Con ‘bỗng dưng ghét mẹ’ vì sinh thêm em
Tôi bàng hoàng khi thấy con thốt lên rằng: con ghét mẹ lắm, con ghét cả em bé của mẹ vì lúc nào mẹ cũng chỉ có quanh quẩn với em bé thôi.
Sau khi đưa con gái từ phòng Tham vấn tâm lý trở về mà lòng tôi tê tái. 29 tuổi lập gia đình, mãi 2 năm sau tôi mới sinh bé Na. Con rất bụ bẫm và đáng yêu, là niềm hạnh phúc của cả 2 vợ chồng tôi. Trong suốt quá trình nuôi dạy con từ lúc con còn nhỏ cho đến khi vào lớp 1, tôi luôn là một bà mẹ chỉn chu, hết lòng chăm sóc con theo đúng mô típ của một bà mẹ trẻ hiện đại, năng động.
Tôi hiện là giảng viên ở một trường đại học ngoại ngữ, cách chăm sóc con của tôi cũng “cởi mở” và tiến bộ hơn với thế hệ các mẹ, các bà trước đó. Bản thân chồng tôi là cán bộ sở thuế hay phải đi công tác xa nhà nhưng hoàn toàn yên tâm về việc nuôi dạy con, chăm lo việc nhà cửa của vợ.
Tôi vẫn luôn tự hào với bạn bè và họ hàng nội ngoại hai bên rằng có một cô công chúa tuyệt vời. Tất cả tình yêu và mối bận tâm của tôi lúc nào cũng chỉ dành cho con nên mãi sau này tôi vẫn chưa muốn sinh bé thứ 2 mặc dù ai cũng hối thúc bảo ” tranh thủ đi thôi”. Bé Na giờ lớn rồi, vợ chồng tôi cũng ngày một nhiều tuổi hơn, kinh tế thì không phải bận tâm như nhiều gia đình khác thì chần chừ gì mà không sinh thêm để bé Na có chị có em.
Tôi giành hết tâm trí và tình cảm của mình cho con (Ảnh minh họa)
Biết là mọi người quan tâm, yêu thương mình thì giục giã như vậy nhưng bản thân tôi lại có quan điểm hạnh phúc gia đình không phải là nhiều hay ít con mà quan trọng nuôi dưỡng con như thế nào cho tốt. Thêm nữa, khi bé Na vào lớp 1 thì tôi cũng bắt đầu học nghiên cứu sinh nên quỹ thời gian dành cho chuyện nhà cửa, con cái, thậm chí là phút làm đẹp của bản thân cũng trở nên eo hẹp vô cùng.
Có thể mọi người cho rằng tôi ích kỷ, muốn tiến thân này nọ nhưng thực lòng mà nói tôi cho rằng người phụ nữ cần phải phấn đấu khi còn có thể, tôi học đâu phải chỉ dành cho tôi, tôi học còn là để dạy con mình, để sau này con có thể tự hào về một người mẹ.
Khi Na được 8 tuổi tôi mới quyết đinh sinh bé thứ 2, đây chính là thời điểm tôi bắt đầu nhận thấy con gái có nhiều biểu hiện khác trước rất nhiều. Tôi chưa bao giờ gây sức ép cho con về chuyện học hành và luôn nói với con: con hãy khiến việc học của con thành một niềm vui, mẹ không cần con phải đạt thành tích cao, đứng đầu lớp… Và hơn cả mong đợi của tôi, Na luôn nằm trong top 5 của lớp nhưng giờ thì mọi chuyện khác hẳn.
Video đang HOT
Tôi không còn thấy con cần mẫn, chăm chỉ giải toán đố nâng cao, cũng không thấy con hào hứng với việc học nữa, con mất đi sự tập trung vốn có. Tôi nhìn con uể oải, mỏi mệt nên hỏi chuyện học hành ở lớp, chuyện bạn bè, xem con có khó ở trong người chỗ nào không, con trả lời mẹ bằng giọng cụt lủn và hờn dỗi: ” Con không sao hết, mẹ lo cho thằng Cún của mẹ ý”.
Tôi hoàn toàn bất ngờ trước phản ứng của bé Na, nhưng đúng lúc đó, con nhỏ lại khóc đòi sữa nên tôi lại tất tưởi chạy lại bế bồng. Một lần, hai lần như vậy và cho đến một hôm cô giáo gọi điện cho tôi thông báo “Na đánh bạn ở lớp”. Tôi đã bàng hoàng và sốc thực sự trước tin báo ấy, tôi lật đật gửi con lại rồi phi thẳng đến trường.
Nhìn bộ dạng của bé Na lúc đó tôi chỉ còn biết ôm chầm lấy con và khóc. Sau khi đưa con về nhà, tôi để cho con bình tĩnh rồi bắt đầu hỏi chuyện một cách nhẹ nhàng thì bé bắt đầu gầm hét lên, lấy tay đập phá đồ đạc xung quanh và khóc nấc. Tôi đã vô cùng sợ hãi vừa lao vào giữ chặt lấy con, vừa hô hoán mọi người trong nhà trợ giúp.
Sau nhiều lần cân nhắc tôi đã đưa con đến Phòng tham vấn trị liệu tâm lý. Tôi đã suýt ngất sau khi nghe những phân tích và chẩn đoán từ chuyên gia. Tôi hoàn toàn bất ngờ khi biết những chuyện con kể cho bác sĩ nghe.
Con bắt đầu lớn, tôi ý tứ để con nằm trong thay vì nằm giữa gần bố thì con buộc tội tôi cho rằng tôi ghét bỏ con, muốn tách con ra khỏi bố. Tôi nhờ dì đưa con đi chơi thì con bảo là tôi thù ghét con, muốn bỏ mặc con để ở nhà chơi với em bé. Tôi nói với con về việc không cần học giỏi, con lại nghĩ là tôi nói dối chứ thật ra tôi muốn con học giỏi để đi khoe khoang với mọi người vì tôi sĩ diện…. Và cuối cùng con thốt lên rằng: con ghét mẹ lắm, con ghét cả em bé của mẹ vì lúc nào mẹ cũng chỉ có quanh quẩn với em bé, chỉ nhìn con bằng nửa con mắt.
Tôi gần như ngất khi nghe kể lại những gì con nói với bác sĩ (Ảnh minh hoa)
Con đã được tham vấn điều trị được 4 buổi rồi, cũng có những dấu hiệu tiển triển hơn, nhưng thú thật với các mẹ, tôi vẫn thấy xót xa, đau đớn và cũng luôn thắc mắc tại sao con tôi lại trở thành một đứa trẻ luôn có những suy nghĩ tiêu cực như vậy. Tôi đã ngồi khóc thầm không biết bao lần, tự vấn chính bản thân mình đã cư xử sai lầm ở đâu để khiến con tôi ra nông nỗi này.
Tôi biết, với sự hỗ trợ, động viên của tôi và mọi người trong gia đình thì con cũng sớm ổn định nhưng con đã gần 10 tuổi rồi, con không phải còn quá nhỏ để quên đi tất cả mọi chuyện đã xảy ra, liệu rằng đây có phải là vết sẹo lòng để tạo nên khoảng cách giữa hai mẹ con tôi sau này? Tôi đã rất đắn đo và quyết định viết ra những dòng này để tâm sự cùng các mẹ, mong các mẹ có thể chia sẻ và cho tôi lời khuyên.
Theo Khampha
5 cách chăm con sai lầm mà nhiều mẹ Việt đang mắc phải
Nhiều mẹ Việt đang gặp phải sai lầm khi chăm sóc con do học hỏi kinh nghiệm của các thế hệ đi trước. Hãy là người mẹ thông thái để lựa chọn những biện pháp chăm con khoa học, và tránh các sai lầm thường gặp sau nhé!
Ở các gia đình Việt, chuyện 2,3 thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau vẫn là truyền thống lâu đời. Chính vì vậy, khi một em bé mới chào đời, thường cả gia đình, bao gồm ông bà, và họ hàng đều háo hức tham gia vào chuyện nuôi dạy con cùng với bố mẹ. Mặc dù chúng ta đều hiểu người gia có rất nhiều kinh nghiệm trong chuyện chăm con nhưng ngoài việc phải biết ơn và học hỏi, các bà mẹ Việt hiện đại cũng cần là một người mẹ thông thái, biết gạt bỏ những thói quen chăm bé đã trở nên lỗi thời.
1. "Khủng bố" ăn bằng cách cho uống nước liên tục
Nhiều cha mẹ có thói quen cho bé ăn một thìa cháo một thìa nước để con ăn cho nhanh, tránh tình trạng ngậm thức ăn trong miệng. Thói quen này vô hình chung sẽ hình thành thói quen quán tính cho trẻ là cứ cần có nước mới nuốt trôi được thức ăn, không thiết lập được phản xạ nhai nuốt. Ngoài ra, thức ăn nguyên miếng chưa được nhai nghiền đã trôi tuột theo nước xuống dạ dày sẽ gây quá tải cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.
Nói về mặt tai nạn có thể xảy ra, trong một số trường hợp, phương pháp này rất dễ khiến thực phẩm nguyên miếng xâm nhập vào khí quản gây tắc nghẹn đường thở.
2. Nhá cơm cho con để dễ tiêu hóa hơn
Tất cả chúng ta đều biết thế hệ của những bà mẹ 7x, 8x bây giờ đều lớn lên từ những bát cơm nhá. Chúng ta vẫn khỏe mạnh, khôn lớn như ai. Thế hệ ông bà ta cho rằng sử dụng miệng để nhá thức ăn sẽ khiến thức ăn mềm, ngấm dịch nước bọt sẽ khiến cơm ngọt hơn, dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, phương pháp này cần được loại bỏ ngay tức khắc.
Giống như người lớn, thức ăn vào vòm miệng trẻ, trải qua cắt, nhai, nghiền, dưới sự nhào trộn của lưỡi hỗn hợp với nước bọt, thức ăn sẽ mềm, trẻ dễ nuốt. Men trong nước bọt phân giải tinh bột trong thức ăn thành đường, có lợi cho việc hấp thụ tiêu hóa ở bước tiếp theo. Cử động nhai trong vòm miệng trẻ sẽ kích thích vị giác, khứu giác do thức ăn trong miệng dẫn tới, có thể tăng cường muốn ăn, thúc đẩy công năng tiêu hóa của dạ dày và kích thích tiết nước bọt, rèn luyện hàm răng, răng và cơ nhai là một loại hoạt động rất hữu ích.
Còn nếu người lớn lại "nhá" rồi mới đút cho trẻ, trẻ chỉ việc nuốt thì quả thật đã tước đi cơ hội nhai của trẻ, làm giảm tiết nước bọt và khiến cho cơ nhai và răng không còn cơ hội rèn luyện. Lâu dần, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự ăn uống và công năng tiêu hóa của trẻ.
Hơn nữa, trong miệng của người, vì nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, cộng với nước bọt và cặn bã thức ăn là điều kiện tốt cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Trẻ thơ cơ chế miễn dịch vẫn chưa được hoàn thiện, sức đề kháng yếu, nếu ăn thức ăn đã nhào trộn trong miệng người lớn, vi trùng sẽ dễ dàng theo vào.
3. Mẹ bị cảm lạnh không được cho con bú
Cảm lạnh chỉ là bệnh vặt, nhưng vì đã trót mang chứ "bệnh" nên nhiều bà, nhiều chị ngày xưa vẫn cấm các bà mẹ trẻ không được cho con bú vì sợ lây nhiễm cho em bé. Trong thực tế, lý do này là không chính xác. Cảm lạnh thông thường sẽ lây do các nguyên nhân nhiễm trùng đường hô hấp và thường không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Mẹ hoàn toàn có thể bắt sữa mẹ cho con ti bình hoặc khi cho bé bú trực tiếp thì đẹo khẩu trang để phòng lây truyền là được. Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
4. Véo mũi cho mũi con... cao lên
Ngày xưa các cụ hay có thói quen véo mũi trẻ nhỏ với quan niệm mũi tẹt véo nhiều cũng thành...cao. Thậm chí nhiều cô gái ngày nay cũng cho rằng có một phương pháp thẩm mỹ mũi tự nhiên bằng cách dùng kẹp để kẹp cho mũi cao lên. Điều này rõ ràng không hề khoa học.
Trong thực tế, niêm mạc mũi của em bé là mỏng manh, chứa rất nhiều mạch máu. Nếu mũi bị chèn ép lâu ngày có thể làm hỏng niêm mạc và mạch máu, làm giảm khả năng bảo vệ của mũi khiến những vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập đưởng thở, gây nên viêm mũi dị ứng cho bé.
5. Cạo trọc đầu liên tục để con mát và tóc mọc dài hơn
Rất nhiều cha mẹ cho rằng khi còn nhỏ cần phải liên tục cạo trọc đầu cho con thì sau tóc bé mọc lại mới dày và dài. Mặt khác mùa hè trời nóng nực, việc cạo trọc còn giúp bé mát mẻ hơn. Trong thực tế, việc cắt tóc cho trẻ đúng là có tác dụng giúp tóc mọc dài hơn, tuy nhiên không cần thiết phải đến mức cạo trọc đầu của trẻ. Cạo trọc đầu trẻ sơ sinh để lại những tác động xấu ít ai ngờ tới. Da đầu trẻ mỏng, mềm nên việc cạo trọc dễ làm tổn hại đến da đầu trẻ và các mô nang lông, tạo điều kiện gây kích ứng da đầu và các vi khuẩn xâm nhập. Lớp tóc mỏng cũng là một màng bảo vệ da đầu bé khỏi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, chính vì vậy, cách chăm con đúng là mẹ không cạo trọc đầu cho bé sơ sinh mà chỉ thỉnh thoảng cắt tỉa lớp ngọn tóc.
Theo Vietnamnet
Chơi đồ chơi 'rẻ tiền' con tôi vẫn thông minh Tôi chưa bao giờ phải bỏ ra đến vài trăm nghìn chỉ đề mua đồ chơi thông minh rồi "ngồi chờ" con tự thành thần đồng. Đọc xong bài viết Bực mình với quà trung thu bà mua cho cháu tôi thật sự thất vọng với suy nghĩ nông nổi nhất thời của một số bà mẹ trẻ bây giờ. Tôi không phủ...