Cơn bão hồi sinh ngoài khơi Đại Tây Dương
Bão Paulette, một cơn bão ngoài khơi Đại Tây Dương, sau khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới đã bất ngờ mạnh lên trở lại.
“Như thể sự hỗn loạn về thời tiết trong một mùa bão đầy kỷ lục vẫn không đủ, giờ đây, người Mỹ phải lo lắng về một thứ khác”, CNN miêu tả.
Hôm 22/9, Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ (NWS) đã thông báo trên Twitter về sự trở lại của bão Paulette bằng cụm từ “bão nhiệt đới zombie”.
“Vì đây là năm 2020 (khó lường), giờ chúng ta có những Cơn bão Nhiệt đới Zombie. Chào mừng về với dương gian, Bão Nhiệt đới. #Paulette”, theo đoạn tweet của NWS.
Một bức ảnh vệ tinh chụp ngày 15/9 cho thấy 5 cơn bão cùng lúc. Từ trái qua: bão Sally trên vịnh Mexico, bão Paulette ở Bermuda, tàn tích của bão Rene và bão Teddy & Vicky. Ảnh: AP.
Xoáy thuận nhiệt đới Paulette hình thành vào tháng 9 là một trong năm xoáy thuận đang hoạt động ở Đại Tây Dương. Đây là lần thứ hai trong lịch sử có nhiều cơn bão đồng thời xuất hiện ở Đại Tây Dương đến như vậy.
Video đang HOT
Bão Paulette, khi đó là cơn bão cấp độ 1, đổ bộ vào đảo Bermuda và mạnh lên thành cấp 2 trên đảo vào ngày 14/9. Cơn bão sau đó giảm tốc độ và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới sau bão, tức không còn là một cơn bão nhiệt đới. Tình trạng này kéo dài 5 ngày rưỡi.
Mọi thứ khác hẳn vào đầu tuần này. Paulette mạnh lên và một lần nữa trở thành bão nhiệt đới hôm 21/9, theo Trung tâm Bão Quốc gia. Bão Paulette xuất hiện ở khoảng 480 km ngoài khơi bờ biển của đảo Azores hôm 21/9.
Đường đi của bão Paulette, cơn bão đã “ hồi sinh” như zombie. Ảnh: CNN Weather.
Nhà khí tượng học Brandon Miller của CNN cho biết những cơn bão “zombie” như bão nhiệt đới Paulette rất hiếm. Tuy nhiên, hiện tượng này từng xảy ra.
“Cơn bão có thể gặp điều kiện không thuận lợi để duy trì sức mạnh. Nhưng nếu bão không tan hoàn toàn, nó có thể hồi sinh vài ngày sau đó khi các điều kiện trở nên thuận lợi hơn”, ông Miller cho biết.
Với năm 2020 đầy u ám, không còn thời điểm nào thích hợp hơn để cơn bão kỳ lạ này xuất hiện.
Paulette không phải là cơn bão đầu tiên “trở về từ cõi chết”. Lần gần nhất điều này xảy ra là vào năm 2004, với cơn bão Ivan.
Năm nay, nhiều cơn bão hình thành ở gần Mỹ đến nỗi Trung tâm Bão Quốc gia đã dùng hết tên dành cho bão trong năm 2020 và bắt đầu phải đặt tên bão theo các chữ trong bảng chữ cái Hy Lạp.
WMO sắp hết tên để đặt cho bão năm 2020
Các cơn bão trong năm ở khu vực Đại Tây Dương thường có tên bắt đầu theo thứ tự bảng chữ cái. Tuy nhiên, danh sách tên năm nay đã gần cạn kiệt.
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), thuộc Liên Hợp Quốc, ngày 15/9 cho biết số lượng bão Đại Tây Dương và bão nhiệt đới năm nay nhiều bất thường, khiến thế giới không còn tên để gọi những cơn bão tiếp theo.
Các cơn bão thường được đặt tên có chữ cái đầu theo thứ tự bảng chữ cái. Tuy nhiên, năm nay, danh sách tên đã gần cạn.
Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết chỉ còn duy nhất tên "Wilfred" là chưa được sử dụng trong năm nay. Ảnh: NOAA.
Clare Nullis, phát ngôn viên của WMO, nói: "Mùa bão Đại Tây Dương năm 2020 đang hoạt động mạnh đến mức dự kiến làm cạn danh sách tên bão thông thường. Nếu điều này xảy ra, bảng chữ cái Hy Lạp sẽ được sử dụng để đặt tên, và đây là lần thứ hai (trong lịch sử)".
Trong các mùa bão hàng năm, thường kéo dài từ đầu tháng 6 đến hết tháng 11, các cơn bão được đặt xen kẽ tên nam và nữ. Năm nay, hai cơn bão đầu tiên bắt đầu bằng Arthur và Bertha.
Việc đặt tên cho các cơn bão nhằm giúp mọi người dễ nhận diện chúng hơn khi đọc tin tức cảnh báo.
Mỗi tên bão đều được WMO giám sát và chúng chỉ được đặt lại sau mỗi sáu năm. Tuy nhiên, đối với những cơn bão đặc biệt nguy hiểm, tên của chúng sẽ được "nghỉ hưu" và thay thế bằng tên khác.
Danh sách tên sử dụng chữ cái đầu là 21 trong số 26 chữ cái của bảng chữ cái tiếng Anh, do rất khó tìm thấy các tên dễ nhận biết bắt đầu bắt chữ Q, U, X, Y và Z trong các tiếng Anh, Tây Ban Nha, Pháp và Hà Lan. Đây là những ngôn ngữ phổ biến nhất được sử dụng ở khu vực Đại Tây Dương và vùng Caribbean (thường bị ảnh hưởng bởi bão Đại Tây Dương).
Năm nay, chỉ còn Wilfred là chưa được sử dụng cho tới thời điểm hiện tại. Điều này đồng nghĩa WMO sắp phải sử dụng bảng chữ cái Hy Lạp để đặt tên cho những cơn bão còn lại trong năm nay.
Những ngày gần đây, tình hình khí tượng tại khu vực Đại Tây Dương diễn ra khá phức tạp. Các cơn bão gần đây nhất tại khu vực này là bão Paulette quét qua Bermuda vào ngày 14/9, áp thấp nhiệt đới Rene hiện đã tan, bão Sally vào ngày 15/9 gây ra lũ quét trên bờ biển phía nam nước Mỹ, bão nhiệt đới Teddy cũng đổ bộ vào ngày 15/9, và bão nhiệt đới Vicky vẫn đang di chuyển trên Đại Tây Dương.
Ông Nullis cho biết: "Hiện có năm xoáy nhiệt đới trên lưu vực Đại Tây Dương cùng lúc. Con số này đã đạt kỷ lục được thiết lập vào tháng 9/1971".
Bảng chữ cái Hy Lạp chỉ mới được sử dụng duy nhất một lần trước đây vào năm 2005. Có đến sáu chữ cái đã được sử dụng là Alpha, Beta, Gamma, Delta, Epsilon và Zeta. 2005 cũng là năm đặc biệt với các cơn bão tàn khốc Katrina, Rita và Wilma. Ba cái tên này đều đã được cho "nghỉ hưu".
5 cơn bão và áp thấp cùng xuất hiện trên Đại Tây Dương Lần thứ hai trong lịch sử, 5 xoáy thuận nhiệt đới cùng hoành hành trên Đại Tây Dương, có thể gây mưa lũ ở đất liền và một số đảo. Vị trí của 5 cơn bão và áp thấp trên Đại Tây Dương. Ảnh: National Hurricane Center. 5 xoáy thuận nhiệt đới cùng lúc xuất hiện trên Đại Tây Dương, CNN hôm 15/9...