Con 5 tuổi vẫn suốt ngày bị hỏi ‘đang cho con bú à’ và tình trạng 70% phụ nữ đều gặp phải
Không giống như phần đông các chị em khác, H. mỗi lần sinh con xong vòng hai lại nhảy số. Con út đã 5 tuổi nhưng thường xuyên bị hỏi “đang cho con bú à?”.
Khoảng 70% chị em phụ nữ đều gặp phải tình trạng tích tụ mỡ ở nách.
“Đám bạn em sau khi nuôi con bú ngực thường teo tóp, sơ tán đâu hết nhưng em thì không. Khi cơ thể tăng cân, thì nơi tích tụ mỡ đầu tiên là vòng 2. Mặt vẫn quắt, đít vẫn tóp nhưng ngực thì cứ phì nhiêu. Khốn khổ, mỡ nhiều khiến lòi ra cả nách, nhìn không khác gì… 4 vú”, chị H ngại ngùng cho biết.
Mất tự tin đã đành, ngực to khiến chị như gù đi. Hai bọng mỡ bên nách cứ núc ních. Thành thử ra, H không bao giờ được mặc áo hai dây, càng không bao giờ được mặc áo cúp ngực. Dù mới ngoài 30 nhưng chị H luôn phải tìm mua áo ngực của… người trung tuổi với cỡ to nhất vừa có chức năng đỡ, đẩy và che kín phần mỡ thừa lòi ra ở vùng nách.
Chia sẻ với phóng viênInfonet, TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho rằng mỡ ở nách có thể xảy ra ở bất cứ ai và ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên, tình trạng này thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Theo thống kê thì có khoảng 70% chị em phụ nữ đều gặp phải tình trạng tích tụ mỡ ở nách.
Nguyên nhân của tình trạng này là do áo ngực quá chật có thể khiến phần da ở giữa ngực và nách bị đẩy lên tạo thành mỡ ở vùng nách. Ngoài yếu tố về quần áo, thì mỡ ở nách cũng có nhiều nguyên nhân khác.
“Đó có thể do yếu tố di truyền”, TS. BS Trương Hồng Sơn nói và giải thích thêm, sự phân bố mỡ trong cơ thể được xác định bởi các yếu tố gen và di truyền. Một nghiên cứu lớn đã chỉ ra rằng có rất nhiều yếu tố về gen có thể giúp xác định vị trí bạn sẽ dự trữ mỡ. Tích tụ mỡ và phân bố mỡ ở nữ giới thường bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố gen hơn là nam giới.
“Nếu bạn có người thân trong gia đình cũng bị tích mỡ ở nách, thì nhiều khả năng bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng này”, TS. BS Trương Hồng Sơn cho hay.
Ngoài ra, yếu tố cân nặng cũng là nguyên nhân khiến bạn có thêm “vú phụ” nếu bạn bị thừa cân. Khi đó, mỡ dưới da có thể sẽ tích tụ ở nách hoặc ở vùng dưới nách.
Do đó, giảm cân thông qua chế độ ăn và luyện tập thể thao có thể giúp làm giảm mỡ ở nách. Nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng, rất khó để giảm mỡ cụ thể ở một khu vực nào đó trên cơ thể.
Nguyên nhân thứ ba được TS. BS Trương Hồng Sơn chỉ ra việc tích mỡ ở nách là do hormone. Các mô vú rất nhạy cảm với sự thay đổi hormone trong các giai đoạn như dậy thì, mang thai, chu kỳ kinh nguyệt và mãn kinh.
Video đang HOT
Thay đổi sản xuất estrogen và progesterone có thể khiến vú bạn sưng to hơn. Trong quá trình mang thai, prolactin cũng làm ngực to hơn và giúp ngực sẵn sàng để sản xuất sữa. Những sự thay đổi hormone này sẽ làm tăng việc tích tụ da thừa hoặc mỡ thừa ở vùng giữa ngực và nách.
Một nguyên nhân khác cũng khiến chị em xuất hiện vùng mỡ ở nách đó là tình trạng sưng hạch bạch huyết. Theo BS Trương Hồng Sơn, các hạch bạch huyết là các tuyến có thể tìm thấy ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Sưng hạch bạch huyết xảy ra khi các tuyến ở nách bị sưng phù. Sưng hạch bạch huyết có thể do nhiễm trùng hoặc do chấn thương vùng cánh tay hoặc bàn tay. Ung thư vú và u lympho cũng có thể là các nguyên nhân gây sưng vùng nách.
Đáng lưu ý, tình trạng sai tư thế cũng khá phổ biến khiến chị em phải đối diện tăng vùng mỡ ở nách. Theo đó, tư thế sai có thể không gây tích mỡ vùng nách nhưng có thể khiến vùng nách lộ rõ và dễ nhìn thấy hơn. Nếu bạn có tư thế hơi gù và đưa vai về trước, thì việc đứng thẳng hơn có thể sẽ giúp làm giảm tình trạng mỡ thừa vùng nách.
Nguyên nhân cuối cùng của tình trạng tích mỡ ở nách là do thừa mô vú. TS. BS Trương Hồng Sơn cho rằng, tình trạng này còn được gọi là có vú phụ. Thừa mô vú có nguyên nhân là do sự phát triển của các mô vú ở phía ngoài vùng vú bình thường, và tình trạng này thường gặp nhất là ở nách.
“Tuy nhiên, thừa mô vú thường không phổ biến. Các dữ liệu cho thấy rằng tình trạng này xảy ra với khoảng 2-6% ở nữ giới và 1-3% ở nam giới. Cũng giống như các mô vú khác, mô vú thừa cũng sẽ có các phản ứng với sự thay đổi hormone. Thay đổi lượng estrogen và progesterone có thể khiến vùng nách trông dày hơn hoặc trông có vẻ có u cục hơn trong giai đoạn mang thai hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt”, TS. BS Trương Hồng Sơn bày tỏ.
Với kinh nghiệm nhiều năm về dinh dưỡng, duy trì thân hình lý tưởng cho từng cá nhân, TS. BS Trương Hồng Sơn cho rằng, mỡ ở vùng nách không phải là triệu chứng của các vấn đề sức khoẻ và thường không phải là vấn đề đáng lo ngại.
Nó chỉ thực sự là dấu hiệu bệnh lý nếu thấy vùng nách sưng hoặc xuất hiện u cục. “Nếu phần khối u cục làm cản trở khả năng vận động của cánh tay thì bạn nên đến gặp bác sĩ. Nếu bạn muốn cải thiện vẻ ngoài của mình, nhất là vùng nách, đừng ngần ngại, hãy hỏi ý kiến bác sĩ”, TS. BS Trương Hồng Sơn bày tỏ.
Ông lưu ý để giảm tình trạng mỡ thừa vùng nách thì bạn cần tập thể dục, làm sao để việc đốt cháy nhiều năng lượng hơn calo nạp vào. Việc tập thể dục không chỉ giúp giảm mỡ thừa vùng nách mà còn giúp làm giảm dự trữ mỡ ở khắp cơ thể. Song song với đó, bạn cần tăng cường cơ bắp ở khu vực thành ngực và cánh tay.
“Bạn nên luyện tập các bài tập có lực cản như tập tạ rất tốt cho tình trạng tích mỡ ở tay. Xây dựng cơ bắp và nâng cao lượng cơ ở vùng cánh tay sẽ giúp làm săn chắc khu vực này và có thể làm giảm tình trạng mỡ ở nách. Xây dựng cơ bắp cũng sẽ giúp bạn đốt cháy calo và giảm cân”, TS. BS Trương Hồng Sơn nói.
Điều này chỉ có kết quả tốt khi kết hợp tập luyện và ăn uống hợp lý. Cùng với đó, cách giảm mỡ nêu trên phải đảm bảo áp dụng kiên trì trong thời gian dài mới có hiệu quả rõ rệt.
Đáng lưu ý, hiện có nhiều spa quảng cáo việc giảm mỡ cấp tốc bằng cách hút mỡ ở những vùng chị em “cảm thấy thừa”. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thẩm mỹ thao tác này cần phải được thực hiện bởi các bác sĩ ở những cơ sở y tế được phép, đừng nhẹ dạ, cả tin trao gửi tính mạng mình cho những nơi không đảm bảo an toàn.
Triệu người đang mắc sai lầm trong uống trà, cà phê
Thức dậy uống ly cà phê cho một ngày tỉnh táo, bữa trưa xong uống cốc trà cho sạch miệng, đó là thói quen của hàng triệu người Việt. Tuy nhiên, đây là những thói quen hết sức sai lầm...
Uống trà ngay sau bữa ăn có đúng? (Ảnh minh hoạ)
Trà, cà phê là thức uống phố biến đứng hàng thứ 2, thứ 4 trên thế giới với lịch sử sử dụng rất dài (trà xuất hiện từ 5.000 trước trong khi cà phê cũng là loại thức uống phát triển từ thế kỷ thứ 9).
Tại Việt Nam việc ăn xong uống trà, cà phê khá phổ biến. Tuy nhiên, theo TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, đây là một thói quen "không mang lại ích lợi" mà còn làm "giảm hấp thu sắt và các vi chất khác".
Uống trà chỉ tốt sau bữa ăn 1h
Chia sẻ với phóng viên, TS. BS Trương Hồng Sơn thông tin, không thể phủ nhận vai trò to lớn của hai loại thức uống khá phổ biến này. Theo đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở vùng nào, người dân sử dụng trà thì nơi đó tuổi thọ dân số cao. Vì trong trà có một số thành phần rất quan trọng có tác dụng chống lão hoá; lợi tiểu - khi uống trà sẽ giúp người uống đi tiểu nhiều hơn vì tăng việc lọc của cầu thận, chính vì vậy cơ thể có thể đào thải được nhiều độc tố hơn và có thể giảm được huyết áp.
"Không những thế trà còn có thêm nhiều vai trò khác như phòng chống một số loại ung thư (tuyến tiền liệt, đại trực tràng..); giúp cải thiện trí nhớ chống lại các bệnh của người già như Alzheimer, Parkinson.. hay có vai trò đốt mỡ khi trà tham gia vào quá trình tăng cường chuyển hoá cơ bản từ 3-4%", TS. BS Trương Hồng Sơn cho hay.
Măc dù nhiều lợi ích như vậy nhưng vị chuyên gia dinh dưỡng này cũng nhấn mạnh không phải vì tốt mà chúng ta lại uống thật nhiều bởi "cái gì quá cũng không tốt". Theo đó, mỗi ngày mỗi người chỉ nên uống từ 1- 3 ly trà xanh. Nếu uống 10 ly thì nhịp tim sẽ tăng lên kéo theo một số ảnh hưởng không có lợi về mặt sức khoẻ.
"Thông thường sau bữa sáng một giờ thì đó là thời điểm tốt nhất để chúng ta uống trà", TS. BS Trương Hồng Sơn nói.
Ông cũng cho rằng loại thức uống này không phù hợp với trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. Với trẻ dưới 3 tuổi và phụ nữ đang mang thai việc hấp thu sắt rất quan trọng trong khi trà xanh có đặc điểm hạn chế hấp thu sắt. Vì thế hai nhóm này nên hạn chế trà xanh.
Trong khi đó đối với phụ nữ cho con bú, chất caphein sẽ có trong sữa nếu mẹ uống trà có chất này khiến trẻ khó ngủ. Ngoài ra, một số người mắc bệnh loãng xương, tâm thần kinh cũng nên hạn chế uống trà.
Ngoài việc chú ý giờ uống thì người uống trà cũng nên chú ý cách uống trà, TS. BS Trương Hồng Sơn cho rằng cách uống trà thông thường ở nhiệt độ tốt nhất 40-50 độ và sử dụng nước đầu còn những nước sau tỷ lệ những hợp chất tốt ngày càng giảm dần. Do đó, người dân không nên chế nước nhiều lần cho một ấm trà.
Cà phê sáng có giúp tỉnh táo hơn?
Một thức uống khác cũng được khá nhiều người, đặc biệt các bạn trẻ, giới văn phòng ưa dùng là cà phê sáng. Mọi người thường chọn cho mình một cốc cà phê sáng nhằm có sự tỉnh táo cho ngày làm việc năng động.
Chỉ ra vai trò to lớn của loại thức uống phổ biến hàng thứ 4 xuất hiện từ đầu thế kỷ thứ 9 và đến Việt Nam vào thế kỷ thứ 19, TS. BS Trương Hồng Sơn cho rằng trong cà phê có caphein, một số vitamin, khoáng chất quan trọng.
"Do đó lợi ích đầu tiên của cà phê hay được nhấn mạnh chính là sự tỉnh táo. Vì thế, người ta sẽ muốn sử dụng cà phê trong những lúc làm việc, chống lại những cơn buồn ngủ, giúp tỉnh táo...
Ngoài ra, cà phê còn làm kích thích hóc môn làm cho cơ thể của chúng ta tập trung, hoạt động cơ bắp tốt hơn. Chính vì thế, nếu dùng ca phê trước khi tập luyện thể thao 30 phút - 1h thì làm cho chúng ta tập trung và khoẻ mạnh.
Mỗi người chỉ nên uống từ 1-2ly cà phê mỗi ngày (Ảnh minh hoạ)
Ca phê cũng có tác động tốt cho tim mạch, chống lão hoá, thần kinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người mắc bệnh Alzheimer, Parkinson có thể giảm được 1/3 - 2/3 các nguy cơ của bệnh nếu chúng ta dùng cà phê", TS. BS Trương Hồng Sơn nói.
Tuy nhiên, uống nhiều quá sẽ có những tác hại khi lượng caphein nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ gây ra những ảnh hưởng tới sức khoẻ như: mất ngủ, hoa mắt, run chân tay, vã mồ hôi...
"Do đó, cũng giống như trà, mỗi người chỉ nên uống từ 1- 2ly cà phê/ngày. Tôi từng chứng kiến có những người uống tới 10ly cà phê/ngày, điều này cũng không nên. Đặc biệt, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 3 tuổi hoặc những người có phản ứng quá mẫn đối với caphein thì không uống cà phê", TS. BS Trương Hồng Sơn nói.
Về thời điểm uống, BS Trương Hồng Sơn khuyên "không nên vào sát giờ ngủ hay uống sau buổi sáng thức giấc. Đây không phải là thời điểm lý tưởng mà khoảng thời gian giữa giờ sáng mới là tốt nhất.
Lý do, bởi buổi sáng một số hóc môn tăng lên vì vậy vào giữa giờ sáng lượng hóc môn này giảm xuống thì đó là thời điểm lý tưởng để uống caphe. Uống đầu giờ chiều vừa cách bữa ăn một giờ cũng là thời điểm hoc mon này xuống thấp cũng làm cho nạp caphein tốt hơn. Đối với người chơi thể thao nên uống trước khi tập luyện khoảng 1h.
"Đừng vừa ăn xong lại uống trà hoặc cà phê vì thói quen này sẽ làm giảm hấp thu sắt và các vi chất khác", TS. BS Trương Hồng Sơn nhấn mạnh.
'Dưỡng chất vàng cho não bộ của trẻ', bố mẹ nên bổ sung cho con trước 3 tuổi Cá hồi, mỡ cá hồi rất dồi dào Omega 3, 6, 9, đặc biệt là DHA, EPA - những dưỡng chất vốn được mệnh danh là 'dưỡng chất vàng cho não bộ của trẻ'. Cá hồi, mỡ cá hồi rất dồi dào Omega 3, 6, 9, được mệnh danh là 'dưỡng chất vàng cho não bộ của trẻ'. "Gạch" xây não bộ TS.BS...