế biến và thưởng thức đúng "chuẩn" thì nhiều người mới nhận ra hương vị thơm ngon "thượng hạng" của loài cá này.
Cá tắc kè được đánh bắt ở một số vùng biển thuộc Nam Trung Bộ.
Cá tắc kè cũng như một số loại cá biển khác, có thể chế biến thành nhiều món. Nhưng chỉ có đem nướng trên than củi thì món ăn mới thực sự là "số một". Chính vì hương thơm đặc trưng, vị ngon ngọt khó có cá nào sánh bằng nên ngư dân Quảng Ngãi mới có câu:
"Cá thu, cá trích, cá mè...
Im re khi gặp tắc kè nướng than".
Cá đem về không cần đánh vảy, chặt bỏ vây, đuôi hay tẩm ướp bất kỳ loại gia vị nào, chỉ cần rửa sạch là có thể đặt trực tiếp lên bếp than. Khi mới đưa vào bếp, lớp da cá vẫn còn mướt. Chỉ mươi phút sau, lớp da đỏ chuyển sang màu nâu đen, cũng là lúc mùi thơm bốc lên ngây ngất.
Cá tắc kè nướng là món ăn hấp dẫn thực khách nhất.
Khi ăn cá tắc kè chỉ cần gạt bỏ lớp da, vảy bên ngoài thì phần thịt cá màu trắng đục sẽ lộ ra. Vị ngọt, ngon và mùi thơm đến "điếc" mũi của món ăn sẽ khiến thực khách "thích mê". Thịt cá tắc kè ngon đến độ còn mang lại cho người thưởng thức cảm giác tựa như khi ăn thịt gà đồng. Vì thế loài cá này còn được nhiều người gọi tên là đặc sản "gà biển".
Món cá tắc kè nướng luôn đi cùng rau răm. Để cho món ăn chuẩn vị hơn thì không thể thiếu chén muối ớt dùng kèm. Muối phải là muối hạt sống giã với ớt xanh và thêm một chút bột ngọt thì mới ngon.
Nhiều thực khách sành ăn cho rằng, người biết thưởng thức cá tắc kè nướng thì không ai dùng tới đũa. Chỉ cần dùng tay không tách đầu cá, từ từ lôi ra bộ lòng nóng hổi, chấm nhẹ vào chén muối ớt là có thể tận hưởng vị bùi bùi, béo ngậy và đăng đắng từ tim, gan, mật cá tiết ra, thấm từ đầu lưỡi đến khắp vòm họng và mãi mê mẩn, vấn vương.
Thịt cá tắc kè ngon và ngọt không kém thịt gà đồng.
Những hôm vào mùa mưa, trong mâm cơm người Nam Trung Bộ thế nào cũng có món cá tắc kè dầm với nước mắm ngon ăn kèm rau sống. Ngoài ra, người dân vùng biển Ninh Thuận thường đãi khách du lịch món cá tắc kè hấp. Món này có vẻ phức tạp hơn khi phải chế biến cùng nhiều nguyên liệu như thịt băm, nấm mèo... Cá tắc kè hấp khi ăn cuốn cùng bánh tráng, các loại rau xanh, chuối chát, khế, chấm với nước mắm tỏi ớt.
Nếu có dịp ghé thăm một làng chài nào đó ở Nam Trung Bộ, thi thoảng bạn sẽ bất chợt ngửi thấy một hương thơm nhè nhẹ nhè, thoang thoảng hòa quyện trong gió. Hương thơm ấy vừa mặn mà vị biển, vừa thấm đẫm vị ngọt ngào của quê hương. Và cứ thế, du khách sẽ dần bị "dẫn dụ" đến mức mê mẩn hương vị đặc trưng của món cá dân dã này.
Theo Dân trí
Mát trời mẹ làm ngay món bánh trôi khoai lang thơm ngọt cho bé Món bánh trôi khoai lang ngọt thơm, lạ miệng sẽ khiến bé thích mê cho mà xem. Khoai lang là thực phẩm phổ biến, dễ tìm. Ăn khoai lang thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ. Vì thế bên cạnh chiên, nướng, hãy thử ngay món bánh trôi khoai lang độc đáo để "dụ" bé ăn nhiều hơn nhé. Nguyên...