Cơn ác mộng sẽ không kết thúc với các tập đoàn công nghệ Trung Quốc
Sau khi Bắc Kinh siết chặt kiểm soát, giá trị vốn hóa của các công ty Internet lớn tại Trung Quốc bay hơi hơn 1.500 tỷ USD.
Tuy nhiên, đà bán tháo có thể chưa kết thúc.
Theo Bloomberg , giá cổ phiếu sụt giảm khiến cổ phiếu của Tencent Holdings Ltd. được giao dịch với P/B (thị giá/giá trị sổ sách) thấp hơn cả trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Giá cổ phiếu của Alibaba Group Holding Ltd. cũng lao dốc xuống mức thấp kỷ lục trên sàn Hong Kong.
Các cổ phiếu công nghệ lớn của Trung Quốc lao dốc do chính quyền Bắc Kinh siết chặt kiểm soát. Tuy nhiên, ngay cả sau đợt bán tháo trị giá 1.500 tỷ USD, giới đầu tư vẫn không coi đây là cơ hội “bắt đáy”.
“Tôi không cho rằng tình trạng này sẽ sớm kết thúc”, Bloomberg dẫn lời ông Alex Au, Giám đốc điều hành tại Alphalex Capital Management HK Ltd., nhận định. “Các nhà đầu tư cần đánh giá lại tính hợp lý và rủi ro khi đầu tư vào Trung Quốc”, ông nói thêm.
Giá cổ phiếu của Tencent lao dốc sau khi chính quyền Bắc Kinh siết chặt kiểm soát đối với các công ty công nghệ. Ảnh: Reuters .
Những quy định nghiêm khắc hơn
Tuần này, Tencent đã cảnh báo các nhà đầu tư “chuẩn bị cho những quy định nghiêm khắc hơn đối với lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc”. Ông Au coi công nghệ là ngành công nghiệp dễ tổn thương nhất trong cuộc trấn áp của Bắc Kinh từ ngành giáo dục, thương mại điện tử đến chia sẻ xe.
Trong những tháng qua, chính quyền Bắc Kinh đã liên tục giáng đòn lên các tập đoàn tư nhân lớn của đất nước. Hồi tháng 11/2020, Bắc Kinh bất ngờ yêu cầu Ant Group – công ty công nghệ tài chính của tỷ phú Jack Ma – hoãn IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) và thay đổi mô hình kinh doanh.
Gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba cũng chịu mức phạt kỷ lục 2,8 tỷ USD sau cuộc điều tra chống độc quyền của Bắc Kinh. Những công ty khác – bao gồm Tencent và Pinduoduo – bị buộc tội vì các hành vi phản cạnh tranh.
Chính quyền Bắc Kinh còn ngăn Didi – hãng gọi xe được SoftBank rót vốn – đăng ký khách hàng và tài xế mới. Ứng dụng của Didi cũng bị xóa khỏi những cửa hàng ứng dụng trên điện thoại thông minh. Đến ngày 24/7, Trung Quốc yêu cầu các công ty dạy thêm chuyển thành tổ chức phi lợi nhuận và không thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán.
Giá trị vốn hóa thị trường của Tencent, Alibaba, Kuaishou Technology và Meituan đã bị xóa sổ hơn 1.000 tỷ USD từ mức đỉnh hồi đầu năm. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Kể từ đỉnh hồi tháng 2, giá trị vốn hóa thị trường của Tencent, Alibaba, Kuaishou Technology và Meituan đã bị xóa sổ hơn 1.000 tỷ USD. Chỉ số Hang Seng Tech Index – theo dõi các công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc – lao dốc hơn 40% trong cùng khoảng thời gian. Những công ty này chứng kiến vốn hóa bốc hơi khoảng 1.500 tỷ USD.
Các nhà đầu tư đau đầu với câu hỏi rằng đâu là điểm dừng của cuộc trấn áp từ chính quyền Bắc Kinh. Ông Sean Taylor – Giám đốc đầu tư APAC, Trưởng bộ phận Thị trường mới nổi tại DWS, cho rằng với tình trạng bất ổn về quy định hiện nay, rất khó để nói rằng giá cổ phiếu công nghệ đang rẻ.
“Nếu lợi nhuận tiếp tục lao dốc, giá cổ phiếu hiện tại vẫn đắt”, ông bình luận. “Chúng ta không biết đáy ở đâu”, ông Taylor nói thêm.
Không vội mua vào
Theo dữ liệu của Bloomberg , các nhà đầu tư Trung Quốc đại lục đã chuyển sang bán ròng Tencent kể từ tháng 6. Theo ông Li Weiqing – nhà quản lý quỹ tại JH Investment Management Co., tín hiệu mua sẽ chỉ xuất hiện khi các chính sách từ chính phủ trở nên rõ ràng hơn.
Ông đã bán cổ phần tại các công ty Internet từ quý IV/2020 và hiện chỉ âm thầm quan sát tình hình.
Việc Bắc Kinh siết chặt kiểm soát buộc các công ty phải tạm hoãn kế hoạch mở rộng. Những quy định chống độc quyền cũng đẩy họ vào môi trường cạnh tranh lớn hơn.
Do tốc độ tăng trưởng chậm lại ở mọi mảng kinh doanh, lần đầu tiên trong vòng 2 năm, doanh thu của Alibaba không đạt được như mức ước tính.
Tencent báo cáo tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng quý chậm nhất kể từ đầu năm 2019. Tập đoàn cũng cảnh báo sẽ có thêm nhiều hạn chế về quy định. Công ty còn tăng chi tiêu gấp đôi lên 15 tỷ USD cho các chương trình trách nhiệm xã hội.
Theo ông Tai Hui – Giám đốc chiến lược thị trường châu Á tại JPMorgan Asset Management, các nhà đầu tư cần biết thêm thông tin về mức độ của những đòn giáng từ Bắc Kinh, cũng như phản ứng của các công ty công nghệ.
“Định giá hiện tại chưa phản ánh đầy đủ những gì xảy ra trong tương lai”, ông bình luận.
Trong khi đó, một số nhà đầu tư vẫn coi đây là cơ hội tốt để đầu tư vào các cổ phiếu công nghệ. “Trong vòng 5 năm kể từ thời điểm này, tôi nghĩ đây sẽ là một trong những cơ hội mua vào tốt nhất”, ông Louis Lau – Giám đốc đầu tư của Brandes Investment Partners – bình luận.
Tập đoàn bất động sản lớn nhất Trung Quốc rơi vào bế tắc
China Evergrande - tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc - đã trở thành mối nguy tài chính lớn nhất của một đất nước vốn không thiếu những nỗi lo về nợ.
Theo Bloomberg , ngay cả khi cổ phiếu công nghệ Trung Quốc bị bán tháo ồ ạt, sự chú ý vẫn dồn vào Evergrande - công ty bất động sản vay nợ nhiều nhất thế giới. Từ Hong Kong đến New York, các nhà đầu tư có chung một câu hỏi: "Điều này có thể tệ hại đến đâu?".
Câu trả lời rất đơn giản. Cực kỳ tồi tệ. Chỉ 3 năm trước, Evergrande là công ty bất động sản lớn nhất hành tinh. Theo chỉ số Bloomberg Billionaires Index, tỷ phú Hứa Gia Ấn - Chủ tịch Evergrande - nắm giữ khối tài sản trị giá 42 tỷ USD và trở thành người giàu nhất Trung Quốc.
Nhưng ông Hứa và Evergrande đã hứng chịu hậu quả sau nhiều năm mở rộng chóng mặt và vay tiền ồ ạt. Chỉ trong vòng 12 tháng, giá cổ phiếu của tập đoàn lao dốc 70%. Trái phiếu bằng đồng USD rớt giá xuống mức thấp kỷ lục. Tài sản của ông Hứa bốc hơi 20 tỷ USD.
Evergrande của tỷ phú Trung Quốc Hứa Gia Ấn trở thành công ty bất động sản vay nợ nhiều nhất thế giới. Ảnh: Bloomberg.
Niềm tin sụp đổ
Tin xấu cứ thế chồng chất. S&P Global Ratings đã hạ xếp hạng tín dụng của Evergrande hai bậc vào ngày 26/7. Bước sang ngày 27/7, giá cổ phiếu của công ty lao dốc 13% sau khi Evergrande quyết định không trả cổ tức đặc biệt. Cùng với đó là lo ngại về cuộc trấn áp của chính quyền Bắc Kinh đối với những công ty Internet và các ngành công nghiệp khác.
Ông Hứa đã tìm nhiều cách để ngăn chặn thảm họa và xoa dịu các nhà đầu tư, từ mua lại cổ phiếu đến bán những bộ phận của công ty. "Có lẽ đã đến lúc hành động triệt để hơn, chẳng hạn bán lượng lớn cổ phần cho một tổ chức nhà nước", các chuyên gia của Bloomberg Intelligence nhận định.
" Evergrande có thể khó thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn này vì niềm tin vào công ty đã sụp đổ ", chuyên gia phân tích Iris Chen của Nomura nhận xét.
Tập đoàn có thể phải chạy nước rút. Chỉ 8 tháng nữa, 2 tỷ USD trái phiếu chưa thanh toán của Evergrande sẽ đến hạn, tiếp đến là 1,45 tỷ USD trong tháng tiếp theo.
Theo S&P, Evergrande đã hoàn trả tất cả trái phiếu công khai trong năm nay. Tuy nhiên, việc tái cấp vốn vào năm 2022 sẽ là một thách thức nếu khả năng tiếp cận thị trường vốn của tập đoàn chưa kịp phục hồi.
Giá trái phiếu bằng đồng USD của Evergrande rơi xuống mức thấp kỷ lục. Ảnh: Bloomberg .
Đáng nói, với khoản nợ 300 tỷ USD và mối liên hệ giữa Evergrande và các nhà băng, tập đoàn sẽ tạo ra làn sóng làm rung chuyển hệ thống tài chính và toàn bộ nền kinh tế. Hàng triệu chủ nhà tại đất nước 1,4 tỷ dân cũng có thể bị ảnh hưởng.
"Rủi ro hệ thống và xã hội là rất lớn", Bloomberg dẫn lời bà Jennifer James, Giám đốc danh mục đầu tư của Janus Henderson Investors, nhận định.
Câu hỏi đặt ra là liệu Bắc Kinh có cứu trợ China Evergrande nếu ông Hứa hết lựa chọn hay không. Giải cứu một công ty lớn, ảnh hưởng như Evergrande sẽ ngăn chặn một vụ sụp đổ tốn kém. Nhưng điều đó cũng ngầm dung túng cho kiểu vay nợ liều lĩnh.
Giới đầu tư toàn cầu do đó vướng vào những câu hỏi: "Liệu các công ty chủ chốt của Trung Quốc có còn được coi là quá lớn để thất bại hay không?", "Điều gì xảy ra nếu câu trả lời là không?".
Ba ngân hàng cho Evergrande vay tổng cộng 7,1 tỷ USD đã quyết định không gia hạn một số khoản vay khi chúng đáo hạn trong năm nay. Các chủ nợ lớn ở Trung Quốc, bao gồm China Minsheng Banking Corp., đang lên kế hoạch họp lại để thảo luận về khoản vay của Evergrande và chờ hướng dẫn từ chính quyền, theo nguồn tin của Bloomberg .
Tương lai mờ mịt
Trong tuần trước, ít nhất 4 ngân hàng lớn của Hong Kong đã ngừng gia hạn thế chấp cho hai dự án căn hộ Evergrande tại thành phố. Các nhà băng này lo ngại Evergrande thiếu thanh khoản để hoàn tất xây dựng.
Nhiều khách hàng mua nhà cũng hoảng loạn. Cô Lily Chan đã mua một căn hộ một phòng ngủ ở Emerald Bay II, một trong những dự án phát triển của Evergrande tại Hong Kong. Giờ, cô quyết định rút lại giao dịch. Tuy nhiên, các cuộc gọi đến dịch vụ khách hàng Evergrande của cô Chan vẫn chưa được hồi đáp.
Một cách làm khả thi là thu nhỏ quy mô của China Evergrande. Để giảm khủng hoảng, ông Hứa đã bán cổ phần trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau và có thể tiếp tục bán.
Evergrande đã huy động được gần 8 tỷ USD trong năm nay, bán cổ phần trong đơn vị kinh doanh xe điện, hoạt động Internet, công ty bất động sản Hàng Châu và nền tảng trực tuyến FCB Group. Điều này giúp công ty cắt giảm khoảng 20% nợ xuống còn 570 tỷ NDT (88 tỷ USD) vào cuối tháng 6.
Số phận của Evergrande cũng có thể nằm trong tay Bắc Kinh, hoặc với chính quyền cấp tỉnh, hoặc những doanh nghiệp quốc doanh.
Theo nguồn tin của Bloomberg , hồi đầu tháng, chính quyền Quảng Đông - nơi Evergrande đặt trụ sở - đã tổ chức một cuộc họp với tập đoàn để thảo luận về cách giải quyết bom nợ.
Tuy nhiên, bất cứ cuộc giải cứu hoặc tái cơ cấu nào cũng có thể khiến ông Hứa phải trả giá lớn. Bởi Trung Quốc đang tìm cách giảm thiệt hại và trấn áp những nhà tài phiệt. Đầu tháng 7, sau gói cứu trợ trị giá 1,36 tỷ USD của nhà nước, tỷ phú Zhang Jindong đã mất quyền kiểm soát đơn vị bán lẻ hoạt động yếu kém của mình.
Tuy nhiên, vẫn có lý do để tin rằng Bắc Kinh, các tỉnh, hoặc những doanh nghiệp quốc doanh không để Evergrande sụp đổ hoàn toàn. Tuần trước, phó thị trưởng của một thành phố ở Trung Quốc đã thúc giục các doanh nghiệp đẩy mạnh cổ phần trong Shengjing Bank. Evergrande giữ 36% cổ phần tại đây.
Bloomberg nhận định tập đoàn đã tự biến mình trở nên "quá lớn để thất bại". Theo cựu giám đốc quỹ đầu cơ Marc Rubinstein, tập đoàn nắm giữ lượng đất đai khổng lồ, cùng với bất động sản hiện chiếm đến 13% nền kinh tế (tăng từ 5% hồi năm 1995).
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo số liệu của NHC, trong số...