Cơn bĩ cực của cổ phiếu FTM: Lo rủi ro nợ xấu?

Theo dõi VGT trên

Theo chuyên gia, điều quan trọng là phải xem phía ngân hàng đã có động thái cắt lỗ hay chưa; họ có làm đúng các quy trình hay không.

Qua 26 phiên giảm sàn liên tiếp, cổ phiếu FTM bị mất hơn 80% thị giá khiến các chủ nợ của doanh nghiệp này lo sốt vó, trong đó có cả ngân hàng. Khẳng định rủi ro trong cho vay là chuyện bình thường, song chuyên gia kinh tế – tài chính Trịnh Đoàn Tuấn Linh cũng đặt ra những nghi vấn về điểm bất thường trong vụ việc này.

PV: - Những lùm xùm liên quan tới sự việc cổ phiếu FTM của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Fortex) đã trải qua 26 phiên giao dịch giảm sàn liên tục từ mức giá 22.000 đồng/cổ phiếu phiên 15/8/2019 xuống 3.710 đồng/cổ phiếu phiên 20/9, tương đương với việc mất hơn 80% thị giá đang khiến giới đầu tư đặt nhiều dấu hỏi.

Đáng chú ý, trong những doanh nghiệp bị thiệt hại liên quan đến việc cổ phiếu FTA giảm sàn có Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV) chi nhánh Bắc Hà Nội. Không chỉ là chủ nợ lớn nhất của FTM (386,5 tỷ đồng, tính đến ngày 30/6/2019), BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội còn là đối tác tín dụng của các lãnh đạo FTM.

Cha con ông Lê Mạnh Thường, cựu Chủ tịch HĐQT FTM từng thế chấp cho BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội cổ phiếu FTM/vốn góp tại FTM, đồng nghĩa giá trị số cổ phiếu thế chấp tại BIDV nói trên cũng giảm sâu. Nguy cơ ngân hàng gánh nợ xấu từ sự việc này đã được đặt ra. Ông bình luận như thế nào về trường hợp này? Theo ông, đây có phải là trường hợp cá biệt?

Ông Trịnh Đoàn Tuấn Linh: – Câu chuyện ngân hàng nhận tài sản đảm bảo, cho vay mà xảy ra rủi ro là bình thường vì mỗi ngân hàng thương mại đều có những quy trình bảo vệ rất chặt chẽ đối với tất cả các loại tài sản và các loại hình cho vay.

Đối với cầm cố cổ phiếu có hai dạng. Một là cầm cố để đầu tư, theo đó, ngân hàng thương mại sẽ liên kết với các công ty chứng khoán dựa vào tính thanh khoản của từng cổ phiếu từ đó ấn định tỷ lệ cho vay là bao nhiêu. Với tỷ lệ cho vay cầm cố cổ phiếu như thế thì ngân hàng sẽ thu hồi vốn bằng cách bán cổ phiếu, có nghĩa nguồn thu là từ chính cổ phiếu đó luôn.

Hai là, cổ phiếu được dùng làm tài sản đảm bảo cho một khoản vay, thay vì dùng đất đai, nhà xưởng… Mỗi ngân hàng đều có quy trình định giá cổ phiếu như thế nào, danh mục các cổ phiếu nào được cầm cố, cổ phiếu nào không được cầm cố…

Trong trường hợp của FTM, vấn đề đặt ra là: BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội đã làm đúng hay làm sai? Nếu làm đúng thì xảy ra rủi ro trong cấp tín dụng là bình thường.
Tuy nhiên, khi cổ phiếu FTM giảm sàn hàng chục phiên liên tiếp, ngân hàng đã có động thái hay biện pháp gì để xử lý chưa?

Thông thường, khi quản trị rủi ro đối với tài sản đảm bảo là cổ phiếu, nếu thấy những dấu hiệu bất thường khiến giá cổ phiếu giảm sâu liên tiếp thì ngân hàng sẽ có nhiều biện pháp can thiệp. Điều quan trọng là phải xem phía ngân hàng đã có động thái cắt lỗ hay chưa; họ có làm đúng các quy trình hay không. Nếu làm đúng quy trình rồi mà rủi ro vẫn xảy ra thì có nghĩa quy trình đó có vấn đề hoặc cách tổ chức, vận hành trong quy trình đó có vấn đề.

Cơn bĩ cực của cổ phiếu FTM: Lo rủi ro nợ xấu? - Hình 1

Chuyên gia kinh tế – tài chính Trịnh Đoàn Tuấn Linh

Thành thực mà nói, không riêng gì cổ phiếu, nếu ngân hàng nhận thế chấp tài sản khác thì vẫn có thể xảy ra rủi ro. Ví dụ, ngân hàng nhận thế chấp một miếng đất, lúc đầu miếng đất đó được định giá chừng 10 tỷ đồng, nhưng sau giảm xuống còn 3-4 tỷ đồng. Hay ngân hàng cho doanh nghiệp vay mua máy móc hàng trăm tỷ đồng, vài năm sau doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, dây chuyền đó trở nên cũ kỹ, khi bán bị mất giá… Những chuyện rủi ro trong cấp tín dụng như vậy vẫn thường xảy ra.

Ở đây, cổ phiếu là giấy tờ ghi nhận cổ phần của cá nhân ở trong một tổ chức. Khi tổ chức đó có vấn đề, cổ phiếu giảm giá thì phải chấp nhận rủi ro. Có điều kinh nghiệm cho thấy, những công ty có vốn hóa thị trường thấp mà chủ sở hữu nắm phần lớn lượng vốn trong đó thì dễ xảy ra hiện tượng làm giá. Người ta có thể dùng thủ thuật để đẩy giá giao dịch lên một thời gian dài. Trong khi đó, quy trình định giá của một số ngân hàng lại có phần máy móc, chẳng hạn ngân hàng nhìn vào một chu kỳ dao động dài rồi đưa ra một mức giá.

Rõ ràng, quy trình có thể không sai nhưng góc khuất đằng sau quy trình đó lại có những thứ mà người ta có thể lách luật hay làm thủ thuật.

PV: Thưa ông, việc cầm cố những giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu) là nghiệp vụ bình thường của ngân hàng. Thậm chí, đã xuất hiện việc ngân hàng thương mại mua trái phiếu của doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản. Thế nhưng trong bối cảnh thị trường chứng khoán còn non trẻ mà đã mở cửa rộng rãi cho nhà đầu tư ngoại, cùng sự xuất hiện của nhiều nhà đầu tư sành sỏi, những nguy cơ phải được lường trước như thế nào?

Theo quan sát của ông, hệ thống văn bản quản lý của chúng ta đã đầy đủ để ngăn chặn tối đa những rủi ro cho hệ thống tín dụng chưa?

Đối với trường hợp của FTM, nếu cổ phiếu của doanh nghiệp này không hãm đà lao dốc, nguy cơ cho ngân hàng thương mại gánh số nợ này như thế nào? Đây sẽ là nợ xấu ở nhóm nào?

Video đang HOT

Ông Trịnh Đoàn Tuấn Linh: – Những vấn đề câu hỏi đề cập thì luật pháp của Việt Nam đã có quy định cả. Không chỉ thị trường Việt Nam mà tất cả các thị trường trên thế giới, khi vận hành chưa được trơn tru, chưa phát triển mạnh thì cũng luôn có nhà đầu tư nọ, nhà đầu tư kia có vấn đề. Mọi cuộc chơi đều như vậy, đó là chuyện bình thường.

Về các công cụ quản lý trên thị trường chứng khoán hay các quy định đối với ngân hàng thương mại hiện nay đều tương đối đầy đủ. Dĩ nhiên, đâu đó ta thấy rằng dù pháp luật chặt chẽ đến đâu thì vẫn không tránh khỏi trường hợp người này, người kia, thay vì đi con đường đàng hoàng thì họ chọn cách đi nhanh hơn, rủi ro hơn. Những vụ rủi ro xảy ra ở Việt Nam thường có cái gì đó không được lành mạnh, có động cơ bên ngoài, còn người có kinh nghiệm, có tư duy làm ăn đàng hoàng thì khó xảy ra chuyện đó.

Trở lại với trường hợp cổ phiếu FTM, nếu không hãm được đà lao dốc thì khả năng là ngân hàng sẽ bị mất vốn.

Cũng cần hiểu rõ rằng, đối với cổ phiếu cầm cố, nguồn trả nợ của nợ không phải từ cổ phiếu mà là từ phương án vay. Nghĩa là cổ phiếu đó giảm hay không giảm chưa chắc đã ảnh hưởng tới khoản vay. Tài sản đảm bảo cho khoản vay chỉ là nguồn thu nợ sau phương án vay. Doanh nghiệp vay phải trình phương án kinh doanh, kinh doanh cái gì, có kinh doanh hay không, từ dòng vốn kinh doanh đó họ sẽ đưa về trả nợ, chỉ khi nào dòng vốn đó không hiệu quả thì mới lấy từ tài sản đảm bảo.

Trong trường hợp này, cổ phiếu chỉ là tài sản đảm bảo mà thôi. Rất nhiều doanh nghiệp tốt không cần tài sản đảm bảo, rủi ro chỉ xảy ra khi tất cả mọi thứ đều không tốt.

PV: - Một điều đáng lưu ý trong vụ việc của FTM là, một mặt các cổ đông chính của doanh nghiệp này cầm cố cổ phiếu tại ngân hàng, mặt khác bản thân doanh nghiệp này cũng cầm cố tài sản ở ngân hàng. Đây có được coi là nguy cơ kép hình thành nợ xấu hay không? Trong trường hợp này, lỗ hổng trong việc cho vay nằm ở đâu? Theo ông, có nên rà soát để phát hiện cách thức cho vay, tránh để xảy ra những hệ lụy xấu nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ?

Ông Trịnh Đoàn Tuấn Linh: – Như đã nói ở trên, tài sản đảm bảo chỉ là biện pháp đảm bảo tiền vay, không phải nguồn trả nợ đầu tiên. Nguồn trả nợ chính là số vốn mà doanh nghiệp vay ngân hàng để kinh doanh, khi kinh doanh có lãi thì số tiền ấy là nguồn trả nợ chính, chứ không phải tài sản đảm bảo. Chỉ lấy tài sản đảm bảo ra trả nợ khi việc kinh doanh thất bại và ngân hàng cực chẳng đã mới lấy tài sản đảm bảo để bù đắp số tiền cho vay nợ.

Cổ phiếu của doanh nghiệp có hai chủ sở hữu: một là cổ đông là cá nhân; hai là trong doanh nghiệp có những cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên, phần lớn cổ phiếu quỹ không được cầm cố mà cá nhân ông chủ doanh nghiệp cầm cố cổ phiếu của mình để đảm bảo cho khoản vay của doanh nghiệp hoặc cá nhân ông ta.

Ví dụ, một lãnh đạo doanh nghiệp có 5 triệu cổ phiếu, ông ta dùng 3 triệu cổ phiếu để đảm bảo cho khoản vay của công ty và dùng 2 triệu cổ phiếu để đảm bảo cho khoản vay của cá nhân mình. Cổ phiếu ở đây đơn thuần là tài sản đảm bảo cho khoản vay và nó có thể đảm bảo cho bất kỳ khoản vay nào nếu tổ chức tín dụng chấp nhận.

Về nguy cơ kép với nợ xấu như câu hỏi đề cập, như phân tích ở trên, về bản chất, đây là hai chủ thể khác nhau, công ty là một pháp nhân thì chịu trách nhiệm với vai trò pháp nhân, còn lãnh đạo FTM với vai trò là cổ đông thì chịu trách nhiệm với vai trò cổ đông; nếu vị lãnh đạo ấy vay với vai trò cá nhân thì ông ta là một chủ thể cá nhân khác. Cho nên đây là hai quan hệ dân sự khác nhau hoàn toàn.

Cơn bĩ cực của cổ phiếu FTM: Lo rủi ro nợ xấu? - Hình 2

Lịch sử giá cổ phiếu FTM. Ảnh: VNDS

Ví dụ, khi công ty vay tiền, cho dù ông A là giám đốc ký tên nhưng việc ký tên đó mang tư cách đại diện cho pháp nhân là công ty. Còn đối với cá nhân ông A là cổ đông công ty thì quyền và trách nhiệm đối với cổ đông lại được điều chỉnh theo các quy định trong Luật Doanh nghiệp.

Vì lẽ đó, ông A vừa ký với tư cách cá nhân vay vừa đại diện cho công ty ký thì vẫn chấp nhận được vì đó là hai quan hệ khác nhau.

Đó là nguyên tắc, còn những lo ngại của dư luận là điều dễ hiểu vì ở Việt Nam, ranh giới giữa cá nhân và doanh nghiệp đôi khi rất mong manh, nhưng cũng không phải vì thế mà nhập nhèm về trách nhiệm. Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, doanh nghiệp phải chịu. Ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp phá sản nhưng chủ doanh nghiệp vẫn không hề hấn gì.

Câu chuyện đó cho thấy, luật của ta có nhiều biện pháp nhưng nhiều cái chưa đến nơi đến chốn hoặc nguồn lực của chúng ta có giới hạn nên không kiểm soát được.

Ví dụ, nhiều người lập công ty TNHH đáng lý ra họ chịu trách nhiệm với phần vốn của mình trong công ty, tuy nhiên một số chủ doanh nghiệp chi phối cả công ty. Thế nên, hiện tượng phổ biến ở Việt Nam là chủ công ty – cổ đông thì lời, còn công ty thì lỗ. Người ta đã tìm cách chuyển dòng tiền ra, công ty lỗ thì đã có pháp nhân chịu trách nhiệm. Còn ngân hàng cũng phải chịu vì cho công ty vay, khi công ty phá sản thì công ty ấy có tài sản gì bán thanh lý được thì bán, ngân hàng lấy được gì thì lấy, chủ công ty ôm tiền lập công ty khác là chuyện bình thường. Những gì gọi là trách nhiệm của người đó với công ty, họ làm gì sai thì sẽ xử lý theo hành vi.

PV: – Chắc hẳn cách thức thế chấp vay như của FTM hay việc cầm cố giấy tờ có giá cho ngân hàng là một điều phổ biến ở các nền kinh tế phát triển. Vậy họ phòng ngừa rủi ro của loại hình cho vay này như thế nào? Việt Nam có học tập được kinh nghiệm của họ hay không và vì sao?

Ông Trịnh Đoàn Tuấn Linh: – Cổ phiếu cũng là một loại tài sản, nó có những quy luận vận hành của tài sản, có lên giá, giảm giá. Thông thường, ở Việt Nam, ít ngân hàng cho vay cầm cố cổ phiếu và chỉ cho vay cầm cố cổ phiếu khi ngân hàng chắc chắn đó là những doanh nghiệp mà họ tin tưởng, đồng thời những cổ phiếu kia ngân hàng cũng chỉ cầm cố tạm thời mà thôi. Khi giao dịch xảy ra chuyện gì, giá trị của cổ phiếu chỉ là một tờ giấy nên ngân hàng cực kỳ cẩn thận với việc cho vay cầm cố cổ phiếu. Chỉ có điều ở Việt Nam thường xảy ra rủi ro ở chỗ, người ta biết nhưng vẫn cứ làm.

Bản thân chúng tôi làm trong ngành ngân hàng, khi nghe đến cổ phiếu là không muốn cầm, chỉ khi nào tình trạng doanh nghiệp quá tốt, cổ phiếu của doanh nghiệp giống như là tín chấp, cầm thêm để lấy niềm tin.

Đối với trái phiếu, ngân hàng cũng thường chỉ cầm trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp lớn, còn doanh nghiệp vừa và nhỏ thì ngân hàng khá ngại, có chăng chỉ cầm ngắn hạn.

Về các công cụ kiểm soát rủi ro khi cho vay cầm cố giấy tờ có giá, Việt Nam có khá đầy đủ và cũng tương tự như thế giới: có danh mục đầu tư, có quy trình, phần mềm theo dõi hàng ngày, hàng giờ… Có điều, đối với các nước trên thế giới, thông tin đầy đủ và minh bạch hơn, công cụ kiểm soát rủi ro và kiểm soát những hành vi sai trái trên thế giới làm chặt hơn Việt Nam.

Dĩ nhiên, kể cả khi có đầy đủ công cụ kiểm soát rủi ro, khả năng mất vốn của ngân hàng vẫn có thể xảy ra. Nhưng theo quan sát, những vụ việc rủi ro thường xảy ra ở các ngân hàng nhà nước, ngân hàng nhỏ – các cổ đông “quay đi quay lại” với nhau. Còn thông thường, như đã khẳng định, dù quy trình cầm cố cổ phiếu rất chặt chẽ thì ngân hàng thương mại vẫn rất e ngại.

PV: Trở lại với trường hợp của FTM, theo ông, phía quản lý nhà nước, mà cụ thể là Ngân hàng Nhà nước nên có phản ứng như thế nào để thể hiện vai trò quản lý của mình, đảm bảo hệ thống tín dụng phát triển ổn định và bền vững?

Ông Trịnh Đoàn Tuấn Linh: – Ngân hàng thương mại liên quan tới vụ việc của FTM vẫn là một trong những ngân hàng có vốn nhà nước lớn nhất, do đó khi xảy ra rủi ro chắc chắn ngân hàng còn nhiều biện pháp khác nữa: xuống thanh tra cụ thể quy trình, tìm ra cái sai, từ cái sai đó quy trách nhiệm từng người. Còn vấn đề cảnh báo thì vẫn làm như lâu nay: tăng cường thanh tra, giám sát, sau đó, ra công văn cảnh báo.

Mọi cảnh báo của Ngân hàng Nhà nước giống như chúng ta đặt biển báo giao thông, ai chạy ẩu thì vẫn dễ gặp tai nạn. Các ngân hàng thương mại khi làm ăn đã phải tự lo trước, nếu xảy ra rủi ro là do có lỗ hổng trong chuyện tự lo của ngân hàng đó.

Thành Luân

Theo Baodatviet.vn

BIDV và khoản nợ khả năng mất vốn 10.000 tỷ đồng

BIDV là 1 trong 4 NHTM có vốn nhà nước quy mô lớn trong hệ thống NH Việt Nam. Song NH lớn gắn liền với khách hàng lớn nên rủi ro cũng lớn. Điều này thể hiện qua những số liệu liên quan đến nợ xấu của NH trong thời gian qua và hiện đã tăng lên hơn 10.000 tỷ đồng nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).

BIDV và khoản nợ khả năng mất vốn 10.000 tỷ đồng - Hình 1

Giao dịch tại BIDV.

Dự phòng rủi ro ăn mòn lợi nhuận

Năm 2018, huy động vốn của BIDV tăng 9%, dư nợ tín dụng và đầu tư tăng 7,2%, nhưng tỷ lệ nợ xấu riêng NH là 1,8% và lợi nhuận trước thuế đạt 9.473 tỷ đồng. Năm 2019, NH này đặt mục tiêu tín dụng tăng trưởng 12% trong giới hạn được NHNN giao, huy động vốn tăng trưởng 11%, tỷ lệ nợ xấu dưới 2%, lợi nhuận trước thuế hợp nhất dự kiến đạt 10.300 tỷ đồng.

Để thực hiện mục tiêu trên, nhà băng này định hướng năm 2019 sẽ cấu trúc lại toàn diện hoạt động đầu tư tại các công ty con, công ty liên doanh, liên kết và các đơn vị ở nước ngoài nhằm mục tiêu bảo toàn vốn.

Cụ thể, NH sẽ tập trung rà soát và đánh giá tính hiệu quả của từng khoản đầu tư/danh mục đầu tư để ra quyết định duy trì, tăng/giảm hay thoái vốn và tập trung thoái vốn toàn bộ các khoản đầu tư tài chính ngoài ngành không hiệu quả.

Bên cạnh đó, BIDV cũng đặt mục tiêu quyết liệt triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu, tăng cường các biện pháp thu hồi các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu tồn đọng, nợ xấu đã bán cho VAMC, phấn đấu mua lại trước hạn toàn bộ trái phiếu VAMC trong năm 2019.

Tuy nhiên, kết thúc quý II-2019, NH lại ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 4.772 tỷ đồng, thấp hơn một số NHTMCP như Techcombank (5.018 tỷ đồng) và MB (4.875 tỷ đồng). Theo báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ đã được soát xét, tổng thu nhập hoạt động của BIDV trong 6 tháng đầu năm đạt 22.670 tỷ đồng, trong đó thu nhập lãi thuần chiếm 17.646 tỷ đồng, thu nhập dịch vụ chiếm 1.968 tỷ đồng, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối tăng mạnh so với kỳ trước, đạt 734,6 tỷ đồng...

Sau khi trừ chi phí hoạt động 7.216 tỷ đồng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 3% so với kỳ trước, đạt 15.454 tỷ đồng.

Nếu chỉ xét trên tổng thu nhập hoạt động, nửa đầu năm nay, BIDV đã đạt được kết quả rất khả quan, chỉ đứng sau Vietcombank (23.071 tỷ đồng). Tuy nhiên, tại Vietcombank, chi phí hoạt động 8.451 tỷ đồng, trích lập dự phòng rủi ro chỉ 3.316 tỷ đồng đã giữ cho lợi nhuận trước thuế ở mức rất cao 11.303 tỷ đồng.

Trong khi đó, BIDV đã phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đến 10.745 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Điều này khiến tổng lợi nhuận trước thuế chỉ đạt khoảng 45% kế hoạch năm, giảm 5,2% so với cùng kỳ. Lãi sau thuế giảm 5,8% còn 3.770 tỷ đồng.


Áp lực còn rất lớn

Với con số hơn 10.000 tỷ đồng nợ nhóm 5 nằm trên báo cáo tài chính, BIDV phải trích lập dự phòng rủi ro 100%. Nợ nhóm 5 càng lớn, trích lập dự phòng rủi ro càng nhiều, sẽ ảnh hưởng giảm lợi nhuận của NH.

Với chi phí dự phòng rủi ro tín dụng như trên, BIDV là NH có lượng trích lập dự phòng rủi ro lớn nhất trong số các NHTM đã công bố báo tài chính 6 tháng. Cùng với đó, nhà băng này cũng đứng đầu về tỷ lệ trích lập dự phòng/lợi nhuận thuần với mức 69%. Song đây không phải là câu chuyện gây ngạc nhiên vì từ năm ngoái, BIDV cũng đã mạnh tay trích lập khủng khiến lợi nhuận sụt giảm mạnh.

Cụ thể, lợi nhuận thuần năm 2018 cao nhất hệ thống với hơn 28.300 tỷ đồng, nhưng NH đã trích lập đến 18.800 tỷ đồng (chiếm khoảng 2/3 lợi nhuận). Trích lập lớn là bởi NH ôm khối nợ xấu lớn nhất hệ thống. Tại thời điểm cuối năm 2018, nhà băng này có tổng cộng 16.697 tỷ đồng nợ xấu, trong đó nợ có khả năng mất vốn lên tới 7.170 tỷ đồng.

Đầu năm nay, lãnh đạo NH đưa ra kế hoạch lợi nhuận 10.500 tỷ đồng, nhưng sau đó điều chỉnh giảm còn 10.300 tỷ đồng. 200 tỷ đồng được điều chỉnh giảm trong phần lợi nhuận này được dùng để tăng vào quỹ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Đồng thời, dự kiến lợi nhuận riêng lẻ của NH năm 2019 đạt 30.000 tỷ đồng và sẽ trích lập dự phòng rủi ro 20.200 tỷ đồng. Con số này cho thấy bản thân NH cũng chưa kỳ vọng vào việc xử lý nợ xấu bằng các phương pháp khác, cũng như chưa an tâm về vấn đề nợ xấu của mình.

Thực tế cũng thể hiện, dù tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 7,7%, nhưng tỷ lệ nợ xấu của NH cũng đã tăng từ mức 1,9% vào đầu năm lên 1,98% vào cuối quý II. Tổng giá trị nợ xấu nội bảng là 21.121 tỷ đồng, tăng 12,3% so với đầu năm, tiếp tục là NH có tổng nợ xấu cao nhất hệ thống NH.

Trong đó, nợ nghi ngờ giảm 27% xuống 4.523 tỷ đồng, nhưng nợ có khả năng mất vốn tăng thêm 3.321 tỷ lên 10.492 tỷ đồng, chiếm gần 50% tổng nợ xấu. Việc nợ xấu tăng lên cũng không khó lý giải, bởi NH lớn luôn gắn với các khách hàng lớn và rủi ro cũng lớn hơn.

Đơn cử như tại báo cáo tài chính bán niên 2019 của Đức Long Gia Lai, đơn vị kiểm toán nhấn mạnh hầu hết các khoản nợ vay của tập đoàn này đã quá hạn thanh toán, đặc biệt là nợ vay NH, tổ chức, cá nhân và nợ trái phiếu đến hạn trả. Tất cả các NH đều ngừng giải ngân đối với tập đoàn.

Tập đoàn có thể sẽ không có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả trong điều kiện kinh doanh bình thường. Và BIDV đang là chủ nợ lớn nhất của tập đoàn Đức Long Gia Lai với khoản vay 1.781 tỷ đồng, gồm 1.540 tỷ đồng dài hạn và 241 tỷ đồng ngắn hạn. Là chủ nợ lớn, BIDV chắc chắn cũng chịu ảnh hưởng từ điều này.

Trong một báo cáo mới đây, CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho thấy tổng rủi ro tín dụng bao gồm nợ cần chú ý, nợ xấu và nợ được xử lý cộng dồn chiếm 5% dư nợ 6 tháng, gần gấp đôi so với số liệu trung bình các NH khác. Mức so sánh này không bao gồm dư nợ trái phiếu VAMC của BIDV. Theo số liệu do BIDV công bố tại ĐHCĐ hồi tháng 4, NH số có dư nợ trái phiếu VAMC hơn 14.000 tỷ đồng và đã trích lập dự phòng hơn 7.600 tỷ đồng cùng với một quỹ số dư thu nợ là 1.900 tỷ đồng.

Gần đây, BIDV cũng tích cực rao bán nợ xấu, tính riêng trong tháng 9, các chi nhánh của BIDV phát hành gần 30 thông báo về lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, có một số tài sản được rao bán nhiều lần vẫn chưa xử lý được, dù đã có Nghị quyết 42 nhưng khó có người mua. Xem ra, trong thời gian tới, ngoài trích lập dự phòng để cải thiện quản lý rủi ro là cần thiết với BIDV, NH còn phải nỗ lực hoạt động để nuôi các khoản nợ có khả năng mất vốn.

CÁT TƯỜNG

Theo Saigondautu.com.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

NSND Minh Vương 74 tuổi vẫn nhường ghế, bật khóc tiễn cha mẹ về Úc
22:28:33 18/11/2024
Vợ cũ của 'chàng Vượng' Quách Tấn An hứng chỉ trích sau ly hôn
22:02:21 18/11/2024
Tự nguyện donate hơn 2 tỷ cho nữ streamer để xin gặp gỡ, sau khi thấy "người trong mộng", người đàn ông quyết định gọi cảnh sát
20:54:10 18/11/2024
Trấn Thành ngày càng phong độ, MC Kỳ Duyên U60 trẻ đến khó tin
23:13:11 18/11/2024
Chuyện thật như đùa: Sao nam đình đám mới 23 tuổi nhưng đã "trải qua" 4 cuộc đời khác nhau
22:54:47 18/11/2024
Phim 'Vĩnh dạ tinh hà' kết thúc mở khiến khán giả hụt hẫng
21:57:57 18/11/2024
Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Nóng: HLV Kim Sang-sik loại hai đội trưởng Quế Ngọc Hải và Hùng Dũng
19:54:41 18/11/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Cụ ông mất một nửa lượng máu vì sốt xuất huyết

Sức khỏe

05:38:56 19/11/2024
Phương pháp điều trị tập trung vào việc truyền các chế phẩm máu nhằm duy trì các yếu tố đông máu và ổn định chỉ số huyết sắc tố, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các cơ quan.

Cựu điệp viên Nga cảnh báo 'Thế chiến thứ III sắp bắt đầu'

Thế giới

05:23:55 19/11/2024
Donald Trump Jr., con trai của Tổng thống đắc cử Trump đã viết trong một bài đăng trên X rằng tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ hy vọng sẽ bắt đầu Thế chiến thứ III trước khi cha anh nhậm chức và có cơ hội mang lại hòa bình cho thế giới...

Miss International 2024 Thanh Thủy được fan vây kín mến mộ sùng bái

Sao việt

23:15:03 18/11/2024
Sau một tuần đăng quang Hoa hậu Quốc tế - Miss International 2024, Huỳnh Thị Thanh Thủy trở về Việt Nam và có buổi gặp gỡ với truyền thông.

Bộ phim dở nhất 2024

Phim âu mỹ

22:49:04 18/11/2024
Mới đây, hàng loạt tựa báo và bài đánh giá phim đã cùng đem tới kết quả cuối cùng về bộ phim dở nhất năm nay - Megalopolis.

Chị đẹp nhả một chữ khiến Bích Phương chỉ còn là cái tên

Nhạc việt

22:45:07 18/11/2024
Khi thể hiện câu hát Em trao anh con tim sao anh trao cho em một cú lừa , chữ lừa được ca nương Kiều Anh luyến láy vô cùng đặc biệt, khiến người nghe vô cùng ấn tượng.

Bắt giữ bị can trốn truy nã 14 năm

Pháp luật

22:41:35 18/11/2024
Sau 14 năm trốn lệnh truy nã về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, Lê Văn Thuận (61 tuổi) bị công an bắt giữ.

Hình ảnh gây sốc của nhóm tân binh đẹp nhất Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

22:38:09 18/11/2024
Màn tái xuất của tân binh nghìn máu của Teddy - nhà sản xuất âm nhạc đứng sau thành công của BLACKPINK khiến dân tình trông chờ.

Chuyện gì đã xảy ra với Park Bom: Được cấp cứu giữa concert nhưng không có tiến triển

Sao châu á

22:32:14 18/11/2024
Người hâm mộ vô cùng lo lắng cho tình trạng của Park Bom. Nhiều fan để lại bình luận động viên, chúc cho chị cả 2NE1 sớm khỏe mạnh trở lại.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

Tin nổi bật

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Ronaldo tranh cử Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil

Sao thể thao

22:14:48 18/11/2024
Cựu danh thủ Ronaldo De Lima, còn gọi là Ronaldo béo , sẽ tranh cử chức Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil (CBF) vào năm 2025.

Thực đơn 3 món tuyệt ngon cho bữa cơm ngày đầu tuần

Ẩm thực

22:07:26 18/11/2024
Để có bữa cơm ngon miệng ngay cả từ những nguyên liệu đơn giản thì bạn hãy tham khảo ngay thực đơn dưới đây nhé!